6. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.2.1. Dân cư và lao động
Tỉnh Bến Tre có khoảng 1,255 triệu người với 64,5% dân số trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, tỉnh có hai trường Cao đẳng và trên 60 cơ sở dạy nghề.
lệ lao động qua đào tạo chiếm 36%. Bến Tre hiện có 31 trường trung học với 40.000 học sinh, trong đó có khoảng 12.000 học sinh trung học phổ thông tốt nghiệp hàng năm và khoảng 3.000 học sinh bước vào các trường Đại học, Cao đẳng.
2.1.2.2. Hạ tầng kỹ thuật
a. Giao thông
- Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ và có vị trí đặc biệt trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quốc lộ 60 nối liền các tỉnh miền Tây đang được đầu tư nâng cấp.
Cầu Rạch Miễu đã khánh thành và đưa vào sử dụng, rút ngắn đáng kể thời gian đến Bến Tre bằng đường bộ. Cầu Hàm Luông hoàn thành nối liền cù lao Bảo và cù lao Minh, cầu Cổ Chiên nối Bến Tre với Trà Vinh đang được xây dựng khi hoàn thành sẽ là động lực phát triển kinh tế của địa phương, gắn kết kinh tế và sự phát triển du lịch STMV của tỉnh với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các vùng kinh tế và du lịch trọng điểm phía Nam.
- Hệ thống giao thông đường thủy: Mạng lưới kênh rạch chằng chịt nối liền nhau đã tạo thành một mạng lưới giao thông và thủy lợi rất thuận tiện. Bến Tre là tỉnh có 4 con sông lớn chảy qua. Các con sông có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông đường thủy không chỉ của tỉnh mà còn của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
b. Bưu chính viễn thông: Tỉnh Bến Tre đã xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt thêm nhiều trạm BTS 2G và 3G; đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều dự án hiện đại về công nghệ, mở rộng về dung lượng đảm bảo phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
c. Cấp thoát nước: Hệ thống xử lý và cấp nước tập trung đủ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân thành phố và trung tâm các huyện. Hiện tại, Bến Tre có hai nhà máy cấp thoát nước ở xã Sơn Đông (thành phố Bến Tre) và xã Hữu Định (huyện Châu Thành), công suất 32.000 m3/ngày đêm và nhà máy cấp nước Chợ
Lách, công suất 1.000 m3/ngày đêm. Với công suất này, hàng năm Công ty cung cấp trên 7 triệu m3 nước cho những hộ dân vùng đô thị và lân cận.
d. Cấp điện: Những năm gần đây, ngành điện đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng nhiều công trình trọng điểm như: trạm 220 kV Bến Tre – 2 x 125 MVA đường dây 220 kV Mỹ Tho – Bến Tre, đường dây 110 kV Mỏ Cày – Chợ Lách, đường dây 110 kV Vĩnh Long – Chợ Lách, trạm 110 kV Chợ Lách và công trình trạm 110 kV Bình Đại, trạm 110 kV Thạnh Phú, đường dây 110 kV Giồng Trôm – Bình Đại, Mỏ Cày – Thạnh Phú đưa vào vận hành trong các năm 2012 và 2013.
e. Cơ cấu kinh tế:
+ Bến Tre là tỉnh có lợi thế về nguồn lợi thủy sản, với 65 km chiều dài bờ biển thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể… Tiềm năng thuỷ, hải sản tương đối dồi dào cả 2 khu vực nước ngọt lẫn nước mặn. Do nằm trong ngư trường lớn, Bến Tre hiện có 98 loài cá, 18 loài tôm và nghêu 2 loài, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao như: mực, cá thu, cá ngừ, tôm hùm,… Bến Tre còn có 3.000 miệng đáy lưới biển, hơn 1.700 tàu thuyền, diện tích nuôi trồng là 15.000 ha, sản lượng đánh bắt là 122.608 tấn, sản lượng nuôi trồng 168148 tấn năm 2010. Nguồn thuỷ sản nước mặn dồi dào cùng với khoảng 100 nhà máy chế biến ở Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú sẽ đóng góp quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm tại chỗ, mang về cho du khách khi đến Bến Tre.
+ Những vườn hoa kiểng, cây trái nổi tiếng ở vùng Cái Mơn- Chợ Lách hàng năm cung ứng cho thị trường nhiều loại trái cây và hàng triệu giống cây trồng, cây cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, Bến Tre- xứ sở dừa Việt Nam, diện tích trồng dừa toàn tỉnh chiếm hơn 60.000 ha, sản lượng dừa hàng năm khoảng 500 triệu trái, không những cung ứng cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ, Malaysia, Nhật Bản,... chủ yếu phục vụ cho các ngành sản xuất, chế biến sản phẩm từ dừa như: kẹo
dừa, sữa dừa, dầu dừa, cơm dừa nạo sấy, thạch dừa, than hoạt tính, đất sạch,… Cây dừa đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, có thể nói là cây xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời góp một phần đáng kể vào ngân sách địa phương.
+ Toàn tỉnh hiện có trên 2.886 doanh nghiệp và hơn 44.000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động trên các lĩnh vực. Bến Tre đã hình thành Khu công nghiệp Giao Long và Khu công nghiệp An Hiệp đưa vào hoạt động thu hút nhiều dự án đầu tư vào tỉnh. Hiện tỉnh đang tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước. Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp phát triển khá ổn định, thương mại- du lịch phong phú, đa dạng ngày càng sôi động, tạo tiền đề cho bước đột phá tăng trưởng kinh tế của địa phương trong thời gian tới.