Phán đoán có điều kiện

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 1 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 49 - 54)

Phán đoán có điều kiện tạo thành từ các phán đoán đơn,

liên kết với nhau bằng liên từlogic “Nếu…thì”. Ví dụ: “Nếu biết bị án tử hình thì nó đã không buôn lậu ma túy”.

Trong phán đoán có điều kiện, có sự phản ánh quan hệ

nhân – quả.

2.1.4. Suy lun

2.1.4.1. Khái niệm về suy luận

Có hai cách đểđể làm giàu tri thức khi phản ánh đối tượng: - Cách thứ nhất: Khái quát trực tiếp hiện thực khách quan nhờ sự quan sát và cảm nhận trực tiếp của các cơ quan cảm giác;

- Cách thứ hai: Thu nhận gián tiếp thông qua những tri thức đã rút ra để tiếp tục phản ánh đối tượng.

Để có được tri thức bằng con đường nhận thức trực tiếp,

con người phải nhờ vào sựtác động trực tiếp của đối tượng vào

các cơ quan thụ cảm hoặc nhờ sự hỗ trợ của máy móc.

to lớn không thể phủ nhận được của con đường nhận thức trực tiếp khi nghiên cứu, khám phá thế giới khách quan. Bằng con

đường nhận thức trực tiếp, con người đã không ngừng bổ sung, làm giàu kho tàng tri thức có giá trị về thế giới hiện thực. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở bất cứlĩnh vực nào dù đó là lĩnh

vực khoa học, kinh tế, văn hóa hay giáo dục… Trong lĩnh vực pháp luật, những kết luận trong biên bản khám nghiệm hiện

trường, biên bản thu giữ tang vật, kết luận giám định pháp y,… thường là kết quả của nhận thức trực tiếp (ví dụ: các thông tin thu nhận trực tiếp từ hiện trường như: cửa ra vào có vết cạy phá; trên áo có vết máu; mặt kính cửa sổ có vết vân tay; thân thể nạn nhân có nhiều vết bầm tím…).

Tuy nhiên, không phải lúc nào việc nhận thức vấn đề, sự

việc cũng có thể thực hiện được bằng con đường trực tiếp. Khi

đó, con người phải sử dụng phương pháp nhận thức gián tiếp

nghĩa là dựa trên cơ sở những dữ kiện, những tri thức đã biết, đã được định hình trong tư duy dưới dạng các phán đoán đã có và

bằng các thao tác tư duy đểcó được phán đoán mới chứa đựng tri thức mới. Thao tác đó là suy luận.

Như vậy, suy luận là một hình thức của tư duy mà từ một hay nhiều phán đoán đã có, người ta suy ra được phán đoán

mới. Thông qua suy luận – nghĩa là thông qua việc liên kết các

phán đoán – mà con người nhận được tri thức mới nhanh và nhiều hơn so với phương pháp cảm nhận trực tiếp thông qua các giác quan.

2.1.4.2. Các thành phần trong một suy luận

Về thành phần, suy luận được hình thành từ ba bộ phận: tiền đề, kết luận và cơ sở logic.

- Tiền đề: Là những tri thức, những phán đoán đã biết hoặc

được thừa nhận, là cơ sở và chỗ dựa để rút ra tri thức mới.

- Kết luận: Là phán đoán, là tri thức mới được rút ra như

một tất yếu từ tiền đềđã cho.

- Cơ sở logic: Là các quy tắc thực hiện phép suy luận. Ví dụ: “Mọi người phạm tội đều có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Hùng là người phạm tội. Do đó, Hùng có hành vi vi

phạm pháp luật hình sự”.

Từ hai phán đoán tiền đề (“Mọi người phạm tội đều vi phạm pháp luật hình sự” và “Hùng là người phạm tội”), bằng việc xác định quan hệ giữa khái niệm “phạm tội” và khái niệm

“vi phạm pháp luật”, xác định tính chân thực của phán đoán “Hùng là người phạm tội” (luận chứng), ta đi đến phán đoán kết luận “Hùng có hành vi vi phạm pháp luật hình sự”.

Ngoài các thành phần cơ bản nêu trên, trong một suy luận còn có thể có các từ (cụm từ) giữ vai trò liên kết các tiền đề với nhau và với kết luận. Các từ (cụm từ) này là các chỉ dấu cho

phép xác định tiền đề và kết luận trong suy luận.

Ví dụ: “Nếu pháp luật nghiêm minh thì tội phạm sẽ không thể lộng hành”.

