Các sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn (Trang 65)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Các sản phẩm du lịch

Du lịch sinh thái miệt vườn là hành trình đến với sông nước mênh mông, vườn cây ăn trái sum suê, gắn với hệ thống sông rạch chằng chịt…là đặc trưng của chương trình du lịch Bến Tre.

Từ năm 2006 – 2009, Du lịch sinh thái miệt vườn chủ yếu phát triển các tuyến điểm ven sông huyện Châu Thành tham quan sông nước miệt vườn, tuyến Giồng Trôm – Ba Tri tham quan di tích văn hóa – lịch sử. Năm 2009 – 2010, khi cầu Rạch Miễu hoàn thành các doanh nghiệp lữ hành quan tâm phát triển tuyến điểm phía nam thành phố Bến Tre thuộc các xã Mỹ Thạnh An, Sơn Phú, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh. Khi cầu Hàm Luông hoàn thành, các hãng lữ hành đã tổ chức các đoàn khảo sát tuyến điểm thuộc huyện Chợ Lách, nhưng do hệ thống cầu trên quốc lộ 57 chưa hoàn thành tuyến điểm này chưa triển khai thực hiện được. Một số chương trình tham quan Bến Tre hiện đang được khai thác:

*Tuyến du lịch nội tỉnh

- Tuyến du lịch Châu Thành – TP. BếnTre – Giồng Trôm – Ba Tri – Bình Đại. Đây là tuyến du lịch nội tỉnh chủ đạo của Bến Tre.

- Tuyến du lịch Châu Thành – Chợ Lách – Mỏ Cày – Thạnh Phú. *Các tuyến du lịch liên tỉnh:

- TP. Hồ Chí Minh – Bến Tre: các điểm lưu trú chính là TP. Hồ Chí Minh, Cồn Phụng, TP. Bến Tre.

- TP. Hồ Chí Minh – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Cần Thơ: các điểm lưu trú chính là TP. Hồ Chí Minh, Cồn Phụng, TP. Bến Tre, Cần Thơ

- TP. Hồ Chí Minh – Bến Tre – Vĩnh Long – Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang: các điểm lưu trú chính là TP. Hồ Chí Minh, Cồn Phụng, TP. Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang.

Các tuyến du lịch này kết hợp việc khai thác, sử dụng các cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài nguyên du lịch của các địa phương trên toàn tuyến.

Bên cạnh đó, hiện nay trong các tuyến du lịch đường sông của Bến Tre mới chỉ chủ yếu khai thác tuyến dọc theo sông Tiền, khu vực thuộc Châu Thành, vùng ven thành phố Bến Tre và trên sông Hàm Luông, khu vực Cồn Ốc. Các tuyến khác mới chỉ ở dạng tiềm năng, chưa được đưa vào khai thác, đó là các tuyến: Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Bến Tre – Vĩnh Long – An Giang, trong tương lai tuyến này có thể được kéo dài tới Phnôm Pênh, Siêm Riệp, Pắc Sế, Viên Chăn, Luông Phrabăng,...

Đặc biệt hiện nay tuyến TP. Hồ Chí Minh – Phnôm Pênh – Siêm Riệp đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của thị trường cũng như của các nhà điều hành tour. Các điểm lưu trú chính là TP. Hồ Chí Minh, Cồn Phụng, Châu Đốc, Phnôm Pênh, Siêm Riệp. Bên cạnh đó, do có 4 con sông lớn là sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên nên Bến Tre có điều kiện rất thuận lợi tổ chức các tuyến du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước hấp dẫn.

Nhìn chung, Bến Tre hiện khai thác loại hình du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp với du lịch văn hóa, lịch sử. Du khách đến với Bến Tre thường tham quan sông nước miệt vườn, tìm hiểu đời sống, sinh hoạt của cư dân địa phương. Hiện nay, ngoài các chương trình tham quan miệt vườn nghe đờn ca tài tử, cơ sở sản xuất kẹo dừa, các hàng mỹ nghệ thủ công, các công ty tổ chức thêm một số dịch vụ mới nhằm thu hút khách du lịch như mô tô nước trên sông, tát mương bắt cá, bốc thuốc nam…tại các khu du lịch như khu phức hợp dân cư và nghỉ dưỡng An Khánh, khu nghỉ dưỡng Phú Túc thuộc huyện Châu Thành, điểm du lịch Lan Vương, Dừa Xanh Nam Bộ ở thành phố Bến Tre. Đa số các chương trình

tham quan Bến Tre chỉ thực hiện trong ngày, nếu có ở đêm thì chủ yếu ở trong thành phố có các khách sạn như khách sạn Hàm Luông, Hùng Vương. Một số dịch vụ như chèo xuồng trên sông, thưởng thức trái cây hay nghe đờn ca tài tử các trò chơi tại các khu du lịch như tát mương bắt cá, bắt vịt thì ở Tiền Giang, Vĩnh Long hay Cần Thơ đều có và đôi khi Bến Tre còn thua hẳn các nơi này về chất lượng. Hơn nữa, du lịch Bến Tre hiện nay chủ yếu chỉ là kết hợp thực hiện cùng với các tỉnh khác. Khách du lịch chưa được khám phá hết tiềm năng của du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre.

