0
Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Thực hiện thủ tục chi tiết phải trả người lao động và các khoản trích

Một phần của tài liệu PHAMTHIBICHHUYEN-ĐHKT7 (Trang 33 -33 )

KTV đánh giá việc tổ chức chi trả tiền lương đặc biệt đối với các khoản tiền lương chưa thanh toán được theo dõi trong sổ sách kế toán như thế nào trong khi nhân viên đi vắng. Với các khoản trích theo tiền lương KTV quan tâm đến việc trích lập đúng theo tỷ lệ và thời gian quy định.

2.4.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích phải trả người lao động và các khoản trích theo lương. khoản trích theo lương.

- So sánh số liệu các tài khoản chi phí về tiền lương với các niên độ khác: - So sánh về tỉ lệ chi chí tiền lương trong giá thành sản xuất hoặc doanh thu giữa kỳ này với kỳ trước hay với các kỳ trước.

- So sánh số dư các tài khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ giữa các kỳ kế toán trong DN.

- Dưới đây (Bảng 2.3) là thủ tục phân tích và khả năng sai phạm thường gặp

Bảng 2.3 Thủ tục phân tích và khả năng sai phạm.

Thủ tục phân tích Khả năng sai phạm

So sánh chi phí tiền lương với các năm Sai phạm trong chi phí tiền lương. trước.

So sánh tỉ lệ chi phí nhân công trực tiếp Sai phạm về chi phí nhân công trực trong giá thành hoặc doanh thu kỳ trước. tiếp.

So sánh số dư tài khoản BHXH, BHYT, Sai phạm về các khoản trích theo BHTN, KPCĐ với các kỳ trước. lương.

2.4.2.3 Thực hiện thủ tục chi tiết phải trả người lao động và các khoản trích theo lương. trích theo lương.

- Kiểm tra tiền lương khống.

Kiểm tra số lượng nhân viên khống.

Kiểm tra thời gian khống.

- Khảo sát việc phân bổ chi phí tiền lương. - Kiểm tra số dư các tài khoản trong chu trình.

Tài khoản 334: được kiểm tra thông qua số dư tiền lương, tiền thưởng và các khoản phải thanh toán khác cho CNV.

Tài khoản 338: có liên quan tới các khoản trích nộp trên tiền lương như KPCĐ (3382), BHXH (3383), BHYT (3384) và BHTN (3386) thì KTV có thể khảo sát bằng cách so sánh số dư trên tài khoản chi tiết với số liệu trên bảng tính, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ và với số liệu trên bảng kê khai các khoản phải nộp về BHXH và KPCĐ; đối chiếu các khoản chi bằng tiền đã phát sinh trên các chứng từ chi tiền mặt. Ngoài ra KTV cần kiểm tra thời hạn tính và trích các khoản trên tiền lương, thời hạn thanh quyết toán các khoản đó.

Đối với các tài khoản chi phí liên quan đến tiền lương như 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, 627 – Chi phí sản xuất chung, 641 – Chi phí bán hàng, 642 – Chi phí quản lý DN. Thì KTV chỉ tiến hành bổ sung các thủ tục thử nghiệm cơ bản khi phát hiện các nhược điểm trong cơ cấu KSNB của đơn vị kiểm tra liên quan đến hạch toán và ghi sổ các tài khoản này.

2.4.2.4 Kết thúc CTKiT khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương trong Kiểm toán BCTC.

- Xem xét các khoản nợ ngoài ý muốn: KTV vận dụng một số kỹ thuật sau:

Phỏng vấn.

Kiểm tra tài liệu.

Xác nhận.


Phân tích hợp lý.

- Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ. - Đánh giá lại kết quả.

Khi kết thúc các thủ tục kiểm toán đặc thù cho các lĩnh vực kiểm toán KTV tập hợp tất cả vào kết luận chung.

- Phát hành thư quản lý. - Công bố BCKiT.

BCKiT là loại báo cáo bằng văn bản do KTV và công ty kiểm toán lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về BCTC của một đơn vị đã được kiểm toán.