+ Các từ (cụm từ) đứng trước tiền đề thường là: Vì (tại vì), do, nếu, mặc dù, tuy, bởi…

+ Các từ (cụm từ) đứng trước kết luận thường là: Cho nên, vì thế, do vậy, thì, kết quả là, hậu quảlà, rõ ràng là…

Tuy nhiên, do thói quen tĩnh lược nên các từ (cụm từ) này có thể không xuất hiện trong diễn đạt của một suy luận. Ví dụ:

Kết luận trong một suy luận có thể là: - Một lời khẳng định (phủđịnh).

Ví dụ: “Công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Sinh viên là những công dân. Vì vậy, sinh viên phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc”.

- Một lời thuyết phục (khuyến cáo, đề nghị, lời khuyên): Ví dụ: “Phát triển năng lượng hạt nhân đòi hỏi vốn đầu tư

rất lớn. Đây cũng là nguồn năng lượng có sức hủy diệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thế giới đã chứng kiến nhiều bài học lịch sử đau

lòng về thảm họa hạt nhân. Cần thận trọng cân nhắc khi chọn

con đường phát triển năng lượng theo hướng này”.

- Có thể là một câu hỏi có tính định hướng đểngười nghe,

người đọc tự rút ra câu trả lời theo hướng của người hỏi:

Ví dụ: “Hàng hóa do Công ty A sản xuất là hàng hóa mà

Nhà nước cấm sản xuất, buôn bán, lưu hành, sử dụng theo Điều 199 BLHS. Chẳng lẽ anh vẫn không công nhận đó là hàng cấm?”.

Trong một suy luận có thể có một hoặc nhiều tiền đề, tuy

nhiên thường chỉ có một kết luận. Rất ít khi suy luận có nhiều kết luận. Trong cấu trúc của suy luận, kết luận có thể nằm ở đầu, ở

cuối hoặc ở giữa. Với những suy luận có nhiều tiền đề, tiền đề có hiệu lực mạnh nhất thường được đặt sát kết luận nhằm tăng sức thuyết phục.

Ví dụ: “Là chủ nhiệm dự án, bị cáo đã buông lỏng trách nhiệm quản lý. Khi phát hiện thấy dấu hiệu sai phạm, bị cáo không những không có biện pháp ngăn chặn mà còn tìm mọi

cách để che giấu. Đặc biệt, bịcáo đã nhiều lần chỉđạo cấp dưới thủ tiêu chứng cứ, tạo dựng hồsơ giả để đối phó với pháp luật. Vì thế, cần áp dụng hình phạt cao nhất để nghiêm trị”.

2.1.4.3. Phân biệt suy luận đúng và suy luận hợp logic

Suy luận có thể đúng, có thểsai. Nói khác đi, không phải

phán đoán nào được suy ra từ các phép suy luận cũng mang tới những tri thức đúng.

Ví dụ: “Nếu bịcáo kháng cáo (đúng luật) thì vụ án sẽđược xét xử phúc thẩm. Được biết, trong vụán cướp tài sản do A thực hiện, bịcáo A đã không kháng cáo. Vì vậy, vụ án này chắc chắn không xét xử phúc thẩm”.

Suy luận trên là một suy luận sai vì dưới góc độ pháp luật, dù bị cáo không kháng án nhưng vụ án vẫn được xét xử phúc thẩm (chẳng hạn, vụ án bị Viện Kiểm sát kháng nghị). Suy luận

trên đây sai vì không tuân thủ quy tắc logic (xem phần 2.5.2.9

Ngụy biện phủđịnh tiền kiện).

Như vậy, một suy luận chỉ trở thành suy luận đúng (đúng đắn), phù hợp với chân lý của nhận thức, khi đồng thời thỏa mãn

các điều kiện sau đây:

a. Tiền đề phải chân thực;

b. Kết luận phải mang tính tất yếu logic;

c. Cách thức rút ra kết luận phải phù hợp với các quy luật, quy tắc logic của tư duy.

Suy luận chỉ thỏa mãn điều kiện c được gọi là suy lun hp logic.

Trong hoạt động tư pháp, đặc biệt trong tranh luận nhằm chứng minh cho sựđúng đắn của một hay nhiều luận điểm cũng như để phản bác ý kiến của người khác, suy luận được sử dụng phổ biến và chiếm vịtrí đặc biệt quan trọng. Một lập luận thuyết phục tất yếu phải là kết quả của những suy luận đúng.

2.1.4.4. Phân loại suy luận

Có ba cách suy luận phổ biến thường sử dụng, đó là:

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 1 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)