Yêu cầu hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 83 - 85)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra

việc ra quyết định ngắn hạn

Việc hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn trong các doanh nghiệp s ản xuất có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Nam Định phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

(1) Đảm bảo tính thống nhất, k ết hợp chặt chẽ với k ế toán tài chính. KTQT và KTTC có mố i liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng cùng nằm trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Việc áp dụng hệ thống KTQT không có nghĩa là phải thiết lập thêm một hệ thống kế toán mới, độc lập hoàn toàn với KTTC mà ngược lạ i phải kết hợp chặt chẽ với KTTC trên các phương diện. Hai loại kế toán cùng s ử dụng hệ

thống chứng từ ban đầu phù hợp để thu thập thông tin nhằm tiết kiệ m chi phí cho bộ máy kế toán nhưng vẫn tối đa hóa việc ghi chép và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế

phát sinh. Cả hai đều phải thống nhất với nhau trong việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ và đồng bộ cho lãnh đạo DN trong việc ra các quyết định quản lý.

Chính vì vậy, khi xây dựng hệ thống KTQT cần giả i quyết được s ự hài hòa về tổng thể và chi tiết một cách khoa hoc, nghĩa là KTQT và KTTC trong doanh nghiệp cần có tổ chức khoa học, tránh trùng lập, đảm bảo tính thống nhất, phù hợp và kết hợp chặt chẽ với nhau để giúp hệ thống kế toán doanh nghiệp vững mạnh, giúp nhà quản lý có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.

(2) Phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp về quy mô, về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. KTQT nhằm phục vụ yêu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp nên tổ chức KTQT nhất thiết phải dựa trên yêu cầu, đòi hỏ i của các công tác quản trị doanh nghiệp đó. Trong mỗi doanh nghiệp, nhu cầu thông tin của các cấp quản trị cũng khác nhau nên cần xác định rõ thông tin cần cung cấp để có thể tổ chức KTQT khoa học và hợp lý nhất.

(3) Có tính khả thi cao, phù hợp với các điều kiện hiện có của doanh nghiệp về nguồn lực trên các phương diện: Vốn, tài s ản, trình độ nhân viên kế toán, nhà quản trị. Đồng thời phải đả m bảo tuân thủ luật pháp hiện hành về tài chính, kế toán… Thông tin của KTQT là cơ sở quan trọng để các nhà quản trị đưa ra các quyết định hợp lý, phù hợp, đúng thời cơ và đảm bảo thắng lợi trong kinh doanh.

(4) Đảm bảo hài hòa quan hệ chi phí – lợi ích nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho các doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của kế toán nói chung và KTQT nói riêng là hiệu quả kinh doanh của DN. Vì vậy, hiệu quả của KTQT được xem xét trong mối quan hệ giữa chất lượng thông tin và chi phí hạch toán. Việc hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn phải đảm bảo đem lạ i thông tin chất lượng cao với hao phí hạch toán hợp lý, đảm bảo tính khả thi, đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng s ử dụng.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 83 - 85)