6. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Bộ Giao thông – Vận tải
Bộ Giao thông Vận tải lập dự án và tranh thủ nguồn vốn thực hiện các dự án tỉnh lộ; đầu tư các dự án hạ tầng xã hội tác động phát triển du lịch. Quy hoạch bến xe, bến đò đưa đón khách du lịch. Kiểm tra, xử lý các phương tiện vận tải thủy, bộ, bến đỗ phương tiện vận chuyển khách du lịch đảm bảo an toàn cho du khách.
Hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục quan trọng như tiến tới việc nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 57 và tăng cường khả năng kết nối với Vĩnh Long, Trà Vinh nhằm tăng cường khả năng phối hợp, tiến tới phát triển thịnh vượng chung của dải duyên hải đông bắc đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2015, Bến Tre xác định du lịch sinh thái miệt vườn là tiền đề hết sức quan trọng, là giai đoạn bản lề cho phát triển trong các năm tiếp theo, đồng thời đây là bước khởi đầu cho sự nghiệp phát triển du lịch bền vững trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng và tài nguyên với sự quản lý khai thác bảo vệ môi trường theo kế hoạch.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá hoạt động du lịch sinh thái miệt vườn ở chương 2. Chương 3 đã đưa ra các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng, giải pháp về tổ chức quản lý, về xúc tiến quảng bá, về liên kết, hợp tác… để khắc phục những điểm yếu và để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre. Bên cạnh các giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre, chương 3 còn trình bày một số kiến nghị với Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, Bộ Giao thông – vận tải để hoạt động du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre mang lại hiệu quả cao hơn nữa.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đánh giá tiềm năng, hiện trạng hoạt động du lịch của Bến Tre, tác giả rút ra một số kết luận sau:
1. Về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh BếnTre
Tài nguyên du lịch tỉnh Bến Tre khá phong phú và đa dạng hội tụ được nhiều yếu tố quan trọng để hình thành các loại hình, sản phẩm du lịch thế mạnh, đặc biệt loại hình du lịch sinh thái miệt vườn, nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu, văn hóa. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển KT – XH nói chung đang được tập trung đầu tư xây dựng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, để du lịch có thể phát triển với tốc độ nhanh và bền vững hệ thống kết cấu hạ tầng cần được nâng cấp hoàn thiện hơn nữa. Hệ thống CSVCKT phục vụ cho phát triển du lịch đã được các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch đầu tư, nâng cấp nhưng vẫn thiếu đồng bộ. Chất lượng trang thiết bị, lao động phục vụ tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng, vui chơi giải trí v.v... chưa tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của du khách. Tỉnh đã đang chú trọng công tác tôn tạo, phát triển chú trọng các điểm du lịch sinh thái miệt vườn, tăng cường kêu gọi đầu tư các dự án có quy mô lớn, phát triển mới các điểm du lịch cộng đồng thuộc các xã ven sông, phát triển nền văn hoá nghệ thuật dân gian, phát triển hệ thống làng nghề truyền thống góp phần làm phong phú thêm nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, góp phần bổ trợ cho loại hình du lịch sinh thái miệt vườn của Bến Tre.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre đã có những bước chuẩn bị căn bản nhằm tạo cơ sở cho việc phát triển mạnh và bền vững du lịch nói chung và du lịch sinh thái miệt vườn trong tương lai, như xây dựng quy hoạch và các đề án phát triển du lịch; đặc biệt là Sở đã chủ động, tích cực tổ chức các khóa tập huấn về nghiệp vụ cơ bản nhằm nâng cao nhận thức và khả năng sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch của người dân.
Du lịch và các dịch vụ của du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre phát triển với xuất phát điểm thấp thể hiện trong các lĩnh vực như: kinh doanh, đầu tư phát triển, quản lý, công tác quy hoạch, kế hoạch và đào tạo. Lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre ngày một tăng, đó là một cơ hội và thách thức đối với ngành Du lịch tỉnh trong những năm tiếp theo. Đóng góp của ngành Du lịch Bến Tre vào cơ cấu kinh tế chung tuy còn khiêm tốn nhưng ngày càng tỏ rõ vị trí quan trọng đối với sự nghiệp phát triển KT – XH toàn tỉnh.
3. Về định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh BếnTre
Theo tổ chức du lịch sinh thái quốc tế thì loại hình du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre cũng góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sống cho người dân địa phương. Nhưng hơn hết, đó là mối giao hòa về mặt văn hóa, con người giữa các vùng miền thông qua việc đến ở, tham quan có mục đích nhằm hưởng thụ các sản vật địa phương nơi họ đến. Khách du lịch và cả những cư dân địa phương đều thu được lợi ích khi tham gia vào loại hình du lịch này.
