Hiện nay, những người làm công tác xã hội được gọi với nhiều tên khác nhau: Nhân viên xã hội, Cán sự xã hội, Cán bộ xã hội. Các nước trên thế giới thường dùng phổ biến tên gọi là Nhân viên xã hội (hay nhân viên làm công tác xã hội). Người làm công tác xã hội chuyên nghiệp được gọi là Nhân viên xã hội chuyên nghiệp. Nhân viên xã hội chuyên nghiệp được đào tạo chuyên nghiệp ở các trường Công tác xã hội từ trình độ sơ cấp, trung cấp, cử nhân đến thạc sỹ, tiến sỹ. 1. Vị trí làm việc
Nhân viên Công tác xã hội chuyên nghiệp làm việc tại các cơ sở, tổ chức thuộc lĩnh vực an sinh xã hội (lĩnh vực lao động - xã hội, an sinh trẻ em và gia đình…); các lĩnh vực có liên quan như giáo dục, y tế, pháp luật, văn hoá, truyền thông và các cơ quan của các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội khác. Cụ thể là:
- Các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, - Các cơ quan Dân số, Gia đình và Trẻ em,
- Các cơ sở Bảo trợ xã hội,
- Cộng đồng dân cư ( xã, phường),
- Các Hội (Bảo trợ xã hội, Chữ thập đỏ, Phụ nữ...),
- Các tổ chức nước người tại Việt Nam có chức năng hoạt động Công tác xã hội...
Ở một số nước, nhân viên xã hội làm việc trong các trường học, bệnh viện, toà án... có ý nghĩa quan trọng trong việc đóng góp vào sự phát triển xã hội. Chẳng hạn, Công tác xã hội học đường hỗ trợ các gia đình và các nhà quản lý giáo dục trong việc hỗ trợ can thiệp sớm và trong giáo dục cá biệt, tạo mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng. Trong các nhà tù, nhân viên quản giáo được đào tạo về công tác xã hội để giáo dục, cảm hoá phạm nhân. Trong các bệnh viện, nhân viên xã hội hỗ trợ bệnh nhân giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh (tâm lý, tài chính, chỗ ở...). Trong các doanh nghiệp, nhân viên xã hội phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong tập thể lao động và hỗ trợ tâm lý trong những trường hợp cần thiết...
2. Vai trò của nhân viên xã hội
Công tác xã hội là một ngành có mối quan hệ với nhiều ngành, nhiều cơ quan, tổ chức ở nhiều cấp độ khác nhau, nên nhân viên xã hội khi tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ cho đối tượng thường phải thực hiện nhiều vai trò khác nhau. Đôi khi nhân viên xã hội chỉ thực hiện một vai trò; nhưng có lúc, có trường hợp nhân viên xã hội phải đóng nhiều vai trò khác nhau.
- Vai trò người môi giới (Broker): Người môi giới là người nối kết đối tượng với các nguồn lực bên ngoài. Để thực hiện vai trò này, nhân viên xã hội phải biết nguồn lực của xã hội, đánh gía nhu cầu của đối tượng đối với các nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài. Nhân viên xã hội phải hết sức năng động, sáng tạo trong việc tìm nguồn tài nguyên và tạo nên mối liên kết giữa đối tượng với nguồn tài nguyên đó.
- Vai trò người tạo điều kiện (Enabler): Đó là vai trò của nhân viên xã hội giúp cho đối tượng giải quyết vấn đề, tạo điều kiện cho đối tượng tham gia vào quá trình tự giải
quyết vấn đề của chính họ bằng những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của nhân viên xã hội. Ví dụ, nhân viên xã hội giúp cho người vợ hay người chồng làm chủ được cảm xúc để họ có thể làm những công việc thuộc vai trò của họ; hay nhân viên xã hội cung cấp các thông tin về các nguồn tài nguyên khác nhau và cách thức có thể tiếp cận được nguồn tài nguyên này để đối tượng chủ động tìm đến các nguồn tài nguyên đó.
