b. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát.
- Qua hai thử nghiệm kiểm soát, KTV nhận thấy công ty thực hiện khá đầy đủ và chặt chẽ các nguyên tắc về kiểm soát nội bộ. Vì vậy, việc đánh giá về các rủi ro không thay đổi:
Rủi ro kiểm soát (CR) là 40%
Rủi ro tiềm tàng (IR) là 55%
Rủi ro kiểm toán (AR) là 5%
Rủi ro phát hiện (DR) là 22,7%
3.2.2.2 Thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương. và các khoản trích theo lương.
a. Thử nghiệm 1: Phân tích biến động lương và các khoản trích theo lương, kiểm tra số dư.
Mục tiêu: Đánh giá, phát sinh, quyền và nghĩa vụ.
Công việc: Dựa vào BCTC, bảng Cân đối số phát sinh, sổ sách kế toán qua 2 năm 2014, 2015 của lương và các khoản trích theo lương mà đơn vị cung cấp, KTV lập bảng phân tích biến động số dư của các khoản phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương. Từ đó, KTV xem xét biến động bất thường nào xảy ra hay không và tìm hiểu nguyên nhân của những biến động đó.
Kết quả: Được trình bày trong bảng 3.8 sau.
Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương
Bảng 3.8 Bảng phân tích biến động số dư lương và các Khoản trích theo lương
Tên tài khoản Năm 2015 Năm 2014 Biến động Tỷ lệ
(%)
Phải trả người lao động 11.135.629.030 11.262.983.550 (127.354.520) (1,1)
Kinh phí công đoàn - - - -
Bảo hiểm xã hội 148.663.570 81.085.290 67.578.280 45,5
Bảo hiểm y tế - - - -
Bảo hiểm thất nghiệp - - - -
Cộng các khoản trích theo 148.663.570 81.085.290 67.578.280 (45,5) lương Tổng nợ phải trả 113.585584.200 336.252.635.700 (222.667.051.500) (66,2) Tỷ lệ: Lương/Nợ phải trả 9,8% 3,3% 6,5% Tỷ lệ: Các khoản trích theo 0,07% 0,04% 0,03% lương/Nợ phải trả
(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ thực tế Kiểm toán Công ty TNHH A)
Nhận xét: Số dư phải trả NLĐ cuối năm là 11.135.629.030 đồng giảm 127.354.520 đồng tương ứng giảm 1,1% so với năm 2014 là 11.262.983.550 đồng (Phụ lục 05). Số dư các khoản trích theo lương tăng 67.578.280 đồng tương ứng vơi tăng 45,5% khi so sánh số dư các khoản trích theo lương năm 2015 là 148.663.570 đồng với năm 2014 là 81.085.290 đồng. Trong năm nay số dư phải trả NLĐ thì giảm các khoản trích theo lương thì tăng.
Giải thích :
- KTV tiến hành phỏng vấn BGĐ và thu thập được nguyên nhân của các biến động trên như sau: Số dư phải trả NLĐ trong năm 2015 giảm so với năm trước là do trong năm 2015 xuất khẩu Thủy sản cả nước nói chung giảm do mất giá của đồng Yên Nhật và EURO, là những nước nhập khẩu thủy sản chính của nước ta và 1 số nước áp dụng chỉ tiêu chất lượng gắt gao hơn. Công ty TNHH A cũng không ngoại lệ, nên trong năm 2015 Công ty giảm thu mua tôm nguyên liệu, mà chi phí lương của Công ty chủ yếu được tính trên thành phẩm tôm nguyên liệu nhập kho công nhân làm ra. Vì vậy chi phí lương năm 2015 giảm so với năm 2014 là hợp lý. Tuy nhiên tỷ lệ lương trên nợ phải trả năm nay cao hơn
năm trước 6,5% do chi phí lương Công ty thay đổi tương đối ít còn các khoản khác trong nợ phải trả Công ty thay đổi tương đối nhiều để đáp ứng sự thay đổi của thị trường.