Hình 2.3: Bản đồ du lịch miệt vườn 4 cồn Bến Tre bằng đường sông

2.3.2. Lượng khách và doanh thu một số điểm du lịch sinh thái miệt vườn tiêu biểu

Như đã phân tích ở trên, toàn tỉnh Bến Tre hiện có 61 điểm tham quan du lịch miệt vườn. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này tác giả chỉ tập trung tại các điểm tiêu biểu như: điểm du lịch sinh thái miệt vườn Lan Vương, điểm du lịch sinh thái miệt vườn Dừa Xanh Nam Bộ thuộc xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre và điểm du lịch sinh thái miệt vườn Cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành làm trọng tâm nghiên cứu.

a. Điểm du lịch sinh thái miệt vườn Cồn Phụng

Chỉ tiêu Năm

2010 2011 2012 2013

Tổng số khách (lượt) 140,335 179,271 188,055 317,280

Riêng quốc tế (lượt) 39,032 44,818 47,014 79,320

Doanh thu (triệu đồng) 5,171,666, 6,926,048, 9,139,485, 11,823,334

259 000 000 ,000

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre 2014

Từ bảng hiện trạng doanh thu lịch của điểm du lịch sinh thái miệt vườn Cồn Phụng cho thấy, tổng doanh thu du lịch năm 2010 đạt 5,171 triệu đồng, năm 2013 đạt 11,823 triệu đồng, . Về số lượt khách quốc tế năm 2010 đạt 39,032 lượt, năm 2013 đạt trên 79 ngàn lượt. Qua bảng thống kê cho thấy số lượt khách, tồng doanh thu đều tăng tương đối nhanh.

Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng KDL đến Cồn Phụng từ năm 2010 – 2013

150.00% 126.09% 103.22% 100.00% 27.75% 34.00% 50.00% 14.82% 20.45% 0.00% 2011/2010 2012/2010 2013/2010 Tổng số khách Riêng quốc tế

Tốc độ tăng số lượng khách bình quân hàng năm của du lịch Cồn Phụng giai đoạn 2010 – 2013 đạt 62,61% đạt tương đối cao. Năm 2013 tốc độ tăng trưởng số lượt khách đạt cao nhất.

140.00% 128.62% 120.00% 100.00% 76.72% 80.00% 60.00% 40.00% 33.92% 20.00% 0.00% 2011/2010 2012/2010 2013/2010

Tốc độ tăng số doanh thu bình quân hàng năm của du lịch Cồn Phụng giai đoạn 2010 – 2013 là 79,75% đạt tương đối cao.

b. Điểm du lịch sinh thái miệt vườn Lan Vương

Bảng 2.6: Lượng khách và doanh thu ở Lan Vương năm 2010 – 2013

Năm

TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

1 2 3 4

1 Lượng khách (lượt) 13,500 17,100 17,800 18,900

2 Doanh thu (triệu 1,071,04 1,435,000 1,570,000 1,520,000

đồng) 3,628 ,000 ,000 ,000

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre 2014

Từ bảng hiện trạng doanh thu lịch của điểm du lịch sinh thái miệt vườn Lan Vương cho thấy, tổng doanh thu du lịch năm 2010 đạt 1,071,043,628 đồng, năm 2013 đạt 1,520,000,000đồng . Doanh thu năm 2013 so với năm 2010 có tăng hơn nhưng so với năm 2012 lại có phần giảm. Về số lượng khách đến năm 2010 đạt 13,500 lượt, năm 2013 đạt 18,900 lượt khách đến, hầu hết là khách trong nước.

