Tự đánh giá đề tài

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 98)

4.2.1 Mức độ thành công

Từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, qua quá trình thực hiện và kết quả có được, nhóm tự đánh giá đã hoàn thành khá tốt quy trình cân chỉnh G7. Bên cạnh đó nhóm cũng được bổ sung những kiến thức mới và củng cố lại những kiến thức đã học trước đây. Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm cũng được cải thiện trong quá trình thực hiện đề tài, cùng với đó là kỹ năng phán đoán, phân tích, tổng hợp, giải quyết các vấn đề liên quan xung quanh thiết bị, vật liệu và G7. Thêm vào đó, đề tài này cũng là cơ sở, tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên ngành in.

Nhóm đã thành công tạo được ICC Profile trên giấy Epson Semimatte bằng với không gian màu của GRACoL 2013 và đạt được G7 Colorspace với ICC Profiles đã tạo

4.2.2 Các hạn chế

Tuy nhiên, đề tài cũng vấp phải một số khó khăn, hạn chế chưa được hoàn thiện như sau:

 Thời gian tiếp cận thiết bị (máy in, máy đo) còn ít bởi nhiều nhóm thực hiện chung.

 Khó khăn trong việc tìm mua giấy thời gian đầu dẫn đến thời điểm có giấy thực nghiệm cách ngày nộp khá gần.

 Trình độ chuyên môn của nhóm vẫn còn hạn chế, nhiều vấn đề không thể giải thích cặn kẽ được.

 Phần mềm bị lỗi khiến cho việc chỉnh sửa các đường Curve, tạo ICC không có tác dụng, phải nhờ các bạn khác có phần mềm hỗ trợ.

4.3 Hướng phát triển

Từ những hạn chế của đề tài, nếu có điều kiện, nhóm sẽ khắc phục cũng như mở rộng theo hướng:

 Hợp tác với các công ty bên ngoài tiến hành thực nghiệm, triển khai thực hiện cân chỉnh G7.

 Tìm hiểu các chức năng còn lại trong phần mềm Curve4 và RIP EFI XF Client.

 Nghiên cứu phát triển thêm làm sao in bằng phương pháp G7 với các loại giấy chuẩn khác nhau làm sao để cho nhìn màu sắc tương đồng.

− Mở rộng thêm cho nhiều loại vật liệu khác nhau (giấy không tráng phủ, vật liệu không thấm hút,…).

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Nguyễn Mạnh Huy (2004), “Giáo trình Lý thuyết tách màu”, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM, Việt Nam.

[2] Nguyễn Mạnh Huy (2006), “Giáo trình Xử lý ảnh kỹ thuật số”, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM, Việt Nam

[3] Chế Quốc Long, “Giáo trình Công nghệ In”, Khoa In và Truyền thông, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM, Việt Nam.

[4] Ngô Anh Tuấn (2010), “Giáo trình Màu sắc Lý thuyết & ứng dụng”, Nhà xuất bản ĐHQG, Tp. HCM, Việt Nam.

[5] Ngô Anh Tuấn (2017), “Sách Kỹ thuật tram hóa hình ảnh”, Công ty TNHH Huynh Đệ Anh Khoa, Việt Nam.

[6] Ngô Anh Tuấn và Vũ Khắc Liên (2002), “Màu sắc & Chất lượng in”, Công ty TNHH Huynh Đệ Anh Khoa, Việt Nam.

Tiếng Anh

[7] (6/2017), “Curve4 User Guide”.

[8] (10/2017), “Fiery XF 6.5 User Guide”.

[9] Abhay Sharma (2018), “Understand Color Management”. [10] IDEAlliance (12/9/2008), “The G7 Specification 2008”.

[11] IDEAlliance, “G7 How to – A Step-By-Step Guide To Calibrating, Printing & Proofing By The G7 Method”.

[12] IDEAlliance (8/2006), “Calibrating, Printing and Proofing by the G7 Method – Proof-to-Print Process”.

[13] IDEAlliance, “G7 Master Qualification Updated Pass/ Fail Requirements” [14] Li-wen Chen (5/2008), “Multible Comparisons On Near Neutral Calibration Process Among Different Printing Process”.

PHỤ LỤC 1

HƯỚNG DẪN ĐO DẢI MÀU P2P51 VỚI PHẦN MỀM CURVE4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B1: Bật thiết bịđo i1Pro2 lên sau đó cắm vào kết nối với máy tính.

B2: Khởi động phần mềm Curve4 và chọn công cụ Verify, Calibrate hoặc Blend.

Hình PL1. 1: Ba công cụ chính trong Curve4

B3: Nhấp chọn nút “New” ngay phía trên Verifications, Calibrations hoặc

Blends.

Hình PL1. 2: Nút “New” tạo một Job mới

B4: Bên dưới khung danh sách Measurements tại mục Verify/ Calibrate nhấp

chọn “Measure”.

Hình PL1. 3: Nút "Measure"

B5: Trong cửa sổ Measure mở khung danh sách lựa chọn nằm phía trên cùng nơi chứa các thang đo, sau đó nhấp vào “Open Target Folder”.