Qua nghiên cứu, khảo sát và đánh giá các lợi thế cũng như tìm hiểu những khó khăn hiện tại của Bến Tre, tác giả mong muốn được góp một phần nhỏ trong sự phát triển của du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre. Mặc dù loại hình du lịch này đều có hầu hết ở các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, điều quan trọng là làm sao đầu tư cho thật tốt, thật đúng mức để tạo được nét đặc trưng riêng vừa mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho việc phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống người dân và giữ môi trường sạch đẹp.
Vì thế, việc áp dụng loại hình du lịch sinh thái vào Bến Tre, kết hợp với cây dừa tạo ra loại hình du lịch sinh thái dừa là sự phát triển đúng hướng và phù hợp với xu hướng thời đại.
Qua đề tài nghiên cứu,tác giả chú trọng đi làm rõ những lợi thế và nguồn tài nguyên du lịch vào việc phát triển du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre nhằm tạo ra sự khác biệt, sáng tạo, xóa bỏ tính trùng lắp của mô hình du lịch sinh thái miệt
vườn ở miền Tây hiện nay.Tác giả đã đưa ra các định hướng về khách, loại hình, tuyến, sản phẩm, quản lý và sự liên kết phát triển giữa các tỉnh trong khu vực. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre,tác giả đã trình bày các giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường; giải pháp về đầu tư phát triển du lịch, giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng; giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; giải pháp về quản lý và giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch miệt vườn ở địa phương.
Mặc dù tác giả đã nỗ lực rất nhiều để hoàn thành luận văn nhưng sự hiểu biết còn hạn chế nên nội dung luận văn không tránh khỏi những thiếu xót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô, các chuyên gia và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn thị Ngọc Ẩn (2006), Một số mô hình vườn nhà ở đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, NXB Nông nghiệp.
2. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (1992), Góp phần nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà vùng đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ trường Đại học Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn thị Ngọc Ẩn (2005), Giáo trình thực tập thiên nhiên : tài nguyên - môi trường, sinh thái - du lịch, môi trường và phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long, NXB T.P. Hồ Chí Minh : Nông nghiệp.
4. Lê Huy Bá, Lê Nguyên Thái, Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2006.
5. Cây dừa và kinh tế vườn ở Bến Tre – Sài Gòn giải phóng, 31/08/1994. Tr.2: ảnh
6. Du lịch miệt vườn. - Du lịch Việt Nam, 15/9/2005. - Số Kỳ 2 - Tr.34: ảnh 7. Du lịch miệt vườn. - Thế giới Di sản, tháng 5/2009. - Tr.33
8. Du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long. - Báo ảnh Việt Nam, 4/1999. - Tr.12-13
9. Đ.T.M. Hạnh, B.T.Q. Ngọc / Phát triển du lịch nông thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 261‐268.
10. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2002.
11. Ngô Tất Hổ ( Trần Đức Thanh và Bùi Thanh Hương dịch), Phát triển và quản lý du lịch địa phương, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
12. Bùi Thị Lan Hương(2010), “ Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chuyên đề 1: “Du lịch nông thôn: Các khái niệm cơ bản và kết quả khảo sát sự quan tâm du lịch nông thôn trên 3 đối
tượng học sinh, công chức địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2008”, Luận văn tiến sĩ ngành Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường. Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.
13. ITDR, Cẩm nang thực tiễn Phát triển du lịch nông thôn Việt Nam, năm 2013.
14. Khách du lịch miệt vườn gia tăng. - Sài Gòn Giải Phóng, 02/05/2000– 2 15. Mai Khôi (2001), Văn hóa Ẩm thực Việt Nam - Các món ăn miền Nam, Nhà Xuất bản Thanh Niên.
16. Pham Hong Long, Perceptions of Tourism Impact and Tourism Development among Residents of Cuc Phuong National Park, Ninh Binh, Vietnam
17. Pham Hong Long, K. Kayat (2011) : Residents’ perceptions of tourism impact and their support for tourism development: the case study of Cuc Phuong National Park, Ninh Binh province, Vietnam/ European Journal of Tourism Research 4(2), pp. 123-146
18. Pham Hong Long, Tourism Impacts and Support for Tourism Development in Ha Long Bay, Vietnam: An Examination of Residents’ Perceptions , Asian Social Science, Vol.8 , No. 8; July 2012
