Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 77 - 82)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Về tổ chức bộ máy k ế toán:

Hiện nay, các doanh khảo sát đều áp dụng mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, trong đó công việc của kế toán được hỗ trợ bởi hệ thống máy tính có ứng dụng CNTT bằng việc cài đặt phần mề m kế toán, máy tính có kết nối mạng nội bộ và mạng internet. Mô hình này có hạn chế đó là công việc kế toán quản trị được giao cho các nhân viên kế toán thực hiện chung, công việc không được phân định rõ ràng.

- Về quá trình thu thập thông tin:

+ Nội dung thông tin thu thập còn nhiều hạn chế cần phải hoàn thiện:

Những thông tin thu thập chủ yếu là thông tin quá khứ, được thực hiện từ công tác KTTC trong DN. Còn những thông tin tương lai phục vụ cho việc lập dự toán chưa được chú trọng. Thu thập thông tin mới chỉ là việc tập hợp các thông tin chứ chưa phân loại và đánh giá mục đích sử dụng của từng thông tin để đưa vào khâu xử lý thông tin cho phù hợp như thông tin phục vụ mục đích lập kế hoạch; thông tin thực hiện; thông tin phục vụ mục đích kiể m soát; thông tin phục vụ mục đích ra quyết định.

+ Tổ chức vận dụng chứng từ còn hạn chế. Tại các doanh nghiệp khảo sát, việc thu nhận thông tin kế toán chủ yếu thông qua chứng từ kế toán. Trong đó,

chứng từ có thể được lập thủ công hoặc lập trên máy, những chứng từ lập trên máy đều chưa có những yếu tố để liên kết với hệ thống TKKT để thuận lợi cho quá trình hạch toán và phân loại thông tin kế toán trên hệ thống.

- Về xử lý thông tin k ế toán:

+ Về phân loại chi phí:

Các doanh nghiệp được khảo sát đều chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc phân loại và kiểm soát chi phí một cách khoa học. Cácdoanh nghiệp do chưa nhận thức được những điều này nên chưa quan tâm đến việc xem xét chi phí được hình thành như thế nào, ở đâu, chi phí như thế nào thì có hiệu quả nhất.... Vì

chi phí được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng. Đây là cách phân loại được sử dụng phổ biến trong kế toán tài chính, còn đối với cách phân loại chi phí theo yêu cầu của kế toán quản trị như: phân loại theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động, chi phí kiểm soát và không kiểm soát được, chi phí cơ hội, chi phí chênh lệch, chi phí chìm,... thì không được thực hiện. Do đó, khi nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh, cung cấp dịch vụ thường gặp nhiều khó khăn, quyết định đưa ra không có căn cứ khoa học vững chắc. Tính khả thi và hiệu quả thu được từ việc thực hiện các phương án kinh doanh không cao.

+ Về mã hóa các đối tượng kế toán:

Việc mã hóa các đối tượng được thực hiện độc lập ở các phần mề m tại các phòng ban và chưa có sự thống nhất giữa các phòng ban. Đối tượng quản lý mới thực hiện chủ yếu là các đối tượng kế toán như danh mục hàng tồn kho...

+ Về hệ thống tài khoản kế toán:

Các doanh nghiệp được khảo sát thực hiện hạch toán chi tiết chỉ dừng lại ở hạch toán chi tiết trên các tài khoản cấp hai, chủ yếu theo yêu cầu của kế toán tài chính và kiểm soát của Nhà nước mà chưa thực hiện hạch toán chi tiết chi phí theo các nội dung, loại hoạt động, bộ phận hoạt động kinh doanh. Việc hạch toán này làm cho nhà quản lý không nắm được việc sử dụng chi phí theo từng bộ phận, từng loại hoạt động như thế nào, không thể kiểm soát và quản lý chặt chẽ chi phí và do đó chưa mang lại hiệu quả cao.

+ Về s ổ kế toán:

Các thông tin được xử lý trên hệ thống sổ kế toán chủ yếu là các thông tin KTTC một phần do ảnh hưởng của công tác xây dựng hệ thống TKKT chưa tốt và do yêu cầu của quản lý tại các DN chưa cao. Công tác ghi chép chi tiết chưa được đồng bộ. Hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều chưa thiết kế được mẫu s ổ kế toán phục vụ cho việc xử lý thông tin theo yêu cầu quản trị.

+ Về việc lập định mức và xây dựng dự toán:

Việc lập kế hoạch kinh doanh cho kỳ tới tại các doanh nghiệp hầu như không được thực hiện, nếu có cũng chưa đầy đủ, chỉ trọng tâm vào một s ố kế hoạch chủ

yếu. Mặt khác việc lập kế hoạch không được dựa trên cơ sở khoa học vững chắc, chưa có sự phân tích, đánh giá kết quả đạt được của kỳ trước, xác định nhân tố ảnh hưởng, các nguyên nhân tồn tại. Chưa phân tích các thông tin dự báo thị trường, nhu cầu thị trường có tính đến những khó khăn và thuận lợi trong kỳ kế hoạch. Vì vậy, các kế hoạch hầu như không sát với thực tế, không có tính khả thi, không được xem là tiêu chuẩn phải đạt được của doanh nghiệp trong tương lai, làm cho ý nghĩa của việc lập kế hoạch bị hiểu sai.

Về việc xây dựng định mức và lập dự toán: 80% các doanh nghiệp khảo sát không tiến hành lập dự toán ngân sách doanh nghiệp nói chung, lập dự toán chi phí, dự toán tiêu thụ, dự toán kết quả kinh doanh nói riêng. Vì vậy, không có cơ sở để đánh giá tình hình th ực hiện các kế hoạch, các dự toán đề ra, không thấy được mặt mạnh để phát huy, mặt yếu kém còn tồn tại để khắc phục, không khai thác được hết các khả năng tiề m tàng về nguồn lực tài chính nhằ m phát huy nộ i lực và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp

+ Về phân tích thông tin:

100% các doanh nghiệp được khảo sát không tiến hành thực hiện phân tích điể m hòa vốn cũng như phân tích mố i quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận, phân tích thông tin thích hợp để phục vụ cho việc ra quyết định.

Việc định giá bán sản phẩm trong các doanh nghiệp được khảo sát hiện nay chủ yếu dựa vào chi phí thực tế phát sinh. Với cách định giá bán như này là không khoa học, có thể gây lãng phí chi phí, không đả m bảo đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các bộ phận. Đồng thời, không thúc đẩy được cải tiến quy trình SXKD của các bộ phận trong DN.

- Về cung cấp thông tin k ế toán:

Thông tin kế toán cung cấp trong các doanh nghiệp được khảo sát chủ yếu được cung cấp trong các báo cáo thực hiện hỗ trợ cho hệ thống BCTC. Còn hệ thống báo cáo KTQT chưa được thiết kế riêng, mà chỉ là một s ố báo cáo chi tiết, chủ yếu là chi tiết một s ố chỉ tiêu trên các BCTC chưa thể hiện được. Do đó, làm hạn chế chức năng định hướng cho các nhà quản trị DN trong việc ra quyết định.

Nguyên nhân

Một là, kiến thức về tổ chức và quản lý theo cơ chế thị trường của các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa nhiều và chưa đầy đủ. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý, nhận thức của bản thân các doanh nghiệp trong việc tổ chức bộ máy kế toán quản trị.

Hai là, mô hình tổ chức kế toán quản trị áp dụng tại Việt Nam là mô hình kết hợp theo chế độ hướng dẫn của Nhà nước, của Bộ Tài chính cũng chỉ mới chú trọng đến hệ thống kế toán tài chính, còn vấn đề hướng dẫn về nội dung kế toán quản trị, tổ chức công tác quản lý ở các doanh nghiệp thì chưa có những hướng dẫn cụ thể. Do đó phần hành kế toán tài chính vẫn đảm nhiệ m chức năng cung cấp thông tin sát thực tế kinh doanh của doanh nghiệp để ra quyết định quản trị.

Ba là, trình độ, nhận thức của các nhà quản trị cũng như đội ngũ nhân sự làm công tác kế toán còn có những hạn chế nhất định, đặc biệt là những kiến thức về kế toán quản trị cũng như về tình hình kinh doanh, xu hướng biến động, phát triển của nền kinh tế.

Bốn là, trình độ áp dụng công nghệ thông tin vào trong quản trị còn yếu và còn thiếu. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng một hệ thống phần mề m quản trị thống nhất, mà chỉ mới áp dụng phần mề m kế toán, nên việc lấy s ố liệu chỉ d ừng ở việc tận dụng nguồn thông tin từ kế toán tài chính, trong khi chưa có s ự liên kết giữa các bộ phận khác nhau, do đó quá trình lấy s ố liệu bị sai sót và không kịp thời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã đề cập và làm rõ đặc điể m hoạt động s ản xuất kinh doanh, đặc điể m tính chất công tác quản lý cũng như công tác kế toán của một s ố doanh nghiệp s ản xuất có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nam Định. Trong chương này, tác giả cũng đã làm rõ thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn tại một s ố doanh nghiệp s ản xuất có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nam Định trên các khía cạnh như: thực trạng tổ chức thu thập thông tin; thực trạng tổ chức phân tích, xử lý thông tin, thực trạng cung cấp thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn, thực trạng tổ chức cơ sở hạ tầng và thực trạng tổ chức nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng tại các doanh nghiệp này. Tại chương này tác giả cũng đã làm rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất cho những giả i pháp khắc phục tại chương 3.

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TẠI CÁC DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

3.1. CÁC DỰ BÁO TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐ NG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 77 - 82)