So sánh mô hình mô phỏng với kết quả thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình cấp đông cá hồi sapa việt nam (Trang 75)

Kết quả mô phỏng cá hồi ở điều kiện t= -30oC , v = 4 (m/s), nhiệt độ ban đầu 15oC tương tự mô hình thí nghiệm đưa ra ở trên em thu được kết quả như bảng 4.2:

Để đạt được nhiệt độ dưới -18oC cần thời gian 𝜏 = 6500 (𝑠) = 108,33 (phút)

Bảng 4.2 Số liệu thí nghiệm, tính toán và mô phỏng thời gian lạnh đông cá hồi.

Tốc độ gió (m/s)

Thời gian kết đông (phút)

Thực nghiệm Tính toán Mô phỏng

4 38 37 108

Có thể thấy sai khác kết quả giữa thực nghiệm với mô phỏng là rất lớn. Sai khác này do:

- Đối tượng mô phỏng cá hồi có hình dạng không trùng khớp nhau hoàn toàn dẫn đến thời gian cấp đông có sự khác nhau.

- Điều kiện thí nghiệm có xét đến tổn thất do truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài còn mô phỏng bỏ qua ảnh hưởng truyền nhiệt ra mô trương bên ngoài tuy nhiên yêu tố này không ảnh hưởng nhiều đến sự chênh lệch.

- Nhiệt độ của dàn bay hơi dao động ±5oC, trong khi nhiệt độ mô phỏng là không đổi.

- Tính chất nhiệt vật lý hệ số dẫn nhiệt λ(T) áp dụng cho mô phỏng là hệ số dẫn nhiệt theo mô hình vuông góc, giới hạn dưới của hệ số dẫn nhiệt thực tế. Vì vậy, hệ số dẫn nhiệt nhỏ hơn thực tế dẫn đến kết quả sai lệch so với kết quả thực nghiệm.

Kết luận: mô phỏng quá trình kết đông của cá hồi so sánh với kết quả thực nghiệm có sự sai khác đáng kể do một vài lý do đã được nêu ra ở trên, tuy nhiên mô hình mô phỏng thời gian cấp đông của cá hồi vẫn có giá trị tham khảo khi tiến hành mô phỏng quá trình tương tự.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình cấp đông cá hồi sapa việt nam (Trang 75)