Tam đoạn luận

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 1 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 73 - 74)

D ẫn từ Lê uy Ninh, Sđd, Tr 27.

2.3.4.Tam đoạn luận

Tam là ba, đoạn là mệnh đề và luận là lập luận. Tam đoạn luận là lập luận có ba mệnh đề, trong đó hai mệnh đề là tiền đề

và một mệnh đề là kết luận. Tam đoạn luận là dạng suy luận gián tiếp phản ánh cách thức tư duy thông thường của con người, đó

là sự kết nối các khái niệm rồi rút ra kết luận từ các quan hệ kết nối đó. Tam đoạn luận dựa trên các chân lý hiển nhiên, như: “Toàn thể thì bao trùm bộ phận” và “Hai lượng bằng một lượng thứ ba thì bằng nhau”.

Lập luận này được biểu diễn dưới dạng ký hiệu: Mọi M là P (Mệnh đề chính)

Mọi S là M (Mệnh đề phụ)

Do đó, mọi S là P. (Kết luận)

Các ký hiệu M, P, S đại diện cho những khái niệm được diễn đạt thành ngôn từ tạo thành ba mệnh đề (thuật ngữ logic): M

đại diện cho “trung từ”, Pđại diện cho “đại từ” và Sđại diện cho

tiểu từ”.

Tiền đề chính của lập luận (mọi M là P) có thể được minh họa như sau:

(Tiền đề)

P

M (M đại diện cho nhóm nhỏ

Tiền đề phụ (mọi S là M) cũng được minh họa tương tự:

Do đó, kết luận hiển nhiên là mọi S cũng là (một phần) của P. Ví dụ: “Mọi luật sư (M) đều tốt nghiệp đại học ngành Luật (P). Ông Bình (S) là luật sư (M).

Do đó: Ông Bình (S) tốt nghiệp đại học ngành Luật (P”.

Trong cấu trúc logic của tam đoạn luận ch có 3 thut ng,

đó là:

- Tiểu từ (S): Có mặt ở mệnh đề phụ và là chủ từ của phán

đoán kết luận.

- Đại từ (P): Có mặt ở mệnh đề chính và là vị từ của phán

đoán kết luận.

- Trung từ (M): Có mặt ở cả hai mệnh đề, có nhiệm vụ kết nối hai mệnh đề (kết nối đại từ với tiểu từ). Trung từ là chủ từở mệnh

đề chính và là vị từở mệnh đề phụ. Trung từ không xuất hiện ở

mệnh đề kết luận và có vai trò đặc biệt quan trọng. Sự thành bại của lập luận phụ thuộc vào khảnăng liên kết của trung từ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 1 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 73 - 74)