Tính độc lập

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 1 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 31 - 33)

- Tính độc lập thể hiện trước hết là sựđộc lập giữa lý trí và cảm xúc. Tư duy phản biện đòi hỏi mọi nhìn nhận, đánh giá, kết luận,… phải hướng đến và tuân thủ giá trị của chân lý. Điều đó

chỉ đạt được khi xuất phát từ sự tôn trọng tiếng nói của lý trí và thông qua sự sàng lọc, thẩm định của trí tuệ. Cảm xúc là biểu

hiện của cái “tôi”, là xu hướng thiên vị cho cái gọi là “ta”, “của ta”, “liên quan đến ta” mà không thừa nhận hoặc đánh giá thấp những gì là “của người khác”, “không liên quan đến ta”. Vì vậy, cảm xúc là một trong những trở ngại trên con đường đi tìm chân

lý. Nếu để cảm xúc giành được quyền kiểm soát thì trong bất cứ

tình huống nào tư duy sẽ mất sáng suốt và tính độc lập sẽ bị thủ

tiêu. Vì thế, để nhận thức đúng chân lý khách quan, tuyệt đối

không được để cảm xúc chi phối, dẫn dắt lý trí.

- Sự khác nhau về hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, môi trường xã hội, trình độ hiểu biết và nhận thức của mỗi người làm xuất hiện những dị biệt (có khi đối lập) vềquan điểm, cách nhìn nhận,

đánh giá về một vấn đề, một niềm tin. Tính độc lập đòi hỏi tự

thân mỗi người phải có năng lực và bản lĩnh để xây dựng và hình thành niềm tin của chính mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai khác. Hành động “tựthân” bao gồm: tự tìm tòi, tự quan sát, tự

suy luận, tự nhận diện vấn đề, tựđặt câu hỏi, tự tìm câu trả lời, tự

kiểm tra và thử thách những điều mà mình vốn tin, những quan

điểm, suy nghĩ, những giảđịnh của mình và của người khác. Độc lập hoàn toàn trái ngược với thái độ“cô lập”, “cố thủ” với những

gì đang diễn ra bên ngoài. Độc lập nhưng vẫn sẵn sàng và biết cách lắng nghe, tiếp thu chọn lọc những quan điểm, ý kiến đúng đắn, hợp lý và có sơ sở khoa học, “mởlòng” đểđón nhận và tiếp

thu qua “bộ lọc” của tiêu chuẩn, của thước đo khoa học. Đó

chính là những điều kiện không thể thiếu để hình thành phẩm chất kiên định. Không biết, không chịu “mởlòng” là thái độ bảo thủ, cố chấp. Ngược lại, “mở lòng” một cách thụ động, nhẹ dạ, không kiểm soát, chọn lọc, đánh giá và tiếp thu bằng những tiêu chuẩn khoa học thì đó lại là thái độ“a dua”, “ba phải”. Chính vì

kiểm chứng độ vững chắc của tư duy và lập luận của mình, từđó

hình thành bản lĩnh vững vàng, thái độ tựtin đểhành động theo những gì mà mình đã lựa chọn.

Có thể thấy, “kiên định” là thái độ nằm giữa hai thái cực

“ba phải” và “bảo thủ” với một khoảng cách khá mong manh. Thiếu căn cứ và niềm tin khoa học, “kiên định” sẽ trởthành “ba

phải”. Thủ tiêu đối thoại, “bảo thủ” sẽ soán chỗ của “kiên định”. Vì vậy, tuân thủ tính khoa học là điều kiện cần thiết đểđộc lập không biến tướng thành “ba phải”. Ngược lại, tôn trọng và phát

huy tính đối thoại là đòi hỏi đểđộc lập không bị rơi vào bẫy của

thái độ“bảo thủ”.

Tính độc lập trong tư duy phản biện đối với những người gắn nghề nghiệp của mình với lĩnh vực luật còn là một phẩm chất

đặc biệt quan trọng, là điều kiện không thể thiếu giúp họ luôn chủ động làm chủ mọi tình huống, đứng vững trước những diễn phức tạp để làm tròn sứ mạng cao cả là kiến tạo và bảo vệ công lý.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 1 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)