BCKiT trong kiểm toán BCTC gồm bốn loại:

BCKiT chấp nhận toàn phần: được sử dụng trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía GVHD: Th.S Nguyễn Quang Nhơn 17 SVTH: Phạm Thị Bích Huyền

Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.

BCKiT chấp nhận từng phần - ngoại trừ: được đưa ra trong trường hợp KTV bị giới hạn công tác kiểm toán hoặc không đồng ý với Giám đốc trong một số hạch toán kế toán hoặc chính sách kế toán. Có hai loại:

Ýkiến chấp nhận từng phần – ngoại trừ bất đồng về quan điểm: Nếu

những điểm không nhất trí là trọng yếu trong BCTC, KTV phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần.

Ýkiến chấp nhận từng phần - ngoại trừ về thời hạn phạm vi: Ý kiến

chấp nhận từng phần sẽ được đưa ra khi giới hạn về phạm vi chưa tới mức khiến cho KTV không thể đưa ra ý kiến về BCTC.

BCKiT với ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược): được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với BGĐ là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC.

BCKiT với ý kiến từ chối: được đưa ra trong trường hợp hậu qủa của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức KTV không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể đưa ra ý kiến về BCTC.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM

TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG

VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.

3.1 Giới thiệu tổng quát về SVC- CN Cần Thơ.

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

- Nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế chuyển đổi theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã hình thành và phát triển không ngừng.

- Với xu thế phát triển hoạt động kiểm toán độc lập nói trên, Công ty TNHH Kiểm toán Sao ViệtCông ty Kiểm toán đầu tiên của Khu vực phía Nam được thành lập theo Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính Phủ về kiểm toán độc lập và Thông tư số 60/2006/TT-BTC ngày 28/06/2006 của Bộ Tài Chính.

Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt.

Tên giao dịch: SV Co.,LTD.

Văn phòng chính: 386/51 Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Mã số thuế: 0304457750.

Người đại diện pháp luật: ông Nguyễn Mạnh Quân.


Ngày cấp giấy phép kinh doanh: 06/12/2010.

Loại hình: Kinh doanh Dịch vụ.

Ngành nghề kinh doanh: Kế toán thuế - Dịch vụ kế toán thuế, Kế toán và kiểm toán, Tài chính – Tư vấn tài chính.

Sản phẩm dịch vụ: Dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán, kế toán thuế, tư vấn tài chính.

Điện thoại: (08) 35261357, (08) 35261358 – Fax: (08) 35261359.

Email: svc-hcm@vnn.vn

CN Cần Thơ.

Địa chỉ: Lô 66, đường số 11, Khu dân cư Công ty Cổ phần Xây dựng Thành phố Cần Thơ, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, TP.Cần Thơ.

Mã số thuế: 0304457750-001.

Người đại diện pháp luật: ông Nguyễn Quang Nhơn.

Giấy phép kinh doanh: 0304457750-001 – ngày cấp: 01/02/2010. Ngày hoạt động: 22/03/2010.

Lĩnh vực: Hoạt động pháp luật, kế toán và kiểm toán. Điện thoại: 07103 765999 – Fax: 07103 765766. Email: sgn@.vnn.vn.

CN TP.Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 292/33/33 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 08 35533730 – Fax: 08 35533732.

CN Hà Nội.

Địa chỉ: Số 41, Ngõ 62 đường Trần Bình, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 04 37634618 – Fax: 04 37634617

- SVC – CN Cần Thơ là CN đầu tiên nên gặp không ít khó khăn nhưng với sự lãnh đạo của BGĐ công ty, sự đoàn kết của nhân viên đã đưa công ty ngày một phát triển, có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Đồng bằng Sông Cửu Long.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy.

Cơ cấu tổ chức là hình thức tồn tại của tổ chức, biểu thị sự sắp đặt theo một trật tự nào đó của các bộ phận trong tổ chức cùng các mối quan hệ giữa chúng và sau đây là sơ đồ 3.1 thể hiện bộ máy tổ chức SVC – CN Cần Thơ.

Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương

S

ơ đồ 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của SVC – CN Cần Thơ.

Ban Giám đốc Ban G

Phòng Phó Giám đốc

Phòng Phòng

Kế hoạch-Tổng hợp Kiểm toán

Phòng Phó Giám đốc

Phòng Kế toán

(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt chi nhánh Cần Thơ năm 2016)

Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban

- BGĐ bao gồm: Giám đốc và hai Phó Giám đốc. Giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động chung của công ty. Phó Giám đốc sẽ hỗ trợ Giám đốc trong việc điều hành quản lý công ty, phụ trách việc quản lý các phòng kiểm toán. Khi nhận thực hiện hợp đồng kiểm toán, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc sẽ chỉ định nhân sự, đồng thời yêu cầu trưởng nhóm kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán và báo cáo kết quả quá trình thực hiện kiểm toán để BGĐ kiểm tra lại và ký BCKiT.

- Phòng Kiểm toán chịu sự quản lý trực tiếp từ BGĐ. Chức năng của phòng là thực hiện các cuộc kiểm toán cho khách hàng theo nội dung hợp đồng ký kết. Cơ cấu của phòng Kiểm toán gồm:

Đứng đầu là Trưởng phòng kiểm toán.

KTV chính, KTV và trợ lý kiểm toán.

- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: Triển khai các hợp đồng kiểm toán của công ty đã và đang ký kết với khách hàng. Kiểm tra kế hoạch thu chi tài chính, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, quy định của công ty. Phổ biến chính sách, chế độ quản lý tài chính Nhà nước với các bộ

phận liên quan khi cần thiết. Kiểm tra và phân tích hoạt động tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch.

- Phòng kế toán: Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động kinh doanh. Cung cấp số liệu báo cáo cho cơ quan hữu quan theo chế độ BCTC, kế toán hiện hành. Báo cáo kết quả hoạt động cho BGĐ. Phụ trách về vấn đề lao động, nhân sự, tiền lương cũng như các vấn đề kế toán của công ty.

Nhận xét

Cơ cấu tổ chức của SVC – CN Cần Thơ được thiết kế phù hợp với quy mô hiện tại. Là CN của SVC và ngành nghề kinh doanh chính là kiểm toán; do vậy, cơ cấu tổ chức của SVC – CN Cần Thơ khá đơn giản và gọn nhẹ, không có nhiều phòng ban. Mỗi phòng ban được giao phó những chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Điều này đã tạo thuận lợi cho BGĐ trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động chung. Giữa các phòng ban có sự liên hệ và phân cấp rõ ràng, vừa đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ riêng, vừa có thể giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công việc. Với số lượng thành viên trong công ty không nhiều và cơ cấu tổ chức đơn giản đã giúp các thành viên trở nên thân thiết và gần gũi với nhau hơn. Môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ; nhân viên thân thiện, có năng lực, chịu khó. Chính những điều này đã góp phần làm nên sự phát triển của SVC – CN Cần Thơ.

3.1.3 Ngành nghề kinh doanh.3.1.3.1 Dịch vụ kiểm toán. 3.1.3.1 Dịch vụ kiểm toán.

- Kiểm toán BCTC.

- Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế. - Kiểm toán hoạt động; kiểm toán tuân thủ; kiểm toán nội bộ.

- Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (kể cả BCTC hằng năm). - Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án.

- Kiểm toán thông tin tài chính.

3.1.3.2 Dịch vụ tư vấn.

- Tư vấn tài chính, thuế, nguồn nhân lực.

- Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị của DN, tổ chức. - Tư vấn quản lý DN.

Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương

3.1.3.3 Dịch vụ khác.

- Dịch vụ làm thủ tục về thuế.

- Dịch vụ kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thỏa thuận trước. - Dịch vụ kế toán.

- Dịch vụ định giá tài sản.

- Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính - kế toán - kiểm toán. - Dịch vụ soát xét BCTC.

3.1.4 Tình hình hoạt động của công ty.3.1.4.1 Đặc điểm về khách hàng. 3.1.4.1 Đặc điểm về khách hàng.

- Khách hàng của SVC – CN Cần Thơ tập trung ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, đa dạng về ngành nghề, chủ yếu là các DN vừa.

- Khách hàng cũ được SVC – CN Cần Thơ duy trì và luôn nhận được nhiều hợp đồng mới.

- Dịch vụ Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế là dịch vụ chủ yếu được khách hàng yêu cầu.

- SVC – CN Cần Thơ có năng lực chuyên môn cao cấp, thực hành văn hóa lấy khách hàng làm trọng tâm và khả năng tiếp cận với một mạng lưới toàn cầu của các KTV được đánh giá cao. Các nội dung tư vấn của SVC – CN Cần Thơ luôn rõ ràng, súc tích và phù hợp nên làm khách hàng rất hài lòng với dịch vụ được cung cấp.

3.1.4.2 Đánh giá kết quả hoạt động của SVC – CN Cần Thơ qua 3 năm( 2013-2015). ( 2013-2015).

SVC – CN Cần Thơ luôn không ngừng cố gắng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, sự cạnh tranh với các công ty trong cùng ngành vì vậy Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty luôn tăng qua các năm và được thể hiện qua bảng 3.1 cùng biểu đồ 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1 Bảng Kết quả quả Hoạt động kinh doanh của SVC –

CN Cần Thơ trong 3 năm (2013-2015).

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chênh lệch Chênh lệch

Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2014/2013 2015/2014

2013 2014 2015 Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền (%) Số tiền (%) Doanh thu 4.018.700 4.320.504 4.702.437 301.804 7,51 381.933 8,84 Chi phí 2.920.785 3.163.794 3.475.428 243.009 8,32 311.634 9,85 Lợi nhuận 1.097.915 1.156.710 1.227.009 58.795 5,36 70.299 6,08

(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ SVC – CN Cần Thơ năm 2013, 2014, 2015)

Biểu đồ 3.1 Doanh thu Kết quả quả Hoạt động

kinh doanh của SVC – CN Cần Thơ trong 3 năm (2013-2015).

5000000.0 4500000.0 4000000.0 3500000.0 3000000.0 Doanh thu 2500000.0 Chi phí 2000000.0 Lợi nhuận 1500000.0 1000000.0 500000.0 .0

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương

Nhận xét: Doanh thu

- Năm 2013, doanh thu của công ty là 4.018.700.000 đồng, đến năm 2014 thì doanh thu của công ty đã là 4.320.504.000 đồng, tăng hơn so với năm 2013 là 301.804.000 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 7,51%.

- Năm 2015, doanh thu của công ty tăng 8,84% tương ứng với số tiền 381.933.000 đồng và doanh thu trong năm là 4.702.437.000 đồng.

- Như vậy qua 3 năm, doanh thu của công ty luôn đạt giá trị cao và tăng hằng năm. Điều này chứng tỏ chính sách phát triển của công ty là có hiệu quả, nguồn nhân lực chất lượng cao, tình hình kinh doanh của công ty ổn định và ngày càng đi lên.

Chi phí.

- Tương ứng với một khoản doanh thu thu về thì phải có một khoản chi phí bỏ ra. Song song với sự gia tăng về doanh thu thì chi phí cũng tăng đều qua các năm. Năm 2013 chi phí là 2.920.785.000 đồng, đến năm 2014 chi phí tăng lên là 3.163.794.000 đồng, tăng 243.009.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8,32%.

- Năm 2015 tiếp tục tăng với chi phí phát sinh là 3.475.428.000 đồng, tăng hơn năm 2014 311.634.000 đồng ứng với tỷ lệ tăng 9,85%.

Một phần của tài liệu PHAMTHIBICHHUYEN-ĐHKT7 (Trang 33 -33 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×