Khai báo các tính chất nhiệt vật lý và thiết lập điều kiện biên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình cấp đông cá hồi sapa việt nam (Trang 73 - 74)

58

Trong phương trình vi phân dẫn nhiệt không ổn định tồn tại 3 tham số C(T), 𝜌(T), 𝜆(T), ba tham số này phụ thuộc vào nhiệt độ và thành phần của sản phẩm. Cho nên khi thực hiện giải phương trình vi phân dẫn nhiệt không ổn định trong quá trình cấp đông cần chấp nhận một số giả thiết sau:

Tính chất nhiệt vật lý gồm Cp(T), 𝜌(T), 𝜆(T), trong vùng trên điểm kết đông và vùng đã kết đông hoàn toàn sử dụng các công thức thực nghiệm đã xác định trong mục 5.5.

Tính chất nhiệt vật lý gồm Cp(T), 𝜆(T) trong vùng kết đông đặc biệt là ở miền lân cận điểm chuyển pha, không thể đo được bằng thực nghiệm và nếu thực hiện đo thì kết quả cho sai số lớn (>25%). Do đó trong luận văn này sử dụng các mô hình đã được công bố để xác định. Đối với nhiệt dung riêng, được tính theo mô hình của Schwartzberg,hệ số dẫn nhiệt sử dụng mô hình Murakami và Okos 1989 đối với dòng nhiệt vuông góc với thớ.

Đối với khối lượng riêng do biến thiên khối lượng riêng của thực phẩm không lớn như hệ số dẫn nhiệt và nhiệt dung riêng (<10%). Do đó trong luận văn này chọn mô hình của Choi, Y. and Okos, M.R. để đưa vào phương trình vi phân dẫn nhiệt. Các mô hình tính chất nhiệt vật lý nêu trên được khai báo vào phần mềm Ansys dưới dạng modul biểu diễn sự phụ thuộc tính chất nhiệt vật lý của cá hồi vào nhiệt độ.

Sau khi thêm các hàm tính chất nhiệt vật lý phụ thuộc nhiệt độ vào trong phần mềm Ansys, ta thiết lập điều kiện biên cho bài toán:

- Inlet (cửa gió cấp): tốc độ gió 4 m/s; nhiệt độ gió cấp -30 oC; đường kính 0,115m.

- Outlet (cửa gió hồi): đường kính 0,115m. - Fish (miếng cá): nhiệt độ 15 oC.

- Nhiệt độ trong phòng cài đặt ban đầu 15 oC.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình cấp đông cá hồi sapa việt nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)