Hình PL1. 4: Cửa sổ Measure

B6: Kéo thả (hoặc dùng lệnh Copy > Paste) các tệp có đuôi “.rwxf” được cung cấp vào thư mục thiết bị có trong máy tính. “C:/Users/ADMINISTRATOR/AppData/

Roaming/ CHROMiX/ Common/ Target Reference Files”.

B7: Tiếp theo chọn thiết bị từ danh sách và chọn tệp thang đo phù hợp.

B8: Cuối cùng thực hiện theo sự hướng dẫn trong cửa sổ Measure, sau khi đo xong chọn “Save” muốn xuất dữ liệu chọn tên tệp nằm trong khung danh sách

PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC HIỆU CHUẨN G7 CURVE BẰNG PHẦN MỀM CHROMIX HUTCHCOLOR CHROMIX CURVE4.

B1: Sau khi đã tạo dữ liệu tuyến tính cho vật liệu, mực, máy in. Tiếp theo ta in dải màu P2P51 với workflow mới tạo có tên “G7 Calibration”. Lưu ý khi in nhớ tắt chức năng “Color Management”.

B2: Tạo “Output Devive”cho máy in hiện tại, sau đó chọn tệp .epl mới tạo ra (muốn cân chỉnh G7). Tạo workflow kết nối với Output Device.

Hình PL2. 1: Tạo và đặt tên cho Workflow và Output Device vừa tạo

B3: Kiểm tra các thông số Output Device > Media Settings, tương tự như hình dưới đây. Tại bước này không có Profile được nạp và cũng không có file đường curve G7 ở “Visual correction”.

B4: Khi đã hoàn thành bước tạo Workflow ta tiến hành nhập dải màu P2P51 vào Workflow mới tạo (My G7 Calibration). Ở bước này không có mở chức năng “Color Management”.

Hình PL2. 3: Nhập dải màu P2P51 vào Workflow mới tạo

B5: Sau khi đã in xong, ta khởi động chương trình Curve4 và kết nối với máy i1Pro2 để đo bảng P2P51 (đã được hướng dẫn ở phụ lục 1). Khi đo xong thả file .txt đã đo vào mục Calibrate để bắt đầu đánh giá.

B6: Kế tiếp chọn thẻ “Analyze > G7” để đánh giá kết quả đường cong NPDC K và cân bằng xám CMY. Đường cong đánh giá cân bằng xám thể hiện lần lượt qua hai đường hồng và xanh và để đạt được cân bằng xám thì cả hai đường đều nằm tại điểm 100%.

Hình PL2. 5: Đánh giá đường cong NPDC K trong thẻ Analyze

Hai đường NPDC hiển thị trên màn hình cho biết màu đỏ là giá trị cột K, CMY trong P2P51. Còn đường màu xanh lá là thể hiện giá trị mong muốn, để đạt được NPDC hoàn hảo thì đường màu xanh lá nằm ẩn dưới đường màu đỏ.

Hình PL2. 6: Nhận biết dấu hiệu các đường trong Curve

B7: Chuyển qua thẻ “Create Curves” để điều chỉnh sửa chữa đường cong cân bằng xám.

Hình PL2. 7: Chỉnh sửa các đường cong cân bằng xám (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tập trung vào phần “Gray Balance Control”, ta điều chỉnh điểm “Gray correction feather-off”, nhập giá trị vào ô Start dựa trên cơ sở phân tích giá trị a* và b* trong mục “Gray Balance CMY”.

Hình PL2. 8: Điều chỉnh thông qua điểm Gray correction feather-off

Gray correction feather-off: ta có thể nhập thông số vào ô “Start - Stop” từ 0-100% hoặc sử dụng thanh trượt bên dưới để hiệu chỉnh đường cong xám. Chức năng này cho phép chúng ta không tác động đến vùng được nhập từ Start - Stop. Ví dụ giá trị Start nhập là 50% thì từ vùng 0-50% sẽ nhận đầy đủ khoảng chỉnh sửa, còn giá trị Stop từ 50-100% khoảng này sẽ bị vô hiệu hóa.

Precision Gray Balance và Blend Gray Sampes: dữ liệu tính toán trong

“Create Curves” lấy từ dải màu P2P, nếu chọn “Precision Gray Balance” thì tăng độ chính xác hơn nhưng sẽ làm đường cong bị gấp khúc nhiều. Còn “Blend Gray Samples” làm các giá trị trong đường cong mượt mà hơn.

Nút Gray Balance: khi Gray Balance được bật các giá trị trong bảng Control

Point riêng biệt sẽ cung cấp giá trị cho từng màu C, M, Y sao cho có cân bằng xám. Nhưng khi tắt Gray Balance (không có kiểm tra) các giá trị CMY sẽ bằng nhau và NPDC sẽ đạt hiệu chuẩn nhưng không có cân bằng xám. Đặc biệt chỉ tắt nút Gray Balance khi máy in đã tạo được cân bằng xám trung tính một cách tự nhiên.

