đâu, cũng luôn có một nguyên tắc: “Giải pháp nhiều hơn vấn đề”.
Một bài toán luôn có nhiều cách giải, một tình huống luôn có nhiều cách tháo gỡ, một vấn đề luôn có nhiều giải pháp để lựa chọn. Đối thoại dân chủ là con đường để các quan điểm khác nhau kết nối, cọ xát, phân tích, tranh luận, thuyết phục với thái
độ xây dựng, từđó hình thành chân lý. Đối thoại còn là phương cách đúng đắn giúp mỗi người vượt qua những hạn chế về sự hạn hẹp trong nhận thức, hiểu biết của bản thân, làm xuất hiện những giải pháp hữu hiệu, có giá trịđể giải quyết vấn đề.
Về bản chất, tư duy phản biện được “vận hành” dựa trên sự
chất vấn và tự chất vấn. Đối thoại là phương thức phổ biến và hiệu quảđể các góc nhìn khác nhau – thậm chí đối lập nhau – có
cơ hội chất vấn và phản hồi nhằm cùng suy ngẫm, tranh luận, bổ
sung và làm giàu cho chính tư duy của mình, từđó giúp cho các bên điều chỉnh, bổ sung để có nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn
về sự vật, hiện tượng đang xem xét.
Theo nguyên lý truyền thông, một thông tin được phát ra chỉ có ý nghĩa và hiệu quảkhi nó được phản hồi trở lại, nghĩa là hình thành tương tác hai chiều. Do đó, điều kiện tiên quyết trong
đối thoại là trước hết các phía tham gia đối thoại phải ôn hòa, thực tâm lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau. Nếu không có thái độ
khiêm tốn và tôn trọng lẫn nhau, đối thoại sẽ dẫn đến độc thoại,
nghĩa là đi ngược lại với nguyên lý truyền thông, sớm muộn
cũng dẫn đến thất bại. Đây là một khía cạnh quan trọng hàng đầu của văn hóa đối thoại trong các cuộc tranh luận, một hình thức
đối thoại có tính thường trực trong các hoạt động xây dựng và bảo vệ pháp luật.
- Loại bỏcác định kiến cá nhân khỏi tư duy của mình. Phải tiếp cận vấn đề dựa trên những bằng chứng và lý lẽ khách quan, không bảo thủ, cố chấp dựa vào nhận thức chủ quan. Ý thức coi
mình là “trung tâm”, là “chân lý”, không chịu tiếp nhận những
quan điểm đúng đắn của người khác là thái độ cực đoan, dẫn đến tình trạng đối thoại như giữa “những người điếc” hay giữa những
người máy “có hệđiều hành hoàn toàn khác nhau”, mà thực chất là giết chết đối thoại.
- Sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và nghiêm túc tiếp nhận ý kiến, quan điểm của người khác, lấy chân lý khách quan làm tiêu chuẩn để tiếp nhận các quan điểm, cách đánh giá và suy nghĩ phù
hợp, đúng đắn. Từ đó, điều chỉnh nhận thức của bản thân, giúp hạn chế rủi ro khi vận dụng, hành động.
- Có ý thức thường xuyên tự vấn, tự đối thoại, tranh luận với chính bản thân mình. Tự đối thoại với bản thân là biểu hiện cao nhất và là thử thách lớn nhất của phẩm chất dũng cảm, chính trực – một phẩm chất hàng đầu của người có tư duy phản biện.
Thái độ nghiêm túc, cầu thị khi “tự chiêm nghiệm” bản thân
cũng là phương thức hiệu quả giúp mỗi người nhận ra những thiếu sót, sai lầm và chủquan trong suy nghĩ, hành động để hoàn thiện chính mình. Đó cũng là cách tốt nhất đểđào luyện năng lực
tư duy phản biện ngày càng trở nên sâu sắc và nhạy bén.