Định hướng loại hình và sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn (Trang 85)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Định hướng loại hình và sản phẩm du lịch

Bến Tre nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, có các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch (một trong những yếu tố cấu thành nên các sản phẩm du lịch) sinh thái miệt vườn giống với các tỉnh khác trong vùng; bên cạnh đó, vị trí địa lý của Bến Tre cũng kém thuận lợi hơn so với một số tỉnh khác có các sản phẩm du lịch tương đồng (Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ,...), do đó Bến Tre ít có sản phẩm du lịch đặc biệt hơn so với các nơi khác ở trong vùng nên khả năng cạnh tranh thu hút khách du lịch sẽ kém thuận lợi hơn . Do vậy, để có thể thâm nhập vào các thị trường khách du lịch (cả quốc tế và nội địa), tăng khả năng cạnh tranh thì trước hết trong việc tổ chức các hoạt động du lịch và xây dựng các sản phẩm du lịch cần phải thể hiện và khai thác tối đa các sắc thái riêng của Bến Tre (biểu tượng cây dừa – một đặc sản của địa phương; quê hương Đồng Khởi; các bản sắc văn hóa của cộng đồng dân cư gắn với các lễ hội, làng nghề, ẩm thực,…), đặc biệt chú trọng công tác nâng cao trình độ nghiệp vụ, vì đây là một cấu thành rất quan trọng của sản phẩm du lịch. Các sản phẩm du lịch cần được thể hiện và làm nổi bật các nét đặc thù nói trên. Cùng với với việc xây dựng các sản phẩm du lịch, cần phải đẩy mạnh chiến lược marketing "nhiều sản phẩm cho một thị trường’’; "kết hợp nhiều sản phẩm du lịch cho một đối tượng khách’’; tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch ở trong và ngoài nước (đặc biệt là ở những thị trường trọng điểm của du lịch Bến Tre),...

- Xác định vị trí trọng tâm chính du lịch miệt vườn của Cồn Phụng, Cồn Quy, các xã thuộc huyện Châu Thành, du lịch miệt vườn vùng ven TP. Bến Tre và miệt vườn Chợ Lách(trong dịp Tết Đoan Ngọ).

- Bên cạnh việc chú trọng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn đạt hiệu quả KT – XH cao gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, sông nước, vườn dừa, vườn cây ăn trái, hoa kiểng và môi trường sinh thái miệt vườn bền vững. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, tham quan của du khách.Tuy nhiên, hạn chế các tác động của hoạt động du lịch làm ảnh hưởng đến môi trường xã hội, thuần phong mỹ tục.

- Phát huy các lợi thế so sánh của địa phương để xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn từ “xứ dừa” nâng cao vị thế của Bến Tre, góp phần đưa Bến Tre thành trung tâm du lịch quan trọng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. - Hoàn thiện công tác chuẩn bị tiếp nhận du khách của nhóm đàn ca tài tử. Phát triển du lịch miệt vườn phải dựa trên mối liên hệ tương hỗ khăng khít, chặt chẽ với loại hình du lịch khác trong tỉnh và các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển.

- Xây dựng lịch trình trải nghiệm nông nghiệp phù hợp với thời điểm mùa vụ trong năm. Chuẩn bị nông cụ, trang phục cần thiết cho thao tác nông nghiệp để du khách trải nghiệm thử, đồng thời người dân giải thích về nông nghiệp, nội dung và thao tác với du khách như: cùng người dân đi đặt lộp, bắt cá, làm vườn, trồng lúa, chế biến thức ăn,…; hay lênh đênh trên sông nước, tham quan cơ sở sản xuất kẹo dừa, làm bánh tráng, thủ công mỹ nghệ dừa; thưởng thức trái cây tươi ngon; nghe biểu diễn đờn ca tài tử Nam Bộ,...

3.1.3. Định hướng phát triển các tuyến du lịch

* Tuyến du lịch đường bộ Châu Thành - thành phố Bến Tre - Giồng Trôm - Ba Tri - Bình Đại:Đây là tuyến du lịch nội tỉnh chủ đạo của Bến Tre.

