Năng lực phản biện là sự thể hiện nhuần nhuyễn, linh hoạt và hiệu quả các kỹnăng cốt lõi của tư duy phản biện, trong
đó trọng tâm là các kỹ năng quan sát, diễn giải, phân tích, suy luận, đánh giá, giải thích, tri nhận tổng hợp. Nói một cách cụ thể, đó là:
- Có năng lực thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh
giá và xử lý các tình tiết, các thông tin, các sự việc dựa trên sự
suy xét vấn đề một cách cẩn trọng, sâu sắc và thấu đáo. Có khả năng nhận thức vấn đề một cách đa diện, không thiển cận, đơn
giản, một chiều. Biết vận dụng các tiêu chuẩn thích hợp đểđánh giá các thông tin, các ý tưởng.
- Có năng lực tư duy độc lập, biết suy xét, bảo vệ các giá trị đã được kiểm nghiệm, biết sử dụng nhiều thủ thuật tư duy
khác nhau, biết đặt các câu hỏi và tìm câu trả lời cần thiết, biết
cách đưa ra các phán đoán, thiết lập các giảđịnh.
- Có khả năng trừu tượng hóa và khái quát hóa một cách hợp lý thông qua quá trình đánh giá độ chính xác và tầm quan trọng của các minh chứng và suy luận một cách hợp lý.
- Nhạy bén trong việc quan sát, phát hiện và nhận diện những tình huống có vấn đề; có khả năng kết nối vấn đề trong tính tổng thể; nhạy cảm với những dấu hiệu đặc biệt và đơn nhất
cũng như các dấu hiệu điển hình; có khảnăng nhìn thấy và phân biệt được những nét khác biệt trong sựtương đồng; có khảnăng
suy luận để nhìn thấy được mối quan hệ logic bên trong giữa các thông tin, các dữ kiện, tình tiết để không bị nhầm lẫn bởi các dấu hiệu bề ngoài.
- Luôn xem xét vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau, tiếp cận hiện tượng từ nhiều quan điểm khác nhau, có khảnăng
xem xét vấn đề một cách toàn diện từ nhiều mặt, nhiều chiều, nhiều mối quan hệ, nhiều khía cạnh và góc độ để tìm tòi, khám
phá, đặt lại vấn đềtheo hướng khác để hiểu được bản chất khách quan sự việc.
- Sử dụng thành thạo các hình thức, quy luật logic, các
phương pháp chứng minh, bác bỏ; có năng lực suy luận, lập luận dựa trên cơ sở của chứng cứ, lý lẽ; có khảnăng phát hiện những sai lầm, thiếu sót trong quan điểm của người khác để phản bác lại; có khả năng bảo vệ quan điểm của mình bằng lập luận chặt chẽ; thấy được mối quan hệ logic giữa các dữ liệu và có khả năng rút ra kết luận từ một hoặc nhiều chi tiết; hiểu được sự khác biệt giữa các suy luận và luôn cố gắng suy luận có lý; nhạy bén phát hiện và bác bỏ ngụy biện.
- Có khả năng tranh luận, bao gồm: việc nhận dạng, đánh
giá và xây dựng các lý lẽ; hiểu những khác biệt trong các kết luận, giảđịnh, giả thuyết; nhận ra những sai lầm trong quan điểm của người khác, những thiên lệch trong các quan điểm đó; đưa ra
các lý lẽ với các bằng chứng hỗ trợ; có khả năng trình bày rõ ràng, ngắn gọn, thuyết phục.
Với một cách tiếp cận khác, Richardpaul – Lida Elder đã đưa ra 8 đặc trưng trí tuệ cơ bản của người có tư duy phản biện
như sau1
:
Khiêm tốntrí tuệ
Vs
Ngạo mạntrí tuệ
Can đảmtrí tuệ Hèn nháttrí tuệ
Cảm thông trí tuệ Hẹp hòitrí tuệ
Tự trịtrí tuệ Tuân phụctrí tuệ
Chính trựctrí tuệ Đạo đức giảtrí tuệ
Bền bỉtrí tuệ Lười nháctrí tuệ
Tin vào Lý tính/Lý trí Mất niềm tin vào Lý tính/Lý trí và bằng chứng
Công bằngtrí tuệ Không công bằng trí tuệ
Có thể thấy rằng, mỗi đặc trưng trí tuệ là một phẩm chất chứa đựng trong con người có óc tư duy phản biện. Đồng thời, mỗi phẩm chất lại là sự kết tinh các khía cạnh khác nhau của
năng lực tư duy phản biện.
1
Richard Paul – Linda Elder “Cẩm nang tư duy phản biện – khái niệm và công cụ”. NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2015, tr.28.