3.1.4.1 Đặc điểm về khách hàng.
- Khách hàng của SVC – CN Cần Thơ tập trung ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, đa dạng về ngành nghề, chủ yếu là các DN vừa.
- Khách hàng cũ được SVC – CN Cần Thơ duy trì và luôn nhận được nhiều hợp đồng mới.
- Dịch vụ Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế là dịch vụ chủ yếu được khách hàng yêu cầu.
- SVC – CN Cần Thơ có năng lực chuyên môn cao cấp, thực hành văn hóa lấy khách hàng làm trọng tâm và khả năng tiếp cận với một mạng lưới toàn cầu của các KTV được đánh giá cao. Các nội dung tư vấn của SVC – CN Cần Thơ luôn rõ ràng, súc tích và phù hợp nên làm khách hàng rất hài lòng với dịch vụ được cung cấp.
3.1.4.2 Đánh giá kết quả hoạt động của SVC – CN Cần Thơ qua 3 năm( 2013-2015). ( 2013-2015).
SVC – CN Cần Thơ luôn không ngừng cố gắng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, sự cạnh tranh với các công ty trong cùng ngành vì vậy Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty luôn tăng qua các năm và được thể hiện qua bảng 3.1 cùng biểu đồ 3.1 dưới đây.
Bảng 3.1 Bảng Kết quả quả Hoạt động kinh doanh của SVC – CN Cần Thơ trong 3 năm (2013-2015).
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chênh lệch Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2014/2013 2015/2014
2013 2014 2015 Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền (%) Số tiền (%) Doanh thu 4.018.700 4.320.504 4.702.437 301.804 7,51 381.933 8,84 Chi phí 2.920.785 3.163.794 3.475.428 243.009 8,32 311.634 9,85 Lợi nhuận 1.097.915 1.156.710 1.227.009 58.795 5,36 70.299 6,08
(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ SVC – CN Cần Thơ năm 2013, 2014, 2015)
Biểu đồ 3.1 Doanh thu Kết quả quả Hoạt động
kinh doanh của SVC – CN Cần Thơ trong 3 năm (2013-2015).
5000000.0 4500000.0 4000000.0 3500000.0 3000000.0 Doanh thu 2500000.0 Chi phí 2000000.0 Lợi nhuận 1500000.0 1000000.0 500000.0 .0
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương
Nhận xét: Doanh thu
- Năm 2013, doanh thu của công ty là 4.018.700.000 đồng, đến năm 2014 thì doanh thu của công ty đã là 4.320.504.000 đồng, tăng hơn so với năm 2013 là 301.804.000 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 7,51%.
- Năm 2015, doanh thu của công ty tăng 8,84% tương ứng với số tiền 381.933.000 đồng và doanh thu trong năm là 4.702.437.000 đồng.
- Như vậy qua 3 năm, doanh thu của công ty luôn đạt giá trị cao và tăng hằng năm. Điều này chứng tỏ chính sách phát triển của công ty là có hiệu quả, nguồn nhân lực chất lượng cao, tình hình kinh doanh của công ty ổn định và ngày càng đi lên.
Chi phí.
- Tương ứng với một khoản doanh thu thu về thì phải có một khoản chi phí bỏ ra. Song song với sự gia tăng về doanh thu thì chi phí cũng tăng đều qua các năm. Năm 2013 chi phí là 2.920.785.000 đồng, đến năm 2014 chi phí tăng lên là 3.163.794.000 đồng, tăng 243.009.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8,32%.
- Năm 2015 tiếp tục tăng với chi phí phát sinh là 3.475.428.000 đồng, tăng hơn năm 2014 311.634.000 đồng ứng với tỷ lệ tăng 9,85%.
- Nhìn chung, chi phí có tỷ lệ tăng cao hơn doanh thu do tình hình biến động của giá xăng dầu, tỷ giá, chính sách của Nhà nước, … Tỷ lệ chi phí năm 2014/2013 cao hơn 0,81% so với doanh thu (doanh thu: 7,51%, chi phí: 8,32%) và con số này là 1,01% cho năm 2015/2014 (chi phí: 9,85%, doanh thu: 8,84%).
Lợi nhuận.
- Lợi nhuận là một trong những mục tiêu hàng đầu của các DN nói chung và SVC – CN Cần Thơ cũng không ngoại lệ. Qua bảng số liệu phân tích và biểu đồ, ta thấy được lợi nhuận của công ty tăng 58.795.000 đồng, ứng với tỷ lệ 5,36% khi so sánh lợi nhuận năm 2013 là 1.097.915.000 đồng với 1.156.710.000 năm 2014.
- Năm 2015 có lợi nhuận là 1.227.009.000 đồng, tăng 6,08% so với năm 2014 tương ứng với con số tăng lợi nhuận 70.299.000 đồng.
3.1.5 Thuận lợi khó khăn và định hướng phát triển.3.1.5.1 Thuận lợi và khó khăn. 3.1.5.1 Thuận lợi và khó khăn.
Thuận lợi.
- Môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập hiện nay ở Việt Nam đã được hoàn thiện khá đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện tại Việt Nam, có nhiều thuận lợi tạo điều kiện cho hoạt động kiểm toán phát triển.