- Vai trò người giáo dục (Educator): Vai trò nhà giáo dục của nhân viên xã hội là chuyển các thông tin một cách tốt nhất đến đối tượng hoặc thực hiện các vai trò giáo dục khác nhau trong quá trình giúp đối tượng giải quyết vấn đề, như giáo dục làm chuyển đổi hành vi, nhân cách người nghiện ma tuý, hay giáo dục phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng .v.v.
- Vai trò người biện hộ cho đối tượng (Advocater): Nhân viên xã hội đại diện cho nhu cầu của đối tượng, biện hộ cho đối tượng trong những trường hợp liên quan đến bảo vệ quyền và lợi ích của đối tượng mà các quyền và lợi ích này đã được pháp luật ghi nhận hoặc được xã hội thừa nhận. Ví dụ, giúp đối tượng bảo vệ các quyền của trẻ em trong những tình huống bị người lớn lạm dụng, như lạm dụng lao động trẻ em, lạm dụng tình dục trẻ em .v.v.
- Vai trò người trung gian (Mediator): Đây là vai trò mà nhân viên xã hội giúp cho một hay nhiều đối tượng cùng thấy một quan điểm chung và giúp họ cùng hiểu quan điểm của nhau, thường làm công việc này đối với gia đình hoặc một nhóm.
Ngoài ra, nhân viên xã hội còn đóng các vai trò làm các công việc quản lý thuộc chức trách được giao, công tác nghiên cứu và đề xuất ý kiến cho việc soạn thảo chính sách.
Như vậy, trong hoạt động cung cấp các dịch vụ cho đối tượng, nhân viên xã hội phải đảm đương nhiều vai trò khác nhau, các vai trò này có những tác động qua lại nhau, đôi khi có một số vai trò thật khó khăn cho nhân viên xã hội. Lúc đó, nhân viên xã hội cần tìm kiếm các sự giúp đỡ từ đồng nghiệp khác hoặc từ cơ quan trực tiếp quản lý anh ta. Đây là những thách thức đối với nhân viên xã hội khi mà nhu cầu của đối tượng, mục tiêu giúp họ rất lớn và đa dạng nhưng khả năng cung cấp
nguồn tài nguyên lại có hạn, hoặc đôi khi những hạn chế từ chính nhân viên xã hội. Vì vậy, nhân viên xã hội cần có các kiến thức hiểu biết rất rộng, đa ngành và cần thông thạo các kỹ năng chuyên nghiệp để có thể tự tin và làm việc có hiệu quả cao. Ở Việt Nam, với một đất nước trên 80 triệu người; có lịch sử đấu tranh kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm; có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao; Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách xã hội khá đầy đủ, toàn diện, hàng chục triệu đối tượng xã hội đã được hưởng chính sách; vị thế nước ta đang ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Nhưng Công tác xã hội ở nước ta chưa có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế, bởi tính chuyên nghiệp và đào tạo chuyên nghiệp về Công tác xã hội ở nước ta hiện nay còn có khoảng cách rất xa so với các nước trên thế giới. Điều này đòi hỏi phải ngày càng nâng cao vai trò, trách nhiệm của nhân viên xã hội trong việc đóng góp cho sự phát triển của Công tác xã hội ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
PHỤ LỤC THAM KHẢO
Phụ lục 1: CÁC QUY ĐIỀU ĐẠO ĐỨC CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI Phụ lục 1 A: QUY ĐIỀU ĐẠO ĐỨC CỦA ĐOÀN CHUYÊN NGHIỆP XÃ HỘI PHILIPPIN
1). Chúng tôi tin vào giá trị và phẩm giá của mỗi con người.
2). Chúng tôi tin rằng mỗi người đều có những quyền tự nhiên và xã hội, có khả năng và trách nhiệm phát huy trọn vẹn tiềm năng của mình như một con người.
3). Chúng tôi tin rằng chính quyền và nhân dân đồng trách nhiệm trong việc phát huy công bằng xã hội, đảm bảo phúc lợi kinh tế và xã hội cho mọi người.
4). Chúng tôi tin tưởng nơi con người tự do, sống trong xã hội tự do, nơi đó sự nghèo đói không phải là định mệnh hay một sự trừng phạt mà là một điều kiện có thể và phải được thay đổi.
5). Chúng tôi nguyện dấn thân vào công cuộc phát triển dẫn tới cuộc sống