Tính linh hoạt

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 1 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 34 - 36)

- Đặc điểm linh hoạt của tư duy phản biện thể hiện trước hết ở thói quen xem xét, đánh giá và giải quyết vấn đề không bị

phụ thuộc theo một khuôn mẫu có tính truyền thống. Tính linh hoạt trong tư duy bắt nguồn từcách nghĩ đa chiều, không theo lối mòn. Xã hội nào cũng có những nhu cầu nhìn nhận vấn đề đa

chiều vì tự thân xã hội đã đa chiều. Vì thế, bất kỳ một sự việc – dù đơn giản hay phức tạp –khi xem xét đều phải được đặt trong nhiều hoàn cảnh, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Mục đích làm

sáng tỏ bản chất của sự việc được thực hiện dựa trên những câu hỏi gợi mở cho sự tìn tòi, khám phá thấu triệt và sâu sắc, thậm

chí đặt lại vấn đề, sự việc theo hướng hoàn toàn khác. Đó là cơ

sở để đưa ra những đối sách ưu việt cho vấn đề, sự việc đang

quan tâm. Tất cả những biểu hiện đó là kết quả của ý thức hoài nghi tích cực, một đặc trưng quan trọng không thể thiếu của tư

duy phản biện.

- Đưa ra được cách đánh giá và giải đáp vấn đề, sự việc

không mang tính thường thức, khuôn mẫu được coi là biểu hiện của tính linh hoạt trong tư duy. Tuy nhiên, người được xem là có tư duy linh hoạt không nhất thiết là phải người có kiến giải độc đáo, mà điều quan trọng là tư duy, suy nghĩ phải đi trước một bước so với người khác. Khi phân tích, đánh giá sự việc, tình tiết, vấn đề… không được mặc định một cách đánh giá mà phải xem xét nhiều giả thiết, nhiều kịch bản, nhiều phương án khác nhau để có cái nhìn toàn cảnh, thấy được mặt mạnh, mặt yếu của vấn đề, sự việc…

- Tính linh hoạt của tư duy phản biện đòi hỏi khả năng tư

duy trừu tượng. Đây là khả năng tư duy về những thứ không có ở đó –trông thấy trước các hậu quả và khả năng trong tương lai, tư duy về chính tư duy của bạn, mường tượng ra các kịch bản chưa từng tồn tại. Với ý nghĩa đó, tính linh hoạt là kết quả của sự tích

lũy vốn hiểu biết sâu sắc kết hợp với năng lực phân tích, tổng hợp uyên thâm, và yếu tố đi cùng không thể thiếu là trực giác nhạy bén.

Tóm lại, tư duy phản biện là một bước phát triển về chất của tư duy. Chính vì vậy, nó mang những đặc điểm nổi trội hơn so với tư duy. Những đặc điểm này khiến cho người có tư duy phản biện trở nên sắc sảo, có óc sáng tạo và mang những nét khác biệt hơn so với những người khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 1 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)