- Ngoài ra số dư các khoản trích theo lương của Công ty năm 2015 tăng so với năm 2014 được đơn vị giải thích là do chủ yếu trong năm tăng về số lượng lao động và số lao động nghỉ từ giữa tháng nhưng Công ty vẫn phải đóng BHXH cả tháng cho nhân viên. (phụ lục 7, phụ lục 8)
Kết luận: KTV nhận thấy không có biến động bất thường, đạt mục tiêu kiểm toán.
b. Thử nghiệm 2: Kiểm tra đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương.
Mục tiêu: Xác định quy định về đơn giá tiền lương, căn cứ trích quỹ lương đảm bảo tính chính xác.
Công việc: KTV kiểm tra đơn giá tiền lương có được tính đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động và quy định của Công ty không; tập hợp tổng quỹ lương trong năm của Công ty xem xét có chi phí nào là bất hợp lý; quỹ lương đã được tính đủ với sản lượng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của hải sản nhập kho chưa.
Kết quả:
Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương
Bảng 3.9 Tổng quỹ lương toàn Công ty tháng 1 năm 2015
Đơn vị tính: VND
Thứ Mặt hàng Số lượng Đơn giá Đơn giá Đơn giá Thành tiền Thành tiền Thành tiền toàn
tự (kg) lương lương văn lương toàn (xưởng) (văn phòng) Công ty
xưởng phòng Công ty
(VND/kg) (VND/kg) (VND/kg)
A Tôm sắt, tôm đỏ 13.931,7 325.377.650 28.389.373 353.767.023
1 Tôm sắt amaebi 8.236,7 27.862 2.431 30.293 229.490.935 20.023.418 249.514.353
2 Tôm đỏ Akaebi từ hàng lặt đầu 5.695 16.837 1.469 18.305 95.886.715 8.365.955 104.252.670
B Tôm thẻ chân trắng 145.640,57 3.327.715.463 282.666.025 3.520.381.498 3 HLSO đóng tạm 29.144 3.787 330 4.117 110.368.328 9.617.520 119.985.848 4 Nobashi từ hàng đóng tạm 15.279,65 19.074 1.665 20.739 291.444.044 25.440.617 316.884.661 5 Sushiebi 6.902,05 29.486 2.574 32.060 203.513.846 17.765.877 221.279.733 6 Sushiebi từ hàng đóng tạm 79.833,43 27.933 2.439 30.372 2.229.987.200 194.713.736 2.424.700.936 7 Sushiebi từ hàng tái chế 589,88 7.099 619 7.719 4.187.558 365.136 4.552.694 8 B-sushiebi 6.529,56 30.166 2.633 32.800 196.970.707 17.192.331 214.163.038 9 C-PD 2.160 20.220 1.767 21.987 43.675.200 3.816.720 47.491.920 10 R-Sushi 5.202 30.290 2.644 32.934 157.568.580 13.754.088 171.322.668 11 Tổng cộng 159.572,27 3.563.093.113 311.055.398 3.874.148.521
(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ thực tế Kiểm toán Công ty TNHH A)
- Lương công nhân xưởng =∑(Đơn giá lương xưởng từng loại tôm*Số lượng từng loại tôm thành phẩm)
- Lương nhân viên văn phòng =∑(Đơn giá lương văn phòng từng loại tôm*Số lượng từng loại tôm thành phẩm)
Bảng 3.10 Ước tính quỹ lương toàn Công ty năm 2015
Đơn vị tính: VND
Tháng Tiền lương Tiền ăn giữa Tiền ăn giữa Tiền lương vệ Nhân công Nhân công Tổng cộng ca văn phòng ca công nhân sinh phải trả Cty phải trả Cty