- Các công ty kiểm toán đã và đang trở thành người bạn tin cậy của các DN. Tác dụng của hoạt động kiểm toán ngày càng được thể hiện rõ, hầu hết các dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng được tín nhiệm, được xã hội thừa nhận, hoạt động kiểm toán độc lập đã xác định được vị trí trong nền kinh tế thị trường và góp phần quan trọng trong việc làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư và nền tài chính quốc gia.
- “Hội Kiểm toán viên hành nghề” (VACPA) được thành lập để quản lý và hỗ trợ DN kiểm toán.
- BGĐ công ty luôn đưa ra chính sách phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam cũng như tình hình khách hàng và dịch vụ SVC – CN Cần Thơ cung cấp để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng.
- Các KTV của công ty lành nghề, giàu kinh nghiệm và được trang bị các công nghệ tiên tiến để tạo ra một quy trình làm việc được thiết kế bài bản và tập trung vào rủi ro.
- Cán bộ, nhân viên trong SVC – CN Cần Thơ luôn có những buổi cập nhật kiến thức, tập huấn để trau dồi nghiệp vụ.
Khó khăn.
- Hệ thống luật pháp liên quan đến hoạt động kế toán, kiểm toán của Việt Nam chưa hoàn chỉnh, đồng bộ và vẫn còn đang thay đổi.
- Việt Nam vẫn chưa ban hành cơ chế kiểm tra, giám sát chất lượng kiểm toán nên chất lượng kiểm toán còn phụ thuộc vào chủ quan của các công ty và đã gây ra các hình thức cạnh tranh bất lợi cho nghề nghiệp.
- Đặc biệt, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, mở cửa và tiếp cận với nền kinh tế mới, hoạt động kinh tế rất đa dạng và phức tạp, các hình thức và lĩnh
Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương vực đầu tư đang hình thành, đòi hỏi trình độ, kiến thức của KTV phải không ngừng được nâng cao và mở rộng.
- Quy mô thị trường kiểm toán hiện nay đã khá lớn nhưng nhận thức về dịch vụ kế toán, kiểm toán chưa tương xứng với yêu cầu.
- Tình trạng cạnh tranh bằng cách giảm giá phí kiểm toán hoặc chi lại bằng hoa hồng gây bất lợi cho SVC – CN Cần Thơ.
- Số lượng nhân viên SVC – CN Cần Thơ chưa đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng, gây nên áp lực về thời gian cho KTV trong mùa kiểm toán.
- Một phần nhỏ khách hàng không hợp tác với SVC – CN Cần Thơ trong quá trình kiểm toán và không cập nhật chính sách mới của Nhà Nước gây khó khăn trong quá trình kiểm toán của KTV.
3.1.5.2 Định hướng phát triển.
Thứ nhất: chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
- Nội dung chủ đạo của chiến lược này đó là phải hết sức tận dụng cơ hội nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà tăng trưởng ổn định, nguồn nhân lực có sức trẻ và chi phí thấp, bối cảnh mở cửa làm xuất hiện thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới cho dịch vụ kiểm toán để tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kiểm toán mới. Ra sức củng cố, tăng cường công tác kiểm soát, nâng cao chất lượng nghề nghiệp, đạo đức hành nghề của nguồn nhân lực cũ.
- Đây là chiến lược đóng vai trò quan trọng, bởi lẽ yếu tố con người luôn luôn là yếu tố mang tính quyết định. Mục tiêu cuối cùng của chiến lược này đó là nhằm tạo ra một đội ngũ nhân viên, quản lý đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng chuyên môn.
Thứ hai: Chiến lược phát triển và mở rộng thị trường.
- Chúng ta phải hết sức tận dụng sự năng động và hiểu biết về chuyên môn của đội ngũ nhân viên với các cơ hội từ sự ổn định của thể chế chính trị, sự khuyến khích đầu tư, sự thuận lợi trong các chính sách và quy định của luật pháp về kiểm toán; kết hợp với xu thế đòi hỏi công khai hóa, minh bạch hóa tình hình tài chính cũng như phát triển các dịch vụ tư vấn trong xã hội để khai thác các khách hàng tại các “thị trường mới”.
- Chiến lược này sẽ phát huy được hiệu quả khi tận dụng triệt để và khai thác được các thế mạnh của Công ty về năng lực tài chính, hoạt động marketing
và đầu tư công nghệ, kỹ thuật kết hợp với nguồn nhân lực đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng chuyên môn.
Thứ ba: chiến lược liên doanh, sáp nhập và trở thành thành viên của các hãng kiểm toán Quốc tế có uy tín.
- Đánh giá lại đúng năng lực hoạt động của công ty mình, xem xét sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt xem trọng yếu tố về sự cạnh tranh của các đối thủ và các mối đe dọa khác từ bên trong và bên ngoài để có định hướng liên kết, liên doanh, sáp nhập lại thành các công ty kiểm toán lớn. Qua đó các điểm yếu của công ty có thể được khắc phục và triệt tiêu, nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của ngành kiểm toán.
