67
Hình 4.23 Phân bố áp suất trong buồng ở 6300 giây.
Nhận xét: Tương ứng với vận tốc gió, phân bố áp suất trong buồng cấp đông được thể hiện trong hình 4.22, 4.23. Áp suất trong buồng cao nhất tại mặt trên của miếng cá hồi, nơi gió cấp tiếp xúc với miếng cá. Áp suất tại các vùng còn lại trong buồng có sự thay đổi không đáng kể.
68
CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN 5.1 Kết luận
Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu quá trình cấp đông cá hồi SaPa và kiểm tra độ chính xác của mô hình thông qua thực nghiệm và mô phỏng. Các kết quả chính được trình bày trong luận văn như sau:
- Đã nghiên cứu về sự thay đổi tính chất nhiệt vật lý của thực phẩm cụ thể là cá hồi khi thay đổi nhiệt độ: cụ thể là 3 tính chất khối lượng riêng, nhiệt dung riêng và hệ số dẫn nhiệt. Sự thay đổi tính chất nhiệt vật lý này dẫn đến sự thay đổi tốc độ kết đông ở các nhiệt độ cấp đông khác nhau.
- Đã thực nghiệm kết đông thực phẩm fillet cá hồi và đã đưa ra kết quả cụ thể so sánh giữa các điều kiện cấp đông khác nhau. Kết quả cho thấy thấy nhiệt độ cấp đông càng âm sâu thì sự giảm nhiệt độ cấp đông càng ít ảnh hưởng đến thời gian cấp đông. Vì vậy khi cấp đông cá thì không cần chọn nhiệt độ cấp đông quá sâu dẫn đến sự lãng phí năng lượng. Nhiệt độ đầu vào cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới thời gian cấp đông, nhiệt độ đầu vào thấp hơn sẽ làm giảm thời gian cấp đông.
- Nắm bắt được quy trình nghiên cứu mô phỏng cấp đông dùng phần mềm mô phỏng CFD. Dù kết quả vẫn còn nhiều thiếu sót, nhưng em cũng đã rút ra được nhiều bài học và kinh nghiệm trong việc áp dụng phần mềm mô phỏng vào việc nghiên cứu mô hình cấp đông thực phẩm.