Quy luật lý do đầy đủ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 1 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 66 - 69)

D ẫn từ Lê uy Ninh, Sđd, Tr 27.

2.2.4.Quy luật lý do đầy đủ

- Nội dung quy luật: Mọi tư tưởng được thừa nhận là chân thực nếu đã rõ toàn bộ các cơ sởđầy đủ cho phép xác minh hay chứng minh tính chân thực ấy.

Có thể phát biểu quy luật lý do đầy đủnhư sau: “Nếu a thì b” hay “Có b bởi có a”.

Luật lý do đầy đủcó cơ sở khách quan dựa trên quy luật rất

cơ bản của tự nhiên là quy luật nhân – quả. Các đối tượng xác

định về chất có quan hệ nhất định với nhau, chúng phát sinh từ các đối tượng khác và đến lượt mình, chúng lại sản sinh ra những

đối tượng thứ ba, biến đổi và phát triển trong quá trình tương tác

với nhau. Từđó, có thể thấy tất cả thế giới tồn tại đều phải có cơ

sở. Sự phụ thuộc lẫn nhau trong tồn tại khách quan của các đối

tượng là cơ sở quan trọng nhất cho sự xuất hiện và tác động

trong tư duy con người về quy luật lý do đầy đủ.

Nội dung của quy luật lý do đầy đủ biểu thị quan hệ của những tư tưởng chân thực với những tư tưởng khác – quan hệ kéo theo logic, xét đến cùng, là đảm bảo sự tương thích của chúng với hiện thực. Quy luật này có nghĩa là kết luận trong lập luận đúng luôn có đầy đủ cơ sở. Do vậy, lĩnh vực tác động của quy luật này trước hết ở suy luận, rồi sau đó là chứng minh. Bởi trong chứng minh không chỉ phải đảm bảo tính tất yếu mà còn phải có tính đầy đủ của các luận cứ.

- Yêu cầu của quy luật:

+ Những căn cứ làm tiền đề cho việc rút ra kết luận phải

đầy đủ, phải là những tư tưởng chân thực, đã được chứng minh hay kiểm nghiệm thông qua hoạt động thực tiễn. Điều đó có nghĩa là không được công nhận một tư tưởng là chân thực, nếu

chưa có cơ sở đầy đủ cho việc công nhận ấy. Mọi suy nghĩ phải

có căn cứ, cơ sở, lý do đầy đủ, chống lại mọi sự suy nghĩ, tiếp thu bằng niềm tin mù quáng. Những căn cứ có thể là bằng chứng, có thể là những sự kiện thực tế, có thể là những điều đã được

khoa học chứng minh và thực tiễn xác nhận, song cũng có thể

bằng con đường logic, tức là so sánh với các luận điểm đã được chứng minh để lập luận về tính chân thực của chúng.

+ Trong quá trình tư duy để rút ra kết luận phải tuân theo các quy luật và quy tắc của tư duy.

Như vậy, yêu cầu ởđây là: “Nói phải có sách, mách phải có chứng”, không nên vội vã đưa ra những nhận xét, kết luận về

một điều nào đó khi chưa có đủ cơ sở lý lẽ để giải thích, chứng minh cho tính chân thực của nó; không nên vội tin ngay vào những điều mà trong tư duy còn mơ hồ, chưa xác định được tính chân thực của chúng hoặc không tuân theo các quy luật và quy tắc của tư duy.

- Ý nghĩa của quy luật: Tính chứng minh được, tính có căn

cứ là thuộc tính quan trọng của tư duy logic, là đặc điểm cơ bản

để phân biệt tư duy khoa học với tư duy phản khoa học. Tuân theo quy luật lý do đầy đủ là yêu cầu cần thiết của nhận thức khoa học, nó ngăn cấm việc tiếp thu tri thức một cách vô căn cứ, tiếp thu chỉ bằng lòng tin, nó đảm bảo cho tư duy có được tính có

căn cứ vững chắc, tính được chứng minh, tính khoa học… Từđó, làm cho tư duy có sức thuyết phục, loại bỏ tình trạng võ đoán, áp đặt hay chỉ dựa trên các niềm tin mù quáng, thiếu cơ sở. Nắm vững và vận dụng đúng đắn quy luật lý do đầy đủ còn giúp

chúng ta nâng cao năng lực tư duy khoa học, tìm hiểu được nguyên nhân của những vấn đề phát sinh và phát triển trong thực tiễn. Chẳng hạn, trong hoạt động xét xử: Hội đồng xét xử (HĐXX) không thể tùy tiện kết luận hành vi của bị cáo là tội phạm khi không có các căn cứ cho thấy hành vi ấy có đủ các dấu hiệu của hành vi được xem là tội phạm được quy định trong

Bốn quy luật cơ bản trên đây của tư duy hình thức phản ánh những mối liên hệ nhất định của các sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực khách quan. Do vậy, việc tuân thủ các quy luật

cơ bản của tư duy hình thức là yêu cầu, là điều kiện cần thiết để

nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan. Không có tư tưởng

nào đúng đắn nếu vi phạm một trong bốn quy luật nói trên. Bốn quy luật này có sự liên hệ chặt chẽ với nhau và tác động đồng thời trong bất cứ một quá trình tư duy nào.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 1 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 66 - 69)