Tốc độ tăng trưởng lượng khách thu bình quân hàng năm của điểm du lịch sinh thái miệt vườn Lan Vương giai đoạn 2010 – 2013 đạt 32,84% cao hơn so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2014. Năm 2013 tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt cao nhất với

Biểu đồ 2.7: Tốc độ tăng doanh thu điểm Lan Vương từ năm 2010 – 13

Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu bình quân hàng của điểm du lịch Lan Vương giai đoạn 2010 – 2013 đạt 40,83% cao hơn so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2014. Năm 2013 tốc độ tăng trưởng doanh thu tuy có cao hơn năm 2010 nhưng lại giảm đi so với năm 2012.

c. Điểm du lịch sinh thái miệt vườn Dừa Xanh Nam Bộ

Bảng 2.7: Lượng khách và doanh thu ở Dừa Xanh Nam Bộ năm 2010 –13

2011 2012 2013

TT CHỈ TIÊU

1 2 3

1 Lượng khách (lượt) 3,000 7,000 9,000

2 Doanh thu (đồng) 300,000,000 725,000,000 900,000,000

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre 2014

Từ bảng tổng hợp doanh thu lịch của điểm du lịch sinh thái miệt vườn Dừa Xanh Nam Bộ cho thấy, tổng doanh thu và lượng khách du lịch đến năm 2011đến năm 2013 vẫn tăng đều đều. Doanh thu năm 2013 so với năm 2011 có tăng hơn gấp 3 lần . Về số lượt khách đến năm 2011đạt 3.000 lượt, năm 2013 đạt 9,000 lượt khách đến, hầu hết là khách trong nước. Do hình thức kinh doanh theo tính chất hộ gia đình nên số lao động qua đào tạo tương đối ít, năm 2011 chỉ có 5 người, năm 2013 tăng thêm 2 người nữa.

Điểm du lịch sinh thái miệt vườn Dừa Xanh Nam Bộ tồn tại đã lâu, năm 2011 mới thực sự cho kinh doanh du lịch nhưng cũng đã đạt được những thành công nhất định. Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu bình quân của điểm du lịch Dừa Xanh Nam Bộ giai đoạn 2011– 2013 đạt 170,83% là 1 mức độ cao.

2.3. 3. Lao động tại một số điểm du lịch sinh thái miệt vườn tiêu biểu

Bảng 2.8: Số lao động phục vụ tại điểm du lịch tiêu biểu

Chỉ tiêu Đơn Năm

STT Điểm vị

2010 2011 2012 2013

Tổng LĐ Người 26 47 49 48

1 Cồn

Qua đào tạo Người 14 21 25 30

Phụng

Tổng LĐ Người 25 23 25 20

2 Lan

Vương Qua đào tạo Người 7 13 17 15

Dừa Xanh Số lao động Người 0 5 5 7

3 Nam Bộ qua đào tạo

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre 2014

Từ bảng hiện trạng số lao động của các điểm du lịch sinh thái miệt vườn tiêu biểu cho thấy:

- Tổng số lao động tại điểm du lịch Cồn Phụng năm 2010 là 26 người, năm 2013 là 48 người. Về cơ cấu số lao động qua đào tạo năm 2010 là 14 người, năm 2013 là 30 người. Số lao động qua đào tạo cũng chiếm đa số trong tổng số lao động tại điểm du lịch sinh thái miệt vườn Cồn Phụng.

- Tổng số lao động ở điểm du lịch Lan Vương năm 2010 là 25 người, năm 2013 giảm đi còn 20 người. Về cơ cấu số lao động qua đào tạo năm 2010 là 7 người, năm 2013 tăng lên 15 người.

- Điểm du lịch sinh thái miệt vườn Dừa Xanh Nam Bộ, do hình thức kinh doanh theo tính chất hộ gia đình nên số lao động qua đào tạo tương đối ít, năm 2011 chỉ có 5 người, năm 2013 tăng thêm 2 người nữa.

2.4. Đánh giá tác động của hoạt động DLSTMV ở Bến Tre

Hoạt động du lịch sinh thái miệt vườn phát triển sẽ góp phần quảng bá một cách rộng rãi và có hiệu quả nhất hình ảnh du lịch của tỉnh. Đồng thời, đây là một loại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên, giúp bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống bản địa.Bên cạnh đó, du lịch sinh thái miệt vườn cũng xây dựng nhận thức về môi trường cho du khách trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, du lịch phát triển cũng gây ra những tác động tiêu cực. Du lịch sinh thái miệt vườn phát triển sẽ phần nào hạn chế những tác động tiêu cực gây ra từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng như khách sạn, đường đi và các công trình khác bằng việc tái sản xuất những chất liệu dồi dào có sẵn trong tự nhiên, những nguồn năng lượng và tài nguyên có khả năng tái tạo, rác tái chế và không gian kiến trúc mang tính tự nhiên, văn hoá. Việc này cũng đòi hỏi phải kiểm sóat số lượng và hành vi của khách du lịch để đảm bảo việc hạn chế các tác hại đối với hệ sinh thái.