X Y 01 3.874.165.900 4.884.000 204.190.800 106.486.710 1.191.324.860 4.189.727.410 02 3.686.725.900 2.937.000 84.519.600 63.968.520 1.417.565.820 3.838.151.020 3 3.638.262.000 4.732.200 111.401.400 80.472.480 - 3.824.868.080 4 4.494.085.200 4.936.800 216.717.600 101.138.620 1.934.436.680 4.816.878.220 5 5.883.477.600 5.088.600 192.225.000 121.655.930 349.625.100 1.456.963.420 6.552.072.280 6 6.076.812.500 5.194.200 145.516.800 121.824.010 296.446.700 322.634.400 6.645.794.210 7 7.194.206.800 5.590.200 144.672.000 124.062.620 233.946.240 7.468.531.620 8 6.286.794.800 5.359.200 184.549.200 122.269.950 711.501.780 6.598.973.150 9 4.916.267.400 5.141.400 148.097.400 125.710.420 426.055.520 5.195.216.620 10 5.201.200.400 5.563.800 200.013.000 127.446.220 1.082.462.370 5.534.223.420 11 5.707.289.500 5.280.000 169.072.200 115.667.970 592.509.170 5.997.309.670 12 4.488.184.800 5.379.000 133.214.400 113.073.070 346.326.200 4.739.851.270 TC 61.437.472.800 60.086.400 1.934.189.400 1.323.776.520 646.071.800 9.715.726.460 65.401.596.920
Giá vốn tiền thuê nhân công phải thu Công ty Y (tháng 3: 370.580.100 & tháng 12: 314.842.000) 685.422.100
Tổng cộng 66.087.019.020
Lương trích vào chi phí 66.087.019.020
Chênh lệch -
(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ thực tế Kiểm toán Công ty TNHH A)
- Tiền lương phải trả NLĐ trong tháng = tiền lương + tiền ăn ca giữa văn phòng + tiền ăn giữa ca công nhân + tiền lương vệ sinh + Nhân công phải trả Công ty X + Nhân công phải trả Công ty Y.
Tiền lương tham chiếu từ Bảng Tổng quỹ lương toàn Công ty tháng.
Tiền ăn giữa ca văn phòng, tiền ăn giữa ca công nhân là khoản phụ cấp công ty hỗ trợ thêm cho nhân viên, khi tính các khoản trích theo lương Công ty trừ khoản chi phí này trước khi tính trích các khoản theo lương.
Tiền lương vệ sinh là khoản tiền chi cho nhân viên vệ sinh của Công ty.
Nhân công phải trả Công ty X, Y là khoản chi phí Công ty gửi tôm nguyên liệu thuê gia công ở Công ty X khi thiếu nguồn nhân lực. (phụ lục 9)
- Tiền lương phải trả năm 2015 = ∑ Tiền lương phải trả NLĐ trong tháng + Giá vốn tiền thuê nhân công phải thu Công ty Y.
Giá vốn tiền thuê nhân công phải thu Công ty Y là khoản chi phí Công ty nhận gia công tôm cho Công ty Y.
Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương
Nhận xét: Sau khi phân tích, đối chiếu lại số tổng, KTV nhận thấy chi phí lương bảo vệ thuê ngoài chưa được hạch toán qua quỹ lương, tương ứng với số tiền là 144.000.000 và giá vốn tiền thuê nhân công phải thu Công ty Y chưa được khách hàng cung cấp chứng từ.
Nguyên nhân: Vì năm nay bảo vệ Công ty thuê ngoài không phải trích các khoản theo lương và 6 tháng trả tiền lương một lần và trực tiếp bằng tiền mặt nên Công ty không đưa qua quỹ lương
Bút toán điều chỉnh:
Nợ TK 642 144.000.000 Có TK 334 144.000.000
Kết luận: Ngoại trừ lỗi trên đơn vị đã tính đơn giá tiền lương phù hợp và đúng với quy định của Công ty.
c. Thử nghiệm 3: Kiểm tra chi tiết lương.
Mục tiêu: Đảm bảo khản mục tiền lương được được chi tiết một cách khoa học và đầy đủ.
Công việc:
- Căn cứ vào sổ cái và sổ chi tiết kết hợp với chạy Pivot trong Excel, KTV tiến hành chọn mẫu kiểm toán.