- Các đối tượng tham quan sinh thái miệt vườn chủ yếu của tuyến du lịch: + Cồn Phụng, Cồn Quy.

+ Các điểm du lịch ven sông huyện Châu Thành. + Vườn chim Vàm Hồ.

+ Làng nghề.

+ Đình, chùa như chùa Hội Tôn, đình Tân Thạch, đình Bình Hòa, đình Phú Lễ, Lăng Ông Bình Thắng.

+ Thưởng thức hải sản tại Cồn Hố hoặc Thới Thuận - Thừa Đức.

+ Các điểm du lịch thuộc khu vực thành phố Bến Tre: bảo tàng, chợ, tượng đài,....

* Tuyến du lịch đường bộ Châu Thành - Chợ Lách - Mỏ Cày Bắc - Mỏ Cày Nam - Thạnh Phú:

- Các đối tượng chủ yếu của tuyến du lịch:

+ Các điểm du lịch sinh thái miệt vườn của Châu Thành và thành phố Bến Tre. + Các làng nghề thuộc huyện Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam.

+ Làng cây cảnh, cây giống Cái Mơn, cồn Phú Bình, cồn Nổi, khu bảo tồn ốc gạo; trại thực nghiệm cây giống Phú Phụng.

Tuyến du lịch này còn được kéo dài tới các điểm du lịch của Thạnh Phú, trong đó tiêu biểu là điểm đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc Nam (di tích Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến tre); khu sinh thái rừng ngập mặn.

*Tuyến du lịch đường thủy nội tỉnh:

+ Huyện Châu Thành: Cồn Phụng - Cồn Qui - Tân Thạch - Quới Sơn - An Khánh - Phú Túc.

+ Tp. Bến Tre: Nhơn Thạnh - Sơn Phú - Phú Nhuận - Mỹ Thạnh An.

+ Huyện Chợ Lách: tham quan vườn hoa kiểng Cái Mơn - xã Vĩnh Thành; tham quan vườn cây ăn trái cồn Phú Đa - cồn Phú Bình - xã Vĩnh Bình, Phú Phụng.

*Tuyến du lịch liên tỉnh:

Các tuyến du lịch liên tỉnh của Bến Tre là:Thu hút nguồn khách từ thành phố Hố Chí Minh về Bến Tre và đưa đến các tỉnh trong khu vực.

- Thành phố Hồ Chí Minh - Bến Tre: các điểm lưu trú chính là thành phố Hồ Chí Minh, Cồn Phụng, thành phố Bến Tre.

- Thành phố Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Bến Tre -Trà Vinh - thành phố Cần Thơ: các điểm lưu trú chính là thành phố Hồ Chí Minh, Cồn Phụng, thành phố Bến Tre, thành phố Cần Thơ.

- Tp. Hồ Chí Minh - Bến Tre - Vĩnh Long - Tp. Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang: các điểm lưu trú chính là thành phố Hồ Chí Minh, Cồn Phụng, thành phố Bến Tre, thành phố Cần Thơ, Kiên Giang.

Các tuyến du lịch này kết hợp việc khai thác, sử dụng các cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài nguyên du lịch của các địa phương trên toàn tuyến.

3.1.4. Định hướng liên kết, quản lý về du lịch

3.1.4.1. Liên kết phát triển giữa các tỉnh trong khu vực

Phát triển du lịch Bến Tre cần được đặt trong mối quan hệ với các tỉnh lân cận, cụ thể là Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Cần Thơ, do những nguyên nhân sau:

- Về sản phẩm: các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh có sản phẩm du lịch tương đối tương đồng, vì vậy cần có sự kết hợp chặt chẽ nhằm khai thác thế mạnh nổi trội của từng địa phương, đóng góp vào sự phát triển du lịch chung của khu vực.

- Xây dựng định hướng chiến lược phát triển du lịch các tỉnh thuộc khu vực đông bắc của Tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh.

