Xây dựng bộ phận truyền thông độc lập

Một phần của tài liệu 01- Luan van (Nguyen Huong Thao) (Trang 98 - 100)

Trong khi các công ty lớn quan tâm đến hình ảnh doanh nghiệp hơn thì một doanh nghiệp nh lại quan tâm đến hình ảnh của từng cá nhân hoặc đội ngũ lao động của công ty, cũng như các sản phẩm mà họ cung cấp. Vì vậy nên dù quy mô công ty lớn hay nh , tiềm lực tài chính đến đâu thì việc xây dựng bộ phận truyền thông độc lập trong công ty có vai trò rất quan trọng. Truyền thông giúp các doanh nghiệp nh dễ dàng tiếp cận những thị trường để ng và về lâu dài có thể giúp họ xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp cũng như cho các sản phẩm của mình. Đây chính là việc tạo ra tiếng vang về tổ chức, mà cụ thể là tạo ra một chiến lược nhằm kích hoạt, tăng nhận thức lẫn nhu cầu của mọi người đối với công ty và các sản phẩm/ dịch vụ của công ty, đồng thời tìm ra những phương thức mới để nhấn mạnh các đặc điểm “phải có về doanh nghiệp của bạn bằng cách sử dụng góc nhìn khách quan từ các cơ quan truyền thông và những bên thứ ba có uy tín.

Không có nhu cầu về truyền thông ở tổ chức nào giống tổ chức nào. Điều quan trọng là mục tiêu giao tiếp với những nhóm công chúng xác định mà ban lãnh đạo đặt ra. Bộ phận truyền thông có thể chỉ bao gồm một trưởng phòng và một thư ký, hay có thể có thêm các trợ lý chuyên môn như nhân viên báo chí, biên tập viên tạp chí nội bộ, nhân viên thiết kế - in ấn, thợ chụp hình… Tùy vào quy mô để có thể xác định nhân sự trong bộ phận truyền thông này. Với nhiều tổ chức lớn thì đó là một phòng/ ban riêng chịu trách nhiệm tất cả các công việc về công tác truyền thông của mình. Nhiều tổ chức khác thì có từng ban nh chịu trách nhiệm với từng nhóm đối tượng riêng mà nó hướng tới như những người lao động, người tiêu dùng, nhà đầu tư hoặc nhà tài trợ. Nhiều tổ chức khác thì bộ phận QHCC nội bộ được kiêm bởi các phòng ban marketing, quản trị nhân lực, pháp luật, tài chính.

Một công ty chỉ có thẻ thành công khi có sự đoàn kết, tập hợp của các cá nhân, khi có sự tin tưởng và cùng hướng tới một mục đích chung, mục đích của cả nhân viên và lãnh đạo. Nhân viên phải quan tâm đến thành tích của công ty cũng như đến kết quả lao động của mình. Những lợi ích chung là: Tiền lương, sự tham gia của công việc chung và lợi nhuận, chỗ làm việc thuận lợi, cảm giác làm chủ, tinh thần tự quản, sự lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ. Vì vậy, khi điều hành, hoạch định và thực hiện các hoạt động truyền thông nội bộ, ban lãnh đạo công ty phải chú ý đến sự kết hợp giữa lợi ích vật chất và tình cảm, tình yêu mến của nhân viên đối với công ty. Theo đó, cần phải xem xét những vấn đề như: Kết hợp lợi ích cá nhân (như lương bổng) để đạt mục đích chung (lợi nhuận và sự thịnh vượng của tổ chức, công ty); Tạo dựng lý tưởng và hình ảnh công ty, trong đó có sự ủng hộ của từng nhân viên; Tạo sự hiểu biết hai chiều giữa lãnh đạo và nhân viên; Xây dựng một hệ thống các tiêu chí đánh giá khách quan về công lao, thành tích của cá nhân trong thành tích chung của tập thể một cách thống nhất; Ủng hộ chuyên môn cao; Ủng hộ không khí nhân ái và đoàn kết nội bộ và đề phòng và giải quyết các tình huống khủng hoảng trong nội bộ tổ chức, cơ quan.

Một phần của tài liệu 01- Luan van (Nguyen Huong Thao) (Trang 98 - 100)