Phương pháp chọn mẫu được KTV lựa chọn là 100% phần tử do các bút toán chi lương ít (DN chi lương bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) và có giá trị lớn. Ngoai ra các phương pháp chọn mẫu khác không cung cấp đủ bằng chứng thích hợp.
KTV tiến hành kiểm tra chi tiết tài khoản tiền lương và đối chiếu với Bảng cân đối kế toán và Bảng cân đối phát sinh.
Phân tích đối ứng với tài khoản tiền lương nhằm đảm bảo tính đầy đủ và chính xác.
Kết quả:
- Mẫu chứng từ được KTV tiến hành kiểm tra đối chiếu, đầy đủ. (phụ lục 10)
- Chi tiết TK 334 được khách hàng cung cấp và đã được kiểm tra đối chiếu. (phụ lục 11)
- Phân tích đối ứng tài khoản 334 (phu lục 12)
Nhận xét: Qua kiểm tra và dựa vào xét đoán nghề nghiệp, KTV phát hiện số tiền nhân viên Công ty tạm ứng đi công tác còn thừa 10.000.000 chưa được khấu trừ vào lương.
Nguyên nhân: Chi phí nhân viên tạm ứng đi công tác gần vào những ngày cuối năm nên kế toán quên trừ vào lương số tiền thừa.
Bút toán điều chỉnh:
Nợ 334 10.000.000
Có TK 141 10.000.000
Kết luận: Ngoại trừ lỗi ở trên Công ty hạch toán chi lương đầy đủ và khớp với chứng từ, tài khoản phải trả NLĐ được chi tiết khoa học dễ theo dõi, các khoản đối ứng tiền lương được hạch toán đầy đủ.
d. Thử nghiệm 4: Kiểm tra chi tiết các khoản trích theo lương. Mục tiêu: Đảm bảo khớp số liệu giữa sổ chi tiết, sổ cái và BCTC.
Công viêc: KTV tính lại số BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ rồi so sánh với số đơn vị đã hạch toán
Kết quả:
- KTV hoàn thành kiểm tra các khoản trích theo lương. (phụ lục 8)
- Thông báo của cơ quan BHXH được KTV đối chiếu và lưu trữ vào hồ sơ kiểm toán. (phụ lục 7)
- Chi tiết các khoản trích theo lương được kiểm tra và Công ty chi tiết rõ ràng chính xác. (phụ lục 6)
Nhận xét: Số liệu khớp với sổ cái, sổ chi tiết thông báo của BHXH.
e. Thử nghiệm 5: Kiểm tra số phát sinh lương và các khoản trích theo lương.
Mục tiêu: Đảm bảo lương và các khoản trích theo lương đã được ghi nhận đầy đủ và đúng giá trị.
Công việc: KTV lập bảng tổng hợp tình hình tăng giảm lương và các khoản trích theo lương dựa trên phần mềm, sổ cái và sổ chi tiết.
Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương - Số dư đầu kỳ (01/01/2015) được lấy từ số dư cuối kỳ trong BCTC của công ty mà KTV đã đề nghị cung cấp;
- Số phát sinh tăng, giảm của lương và các khoản trích theo lương được lấy từ sổ cái và sổ chi tiết năm 2015. KTV kiểm tra, so sánh và đối chiếu hai sổ có khớp đúng với nhau không.
- Số dư cuối kỳ (31/12/2015) được tính bằng số dư đầu kỳ cộng số phát sinh tăng trừ số phát sinh giảm.
- Sau đó, KTV đối chiếu số liệu với bảng CĐSPS và bảng CĐKT năm 2015 nhằm phát hiện ra các nghiệp vụ bất thường.
Kết quả: KTV lập Bảng cân đối phát sinh lương và các khoản trích theo lương. (phụ lục 5)
Nhận xét: Từ kết quả tổng hợp, KTV nhận thấy giá trị khoản mục phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương phát sinh trong năm là hợp lý vì số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ khớp đúng với sổ sách và Bảng cân đối phát sinh.