2.4.1. Tác động tới môi trường

Về mặt tích cực: Du lịch sinh thái miệt vườn phát triển góp phần quảng bá một cách rộng rãi và có hiệu quả nhất. Khi mà hoạt động du lịch phát triển một cách thật sự có hiệu quả với quy mô, cơ cấu tổ chức khoa học, chất lượng các dịch vụ du lịch đảm bảo, thái độ phục vụ tốt cộng với sự thiện của người dân nơi đây sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi du khách và khi đó mỗi du khách sẽ trở thành một người tuyên truyền, quảng cáo một cách miễn phí mà đem lại hiệu quả cao nhất cho loại hình du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre.

Du lịch sinh thái miệt vườn phát triển đã gián tiếp góp phần thúc đẩy các ngành nghề truyền thống phát triển như nghề làm bánh tráng, bánh phồng ở Sơn Đốc, nghề làm kẹo dừa, các sản phẩm từ dừa. Khi làng nghề được đưa vào khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch thì đã có rất nhiều khách đến tham quan, mua sắm. Như vậy, sẽ có nhiều ý kiến đánh giá, so sánh về sản phẩm của các cơ sở kinh doanh. Qua đó các nhà kinh doanh du lịch, các thợ thủ công có thể tiếp thu được những ý kiến đánh giá nhận xét hay, độc đáo để cùng với việc cải tiến tạo ra những sản phẩm dịch vụ có chất lượng ngày càng cao, các mặt hàng mỹ nghệ với mẫu mã ngày càng phong phú và đẹp. Chỉ có như vậy, thì du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre mới đủ sức cạnh tranh và tạo nên sự khác biệt so với các sản phẩm du lịch ở các tỉnh khác trong vùng, khẳng định vị trí, chỗ đứng của mình trên thị trường du lịch trong nước cũng như thị trường du lịch quốc tế.

Về mặt tiêu cực: Du lịch phát triển đồng nghĩa với việc những tác động xấu của du lịch đối với môi trường sẽ xảy ra. Đặc biệt là vấn đề rác thải do khách du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch thải ra. Hiện nay, đã bắt đầu xuất hiện tình trạng rác thải ô nhiễm tại một số cơ sở sản xuất các mặt hàng thực phẩm cũng như mỹ nghệ từ Dừa tại Bến Tre. Một số cơ sở sản xuất nhỏ chưa đủ khả năng đầu tư hệ thống xử lý nước thải, cứ thải ra kênh rạch làm nguồn nước bị đen và không khí có mùi như ở huyện Giồng Trôm, sông Thom ven thành phố Bến Tre. Việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến DLSTMV vì không thể phát triển một loại hình du lịch sinh thái miệt vườn mà môi trường lại bị ô nhiễm.

Hiện nay, du lịch sinh thái được coi là một loại hình du lịch thân thiện với môi trường. Thế nên, một trong những đặc điểm quan trọng của du lịch sinh thái miệt vườn là thường gắn với giáo dục, dành cho cả khách du lịch và những người cư trú ở các cộng đồng lân cận. Bởi vậy trước mỗi chuyến khởi hành, những người tổ chức nên cung cấp cho khách du lịch về đất nước, môi trường và người dân địa phương, cũng như một quy định hướng dẫn cho cả khách du lịch và các ngành công nghiệp. Những thông tin này sẽ giúp cho việc tổ chức

tác động tiêu cực, đặc biệt khi tham quan những môi trường và vùng văn hoá nhạy cảm.

Một chuyến du lịch sinh thái miệt vườn thành công thì phải có hướng dẫn viên được đào tạo kỹ càng, biết thổ ngữ và có những hiểu biết về lịch sử tự nhiên, văn hoá, có tư chất tốt cũng như có khả năng diễn giải và giao tiếp hiệu quả. Chính vì vậy, khi xây dựng các dự án, chương trình du lịch sinh thái miệt vườn cũng nên chú ý việc giáo dục các thành viên của những cộng đồng dân cư xung quanh. Nên tổ chức cho họ những chuyến tham quan mang tính chất giáo dục miễn phí hoặc ưu đãi.

2.4.2. Tác động tới công tác bảo tồn

Du lịch sinh thái miệt vườn cũng giúp gây quỹ cho công tác bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu và giáo dục thông qua tham quanvà những đóng góp từ thiện.

Một phần của tài liệu Luận văn (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w