- Nghiên cứu kết nối các tuyến du lịch nội vùng với các điểm gửi khách chính là TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ, trung tâm của khu vực là trục TP. Bến Tre – TP. Mỹ Tho.

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược marketing chung cho cả khu vực với một hình ảnh du lịch thống nhất. Với đặc điểm địa lý tự nhiên và các tài nguyên du lịch tương đồng, chiến lược marketing kết hợp giữa các địa phương sẽ góp phần tăng cường phối kết hợp, nâng cao hiệu quả, giảm chi phí cho nhiệm vụ này. Để thực hiện có hiệu quả việc phối kết hợp giữa các tỉnh trong khu vực trong phát triển du lịch, một số biện pháp sau có thể được nghiên cứu thực hiện:

- Có kế hoạch phối kết hợp trong việc đào tạo nguồn nhân lực, tham quan, trao đổi kinh nghiệm.

- Phối kết hợp trong việc xây dựng dự án và đầu tư giữa các địa phương trong khu vực nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư, tránh đầu tư trùng lắp, tập trung nguồn lực đầu tư của cả khu vực theo các định hướng đã được thống nhất xác định giữa các tỉnh.

- Tổ chức các phiên họp định kỳ hàng quý giữa các Sở Thương mại – Du lịch và hàng năm giữa UBND các tỉnh trong khu vực để thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển chung.

- Hướng tiếp cận: Thị trường chính và hướng tiếp cận chủ yếu đối với Bến Tre hiện nay là TP. Hồ Chí Minh, qua tỉnh Tiền Giang. Ngoài ra trong tương lai, khi giao thông đường thủy, đường bộ và đặc biệt với sự hoàn thành của sân bay Trà Nóc (Cần Thơ), hướng tiếp cận của khách từ Cần Thơ qua Vĩnh Long (hoặc Trà Vinh) cũng sẽ trở nên ngày càng quan trọng.

3.1.4.2. Quản lý du lịch

Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân và UBND tỉnh rất quan tâm chú trọng phát triển ngành kinh tế đối ngoại, thương mại – dịch vụ và du lịch.Đây là những ngành kinh tế quan trọng có khả năng góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Chính vì vậy đã có những chính sách và sự đầu tư thích đáng cho phát triển du lịch.

- Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt chú trọng nguồn vốn trong dân, vì biện pháp này phù hợp với các tiềm năng du lịch của địa phương. Nhằm phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái miệt vườn và dịch vụ sẽ mang lại các lợi ích thiết thực như:

+Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

+ Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế. - Phối kết hợp trong việc xây dựng dự án và đầu tư giữa các địa phương trong khu vực nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư, tránh đầu tư trùng lắp. Kêu gọi

nguồn vốn đầu tư từ dân để nhà nước và dân cùng kết hợp phát triển kinh tế - xã hội.

- Gắn mô hình đổi mới tổ chức quản lý với yêu cầu bảo đảm tính hiệu quả, đồng bộ, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ trong nhiệm vụ chung về phát triển bền vững, không làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa.

- Từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường du lịch trên cơ sở triển khai Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Bảo vệ Di sản và Luật Du lịch (có hiệu lực từ 1/1/2006).

3.2. Giải pháp phát triển du lịch miệt vƣờn ở tỉnh Bến Tre

3.2.1. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa bản địa.Sản phẩm, tài nguyên du lịch sinh thái là thiên nhiên.Các hoạt động của du lịch sinh hướng tới nâng tầm nhận thức của con người sống thân thiện với thiên nhiên; khám phá, hưởng thụ và đóng góp cho các nỗ lực bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.

Chính vì vậy, bên cạnh việc phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, tỉnh Bến Tre cũng phải đặt ra yêu cầu phát triển phải đi đôi với bảo vệ các giá trị bản sắc văn hóa, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường, cụ thể:

- Từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường du lịch trên cơ sở triển khai Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Bảo vệ Di sản và Luật Du lịch (có hiệu lực từ 1/1/2006).

