a. Đánh giá sơ bộ rủi ro Kiểm toán.
- Dựa vào kết quả phỏng vấn, tìm hiểu hệ thống KSNB về các khoản phải trả NLĐ và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH A, KTV đưa ra các đánh giá sơ bộ về các rủi ro như sau:
Thông qua bảng câu hỏi có 10 câu, trong đó có 8 câu trả “Có” trong tổng 10 câu, tương đương với tỷ lệ 80%. Điều đó cho thấy hệ thống KSNB của công ty TNHH A là khá hữu hiệu. Các thủ tục kiểm soát có thể ngăn ngừa được sai sót và gian lận. Dựa vào kinh nghiệm, KTV chính đã đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức trung bình là 40% (CR= 40%).
- Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có của mỗi công ty, nó phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, loại hình kinh doanh, năng lực của nhân viên trong công ty, đặc biệt phụ thuộc vào đặc điểm của khoản mục. Công ty TNHH A hoạt động trong lĩnh vực thủy sản có nhiều biến động trong những năm qua. Chính vì thế nên rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức khá cao là 55% (IR= 55% - dựa vào Bảng câu hỏi rủi ro tiềm tàng (phụ lục 3)).
- Dựa trên tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn cùng với kinh nghiệp kiểm toán khá tốt, khả năng soát xét, đánh giá và nhìn nhận vấn đề khá chặt chẽ cũng như việc thiết kế và thực hiện các thử nghiệm khá hoàn chỉnh thì khả năng có rủi ro trong việc đưa ra ý kiến về BCTC là thấp. Do đó, KTV chấp nhận rủi ro kiểm toán ở mức thấp là 5% (AR=5%).
- Rủi ro phát hiện được đánh giá sơ bộ như sau:
DR = AR/(CR*IR)= 5%/(40%*55%)= 22,7%
Với rủi ro phát hiện là 22,7% cho thấy khi áp dụng các thủ tục kiểm toán nhưng KTV vẫn không phát hiện được các sai lệch trọng yếu của các khoản vay và chi phí lãi vay là 22,7%.
b. Xác lập mức trọng yếu
- Do Công ty CP Xây lắp và Dịch vụ Hải Long có doanh thu và lợi nhuận trước thuế không ổn định nên KTV chọn chỉ tiêu tổng tài sản để xác định mức trọng yếu tổng thể của BCTC.
Kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương
Bảng 3.7 Xác định mức trọng yếu (PM)
STT CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH THỰC TẾ
1 Tiêu chí được sử dụng để Tổng tài sản Tổng tài sản tính PM
2 Nguồn số liệu để xác định BCTC trước kiểm BCTC đã điều chỉnh
PM toán sau kiểm toán
3 Lý do chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu
4 Giá trị tiêu chí được lựa (a) 176.580.097.549 176.580.097.549 chọn
Điều chỉnh ảnh hưởng của (b) các biến động bất thường
5 Giá trị tiêu chí được lựa 176.580.097.549 176.580.097.549
chọn (c)=(a)-(b)
Tỷ lệ sử dụng để ước tính (d) PM:
- Lợi nhuận trước thuế:
6 5% - 10% 7%
- Doanh thu: 0,5% - 3% 1% - Vốn chủ sở hữu: 1% - 5% 2%
- Tổng tài sản: 1% - 2% 2% 3.531.601.951 3.531.601.951
7 Mức trọng yếu tổng thể (e)=(c)*(d) 3.531.601.951 3.531.601.951 8 Mức trọng yếu thực hiện (f)=(e)*50% 1.765.800.975 1.765.800.975
(50%-75%)
Ngưỡng sai sót không đáng (g)=(f)*4% 70.632.039 70.632.039 9 kể(0%-4%)/Sai sót có thể
bỏ qua 4% (tối đa)
Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán.
STT CHỈ TIÊU NĂM NAY NĂM BIẾN ĐỘNG TRƯỚC
1 Mức trọng yếu tổng thể 3.531.601.951 8.916.858.706 (5.385.256.755) 2 Mức trọng yếu thực 1.765.800.975 4.458.429353 (2.692.628.378)
hiện
3 Ngưỡng sai sót không 70.632.039 178.337.174 (107.705.084) đáng kể/Sai sót có thể
bỏ qua
(Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ thực tế Kiểm toán Công ty TNHH A)
Giải thích nguyên nhân chênh lệch lớn về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước (nếu có)
Mức trọng yếu áp dụng khi thực hiện kiểm toán năm 2015 thấp hơn nhiều so với năm 2014 do tình hình kinh tế chung của Việt Nam, DN có nhiều chính sách thay đổi dẫn đến tổng Tài sản của DN giảm. Ảnh hưởng đến mức trọng yếu thực hiện giảm.
3.2.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục phải trả người lao động và các khoản trích theo lương trong Kiểm toán BCTC do SVC – CN Cần Thơ thực hiện.