- Nỗ lực để thực hiện các tiêu chuẩn, mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm đáp ứng được các yêu cầu trở thành đại diện, thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế trên thế giới.
Thứ tư: Chiến lược đổi mới, hiện đại hoá công nghệ đối với quy trình kiểm toán.
Tận dụng ưu thế phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật trong những năm gần đây kết hợp với thế mạnh về năng lực tài chính, nhân sự, hoạt động nghiên cứu để thực hiện việc đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và quy trình kiểm toán. Trang bị phương tiện làm việc hiện đại cho nhân viên và ứng dụng công nghệ mới.
Thứ năm: Chiến lược đa dạng hóa các “sản phẩm”.
- Cần tận dụng điểm mạnh về năng lực tài chính, kiểm soát chất lượng, đội ngũ nhân viên, kỹ thuật và công nghệ, kết hợp với xu thế về minh bạch hóa tình hình tài chính và nhu cầu tư vấn của khách hàng, sự bảo hộ và khuyến khích của pháp luật…để phát triển đa dạng các sản phẩm của mình trong quá trình kinh doanh. Qua đó vừa nâng cao năng lực cạnh tranh vừa góp phần làm tăng doanh thu cho công ty.
- Đối với dịch vụ tư vấn, phát triển các “sản phẩm” mới, đó là các dịch vụ tái cơ cấu DN; dịch vụ tư vấn marketing, PR; dịch vụ tư vấn lập phương án kinh doanh….bên cạnh các dịch vụ đã có như tư vấn thuế, nhân lực, thẩm định giá…
Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương
3.2 Xây dựng CTKiT khoản mục phải trả người lao động và các khoản tríchtheo lương trong Kiểm toán BCTC tại SVC – CN Cần Thơ. theo lương trong Kiểm toán BCTC tại SVC – CN Cần Thơ.
3.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương. khoản trích theo lương.
3.2.1.1 Chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng (A120)(phụ lục 1) (phụ lục 1)
a. Cơ cấu tổ chức nhân sự.
Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty đương nhiệm trong năm 2015 và đến ngày lập BCTC bao gồm:
Hội đồng thành viên
Ông Phạm An Lạc Chủ tịch
Ông Nguyễn Thanh Tâm Phó chủ tịch
Ông Trần Trung Tính Thành viên
Ban Giám đốc và Kế toán trưởng
Ông Nguyễn Thanh Tâm Giám đốc
Bà Tăng Mỹ Như Phó Giám đốc
Ông Phan Hải Âu Kế toán trưởng
Trong năm 2015, Công ty không có bất kỳ sự thay đổi nào đối với thành viên trong Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc và Kế toán trưởng.
b. Hình thức sở hữu vốn.
Công ty TNHH A (gọi tắt là “công ty”) được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 572021000068 đăng ký lần đầu ngày 18 tháng 10 năm 2008 và chứng nhận thay đổi lần thứ tư ngày 27/01/2015 do Ban Quản lý các khu chế xuất và Công nghiệp Cần Thơ cấp. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, theo Điều lệ công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan.
Theo Giấy chứng nhận kinh doanh gần nhất, vốn điều lệ của công ty là 27.253.050.000 VND và theo tỷ lệ như sau (Bảng 3.2):
Bảng 3.2 Vốn điều lệ Công ty TNHH A
Thành viên góp vốn Số tiền (VND) Tỷ lệ
(%)
Công ty TNHH Đầu tư C 25.072.806.000 92
Ông Nguyễn Thanh Tâm 1.362.652.500 5
Ông Trần Trung Tính 817.591.500 3
Cộng 27.253.050.000 100
(Nguồn: Hồ sơ Kiểm toán Công ty TNHH A năm 2015)
Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu thể hiện trên bảng Cân đối kế toán vào ngày 31 tháng 12 năm 2015 là 27.253.050.000 VND và phù hợp với tỷ lệ trên.
Trụ sở hoạt động chính: Lô 17A8 Khu Công nghiệp Trà nóc II, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.
c. Ngành nghề kinh doanh.
- Chế biến tôm xuất khẩu;
- Cho thuê kho lạnh bảo quản thủy sản và thực phẩm; - Cung ứng lao động tạm thời;
- Nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất;
- Bán buôn xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng máy phục vụ sản xuất ngành thủy sản;
- Mua bán, xuất nhập khẩu thủy sản, các sản phẩm từ thủy sản; - Mua bán phụ phẩm, phế phẩm từ thủy sản.
d. Thông tin kế toán.
Niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
BCTC và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng Việt Nam (VND).
Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính.
Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.
Cơ sở lập BCTC: BCTC được trình bày theo nguyên tắc giá gốc.
Các chính sách kế toán áp dụng
- Tiền và các khoản tương đương tiền.
Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn không quá 3 tháng kể từ ngày đầu tư và có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định, không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền tại thời điểm báo cáo.
- Hàng tồn kho.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí sản xuất và các khoản chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
Phương pháp lập dự phòng giảm giá Hàng tồn kho: số dự phòng giảm giá Hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của Hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Giá trị thuần có thể thực hiện
được là giá bán ước tính của Hàng tồn kho trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Tại ngày 31/12/2015,