19. Nguyễn Thanh Long (và nh.ng. khác), Miệt vườn sông nước Cửu Long, NXB Lao động, 2008.
20. Phạm Trung Lương, Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, năm 2000.
21. Phạm Trung Lương, Du lịch sinh thái – Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Giáo dục, năm 2002.
22. Luật Du lịch Việt Nam (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2009.
24. Nguyễn Văn Mạnh và Trần Huy Đức, 2010. Phát triển du lịch nông thôn để thúc đẩy hiện đại hóa nông thôn ở Hà Nội, trích dẫn ngày 18/6/2011 từ: E:\NCS_NEU\Du lich nong thon\Ptrien DLNT de thuc day hien dai hoa nong thon o VN.htm
25. Trần Ngọc Nam, Marketinh du lịch, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005.
26. Sơn Nam, Đồng Bằng sông Cửu Long – Nét sinh hoạt xưa $ văn minh miệt vườn, Nhà xuất bản TP HCM 2004.
27. Nét văn hóa sông nước ở miệt vườn: Giữa màu xanh đồng bằng sông Cửu Long. - Sài Gòn Giải Phóng, 16/09/1999. – 6.
28. Bùi Xuân Nhàn, Phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiên nay, năm 2009. 29. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2008), Nghiên cứu hệ sinh thái và môi trường tại các xã cù lao thuộc tỉnh Tiền Giang để phát triển du lịch bền vững, luận văn thạc sỹ quản lý môi trường. Đại học Khoa học Tự nhiên, TP. HCM.
30.Thạch Phương – Đoàn Tứ, Địa chí Bến Tre, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 2001.
31. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre (2013), Số liệu thống kê về doanh thu, lượt khách du lịch đến Bến Tre giai đoạn 2010 đến 2014.
32. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, Sở Giao thông vận tải Bến Tre. 33. Sở Giáo dục Bến Tre, Sở Y tế Bến Tre, Cục thống kê Bến Tre.
34. Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre, Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre. 35. Sở công thương Bến Tre, UBND tỉnh Bến Tre.
36. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre, Hiệp hội du lịch Bến Tre.
37. Tỉnh ủy Bến Tre (2012), Chỉ thị Về phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 - 2015.
38. Tổng cục Du lịch (2010), Báo cáo tổng hợp Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
39. Tổng cục du lịch, 1994, Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
40. Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2006.
41. Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 2001. 42. Nguyễn Phương Thảo, Huyền thoại miệt vườn : truyện cổ dân gian các dân tộc Nam bộ, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 1994
43. Huỳnh Quốc Thắng (2003), Văn hóa trong chiến lược sản phẩm của du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, (số 140 – 141), trang 16. 44. Thấy gì qua các nhà vườn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: Đồng Bằng Sông Cửu Long .- Sài Gòn giải phóng, 31/12/1994. - Tr.3
45. Trần Ngọc Thêm, Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, NXB Văn hóa – văn nghệ TP. HCM 2013
46. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
47. Lê Thông (chủ biên), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, T.6: Các tỉnh và thành phố Đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
48. Trung tâm xúc tiến du lịch Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh.
49. Minh Trí (1991), Đạo Dừa ông là ai, Thánh sống hay kẻ điên khùng, Sở Văn hóa Thông tin Bến Tre.
50. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Tuấn Cảnh (2005), Địa lý du lịch, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, tr. 92 -93.
51. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Tuấn Cảnh, Địa lý du lịch, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 2005.
52. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Hội thảo Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, 1998, 146 trang.
53. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2012), Kế hoạch Phân kỳ thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU của Tỉnh ủy và Đề án phát triển du lịch Bến Tre giai đoạn 2011 - 2015.
54. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre (1998), Quyết định số 2339/QĐ - UB v/v Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu di tích Nguyễn Đình Chiểu - Huyện Ba Tri - Tỉnh Bến Tre.
55. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre (1999), Quyết định số 3186/QĐ-UB v/v Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Khu Lưu niệm Bà Nguyễn Thị Định - huyện Giồng Trôm - tỉnh Bến Tre.
56. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
57. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2012), Quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2015.
58. Văn phòng Chính phủ (2011), Quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, (số 2473/QĐ - TTg). 59. Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (2010), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.
60. Bùi Thị Hải Yến (Chủ biên) (2012), Du lịch Cộng đồng, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.
61. Bùi Thị Hải Yến (2010), Quy hoạch Du lịch, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.
62. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long, Tài nguyên du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.
63. Bùi Thị Hải Yến, Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
64. Bùi Thị Hải Yến (Chủ biên) (2011), Tài Nguyên Du lịch, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra bằng bảng hỏi đối với khách du lịch nội địa đến du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre.