Chính sách phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn (Trang 59 - 61)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Chính sách phát triển du lịch

Trên cơ sở các nghiên cứu, điều tra tài nguyên tự nhiên và nhân văn của tỉnh Bến Tre, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư tạo môi trường thông thoáng cho phát triển du lịch và có chủ trương xã hội hóa du lịch, đã tạo môi trường thuận lợi cho thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh trên lĩnh vực du lịch.

Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được HĐND tỉnh kỳ họp lần thứ XII (khóa VII) thông qua đề ra các giải pháp thực hiện nhất là vốn đầu tư, về các chính sách đòn bẩy, về tổ chức bộ máy.

Phát triển du lịch dựa trên các loại hình du lịch chính là du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch văn hóa lịch sử và du lịch vui chơi giải trí. Tập trung phát triển các khu du lịch sinh thái, du khảo văn hóa gắn với miệt vườn, sông nước (khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp Cồn Phụng, khu du lịch miệt vườn làng quê Cồn Quy, khu du lịch sinh thái - văn hóa - làng nghề Thạnh Phú, khu du lịch sinh thái - tham quan nghiên cứu Vàm Hồ, khu du lịch sinh thái - văn hóa cộng đồng Cồn Ốc). Xây dựng các sự kiện, lễ hội du lịch; hình thành 4 cụm du lịch (Châu Thành - Thành phố Bến Tre, Châu Thành - Bình Đại, Chợ Lách - Mỏ Cày - Thạnh Phú, Giồng Trôm - Ba Tri) và 4 tuyến du lịch nội tỉnh, liên kết xây dựng các tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế.

Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn để thu hút khách, nhất là khách quốc tế. Xây dựng các tuyến điểm du lịch đặc thù của tỉnh. Tập trung các nguồn lực để xây dựng khu du lịch chuyên đề quốc gia làm điểm nhấn để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, đồng thời kêu gọi đầu tư xây dựng các dự án về du lịch với quy mô khá và hướng tới hiện đại; đầu tư khai thác dịch vụ vận chuyển, nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng, khách sạn, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước và cán bộ kinh doanh du lịch; tăng cường quảng bá du lịch và các dịch vụ du lịch khác.

Bên cạnh đó, tỉnh có chính sách thu hút đội ngũ lao động chuyên ngành du lịch được đào tạo trong và ngoài nước. Ngân sách nhà nước dành kinh phí hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và người lao động tham gia kinh doanh du lịch tại địa phương. Tranh thủ các chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đến năm 2015, có 70% số lao động trong ngành du lịch qua đào tạo nghiệp vụ chuyên môn.

Tỉnh cũng đã áp dụng các chính sách ưu đãi cao nhất trong khuôn khổ pháp luật hiện hành cho phép về thuế, về đất, về khoa học kỹ thuật,… đối với các dự án phát triển du lịch; đặc biệt, có chính sách hỗ trợ dự án phát triển du lịch cộng đồng về huy động vốn, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch. Các chính sách và chương trình “Quy hoạch tổng thể Du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” đã được công bố làm căn cứ cho việc quản lý và đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre, với loại hình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước. Nhiều nhà đầu tư đến khảo sát, lập dự án đầu tư cơ sở kinh doanh du lịch với qui mô khá và hiện đại; các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch không ngừng nâng cấp mở rộng cơ sở kinh doanh. Các khu du lịch, điểm du lịch, hệ thống nhà hàng – khách sạn không ngừng tăng về số lượng và chất lượng. Các cửa hàng kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, hàng đặc sản phát triển mạnh để phục vụ du khách đến Bến Tre. Các Trường cao đẳng, trung học nghề quan tâm mở các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch tại tỉnh, tạo điều kiện thuận tiện cho lao động địa phương theo học.

Một phần của tài liệu Luận văn (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w