Điều kiện để hình thành văn hóa phản biện

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 1 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 25 - 26)

Năng lực tư duy phản biện là gốc rễ, là nền tảng quan trọng

để hình thành năng lực phản biện. Xã hội phản biện đòi hỏi phải có những con người có năng lực phản biện, đó là những người bên cạnh óc tư duy phản biện còn được trang bị những kỹ năng

quan trọng khác như: trí thông minh cảm xúc, năng lực diễn đạt và truyền thông…

Để xây dựng một xã hội tranh luận, phản biện cần xây dựng và hình thành 2 yếu tốcơ bản, đó là: cơ chếthúc đẩy phản biện (yếu tố xã hội) và con người có năng lực phản biện (yếu tố con người).

- Yếu tố xã hội: là môi trường xã hội tạo điều kiện thuận lợi đểnuôi dưỡng, thúc đẩy sự phát triển của nhu cầu tranh luận,

phản biện. Tranh luận, phản biện là đòi hỏi khách quan mang tính tự thân của cuộc sống nhưng không tự nhiên sinh ra mà là sản phẩm của xã hội phát triển đến một trình độ nhất định. Một xã hội trong đó hệ thống thể chế thật sự minh bạch, dân chủ, tiến bộ: một thể chế không chỉ có vai trò tạo cơ sở pháp lý mà còn kích thích, tạo động lực cho sự phản biện, tranh luận.

- Yếu tốcon người: Trình độ dân trí của cộng đồng là yếu tố nội tại cực kỳ quan trọng quyết định văn hóa phản biện có

được hình thành trong xã hội đó hay không. Xã hội phản biện không thể tồn tại nếu trong xã hội đó thiếu vắng con người có đủ năng lực phản biện và phần lớn điều đó tùy thuộc và vai trò của giáo dục. Nền giáo dục phải tạo ra những cá nhân có đủ phẩm chất và năng lực, đặc biệt là năng lực và trách nhiệm của tầng lớp trí thức để thực hiện chức năng tranh luận, phản biện, thức tỉnh và thúc đẩy xã hội tiến bộ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 1 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)