TÓM TẮT CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 1 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 40 - 42)

1. Nắm được nội dung bản chất của tư duy phản biện: đó là quá trình tư duy biện chứng gồm PHÂN TÍCH và ĐÁNH

GIÁ một sự việc, một thông tin, một vấn đề,… theo các góc nhìn khác nhằm CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG tư duy.

2. Tư duy phản biện có 7 đặc điểm, cũng là 7 tiêu chuẩn, 7 yêu cầu để hình thành nên tư duy phản biện. Đó là: tính khách quan; tính khoa học và logic, tính toàn diện, tính đối thoại, tính

độc lập, tính nhạy bén và tính linh hoạt.

Sự hội tụ của những đặc điểm này là cơ sởđểtư duy phản biện đáp ứng các chuẩn trí tuệ phổ quát (Rõ ràng, Đúng đắn, Chính xác, Chiều sâu, Chiều rộng, Logic, Công bằng).

3. Tiêu chí để nhận biết một người có kỹnăng tư duy phản biện là TINH THẦN phản biện và NĂNG LỰC phản biện. Đó là

tổng hòa của thái độ, kiến thức và kỹnăng. Những thành tố cơ

bản biểu hiện ở một người có kỹnăng tư duy phản biện gồm: - Có tinh thần và thái độ cởi mở, sẵn sàng đón nhận cái mới, cái khác biệt.

- Có tư duy phân tích, đánh giá, cân nhắc, suy xét. - Có tư duy đa chiều.

- Có tư duy logic biện chứng.

4. Tư duy phản biện đóng vai trò rất quan trọng trong mọi mặt hoạt động của đời sống, là công cụ sắc bén giúp các cá nhân, tổ chức giải quyết đúng đắn các vấn đềđặt ra và lựa chọn những quyết định chính xác, phù hợp trong mọi hoàn cảnh. Tư

duy phản biện là động lực thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của các cá nhân và xã hội. Đó là lý do vì sao kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề là kỹ năng quan trọng trong 16 kỹ năng thiết yếu để tồn tại trong thế kỷ 21.

CÂU HỎI

1. Hãy trình bày một cách hiểu khác của Bạn về tư duy

phản biện.

2. Vì sao nói: “Không có phản biện sẽ không có phát triển”?

3. Vì sao ở Việt Nam hiện nay, trong xã hội nói chung và

trong sinh viên nói riêng chưa có thói quen tư duy phản biện? Làm thếnào để khắc phục được tình trạng này?

4. Nêu các đặc điểm của tư duy phản biện. Vì sao có thể

nói rằng những đặc điểm đó chính là những đòi hỏi của tư duy

phản biện?

5. Với mỗi đặc điểm của tư duy phản biện, hãy đưa ra một ví dụ (hay một tình huống) để minh họa cho cách hiểu của Bạn vềđặc điểm đó.

6. Hãy nêu suy nghĩ của Bạn về các tố chất cần có của một

người có óc tư duy phản biện.

7. Trình bày những hiểu biết của Bạn về8 đặc trưng trí tuệ cơ bản. Hãy chỉ ra những điểm tương đồng giữa 8 đặc trưng trí

tuệcơ bản với các đặc điểm của tư duy phản biện.

8. Bạn có thể đưa ra ví dụ để minh họa về lợi ích của tư

duy phản biện đối với:

a. Việc giải quyết một tình huống mà bạn đã gặp trong cuộc sống.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 1 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)