- Xây dựng, phê duyệt và quản lý tốt quy hoạch chi tiết xây dựng các khu du lịch thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng tại các điểm phát triển du lịch nhằm lồng ghép phát triển du lịch với quá trình đô thị hóa có kiểm soát.

Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, cũng như môi trường văn hoá xã hội thiếu lành mạnh sẽ làm giảm tính hấp dẫn của cảnh quan đối với khách du lịch. Do vậy,

không tự hủy trong tự nhiên như túi ni lông, chai lọ,…xuống sông, kênh, rạch, tại các điểm du lịch cần bố trí các thùng gom rác hợp lý. Thành lập các đội thu gom rác thải và làm sạch môi trường(có thể phối hợp với đoàn thanh niên và hội phụ nữ xãhoặc vận động cho chính các hộ gia đình thường xuyên làm vệ sinh xung quanh khu vực mình sống).

- Gắn giáo dục môi trường du lịch với các chương trình đào tạo cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch. Xây dựng các chương trình về nâng cao nhận thức của người dân về các giá trị tự nhiên và văn hóa của Bến Tre, đồng thời trang bị cho họ những hiểu biết cơ bản cần thiết cho mục tiêu bảo tồn. Môi trường du lịch với sự phát triển bền vững của ngành, đảm bảo cho việc bảo vệ và gìn giữ môi trường được bắt đầu và giám sát từ chính bản thân những người đảm nhận vai trò trực tiếp phát triển du lịch.

- Gắn mô hình đổi mới tổ chức quản lý với yêu cầu bảo đảm tính hiệu quả, đồng bộ, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ trong nhiệm vụ chung bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.

- Chú trọng hợp tác liên ngành và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về mọi mặt nói chung và bảo vệ môi trường du lịch, văn hóa truyền thống, phát triển cộng đồng nói riêng thông qua hoạt động hợp tác với các tổ chức về du lịch như UNWTO, PATA, WTTC,... hoặc các tổ chức quan tâm đến việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường như GTZ, GEF, IUCN, WWF, UNESCO,... đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, chuyển giao công nghệ, nhằm góp phần nhanh chóng nâng cao chất lượng môi trường du lịch cũng như sản phẩm du lịch của Bến Tre.

3.2.2. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch

Trước mắt tỉnh có chính sách ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nhân lực và xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu, có chính sách liên kết, huy động nguồn lực để tập trung đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch. Tập trung đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (cả

Trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm trên địa bàn toàn tỉnh cụ thể:

- Trang bị các phương tiện cung cấp thông tin du lịch cho du khách đến tham quan như Trung tâm thông tin Du lịch (trung tâm hướng dẫn) có bố trí nhân viên, các bảng giới thiệu các điểm du lịch, bảng hướng dẫn chung, bảng hướng dẫn tại các điểm tham quan,…

- Trang bị nhà hàng đáp ứng nhu cầu ăn uống của du khách và trang bị điểm dừng nghỉ chân (có bán đồ ăn nhẹ và nước uống hợp vệ sinh).

- Trang bị nơi lưu trú cho du khách muốn trải nghiệm cuộc sống làng quê sông nước miệt vườn, đồng thời hoàn chỉnh trang thiết bị và dịch vụ đối với khách lưu trú.

- Hướng tới môi trường lưu lại an toàn, vệ sinh: xây dựng khu vệ sinh (theo quyết định của Tổng cục Du lịch số 225/QD-TCDL, 08/05/2012) và cung cấp nước sạch để du khách an tâm, thoải mái trong quá trình lưu trú của mình. - Cải thiện việc đi lại để đón du khách đến với miệt vườn thuận tiện, trang bị đường xá, cầu cống. Ngoài ra, phải đảm bảo không gian đỗ xe cho xe máy, xe ô tô và xe bus cỡ lớn.

- Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới

Một phần của tài liệu Luận văn (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w