Normalize High Densities: để hiệu chuẩn G7 hoàn hảo, một số hệ thống in cần

các đường cong hiệu chuẩn cực kỳ cao với mật độ CMY cao. Điều này sẽ dẫn đến kết quả hiệu chuẩn có thể vượt qua G7. Thế nên nút Normal High Densities giải quyết điều này bằng cách làm mịn vùng tối gần cuối của đường cong CMY. Normal High Densities có thể khiến hệ thống không tuân thủ theo G7 nên chỉ được sử dụng khi các đường curve CMY hiển thị thay đổi đường cong trong vùng tối.

- Thẻ chọn “White/ Black”: chỉnh sửa cách Curve4 tự tính toán giá trị cân bằng

xám so sánh với tiêu chuẩn G7 thông qua Paper White và Custom White.  Paper White: theo giá trị giấy đang sử dụng.

Custom White: ta có thể tự nhập giá trị màu giấy muốn mô phỏng, khi đó cân

bằng xám G7 sẽ dựa trên màu của loại giấy đó để điều chỉnh cân bằng xám CMY sao cho phù hợp với loại giấy đó. Nhưng Custon White, tùy chỉnh sẽ gây ra sự thay đổi màu hoặc không tuân thủ G7 Grayscale.

Hình PL2. 9: Thiết lập giá trị màu giấy

G7 Legacy (best for Offset): Curve4 sẽ cố gắng vô hiệu hóa thang đo để đạt giá trị 0.0 (a*, b*) ở mức 300% CMY.

G7 Native CMY: đây là chức năng phụ lục dành cho G7 Grayscale, hiệu chỉnh

theo G7 Grayscale được điều chỉnh để cho phép ô 300% CMY giữ được màu sắc tự nhiên nhất. Thường Native CMY sẽ chỉnh sửa theo quy tắc cân bằng xám cho hệ thống in không đạt được tông xám của ô màu chồng 300% CMY. Lưu ý Native CMY không phù hợp với các thiết bị in truyền thống, nó chỉ thích hợp

với thiết bị không thể trung hòa ô 300% CMY như in laser, xerography,…Và nếu mục đích G7 của bạn không tạo ra ICC thì nên chọn nó.

Hình PL2. 10: Chức năng G7 Native CMY

- Quá trình chỉnh đường curve cần được thực hiện nhiều lần để có kết quả như mong đợi.

B8: Khi đã hoàn tất thiết lập các thông số ta xuất dữ liệu dưới dạng “EFI.vcc” (khi sử dụng RIP EFI) và nhấn “Export”. Ta có thể thực hiện bước điều chỉnh đường curve từ 2 đến 3 lần cho đến khi thấy đạt.

Hình PL2. 11: Xuất dữ liệu sang định dạng .vcc

B9: Lưu file “EFI.vcc” đã xuất vào thư mục Balance tại đường dẫn “C:/ Program

Data/ EFI/ EFI XF/ Server/ Profiles/ Balance”, thư mục này liên kết với thẻ

Hình PL2. 12: Đường dẫn lưu file .vcc

B10: Tiến hành mở Workflow “My G7 Calibration” có gắn dữ liệu hiệu chỉnh G7 để in bảng màu P2P51 lần hai. In xong, đo và tiếp tục chỉnh sửa đường curve.

Hình PL2. 13: Kết nối Workflow với Output Devices để in P2P51 lần 2

B11: Sau khi đã đạt được giá trị cho đường curve như mong muốn, ta vào lại phần mềm EFI XF đứng ngay workflow đã tạo trước đó tiến hành vào “Color Tools > chọn “Create Media Profile hoặc Create Profile from Measurement” để tạo ICC profile

B12: Trong cửa sổ “Fiery Printer Profiler” vào mục “Printer” chọn workflow đại diện cho file tuyến tính (.epl) đã hoàn thành ở bước đầu. Sau đó tiến hành in bảng màu IT8.7/4 hoặc bảng TC1617. Nhớ kiểm tra thẻ “Visual correction” tại mục Media đã có chọn G7 curve đã chỉnh sửa chưa, nếu chưa thì nhanh chóng thêm vào.

PHỤ LỤC 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TẠO VÀ SO SÁNH GIÁ TRỊ DELTA E GIỮA ICC PROFILE ĐƯỢC TẠO TỪ BẢNG TC1617 TRÊN TỜ IN OFFSET THỰC TẾ VỚI TỜ IN THỬ GIẢ

LẬP GRACOL VÀ TỜ IN OFFSET THỰC TẾ

Phần mềm thực hiện: EFI XF và i1profiler. Lưu đồ thực hiện:

Hình PL3. 1: Lưu đồ tạo ICC Profile từ các số liệu đo được trên bảng TC1617

của tờ in offset

Các bước thực hiện chính:

B1: Trên tờ in offset thực tế, ta tiến hành dùng phần mềm i1 profiler đo bảng màu TC1617 để tạo ICC Profile của bài in offset.

Hình PL3. 2: Đo bảng màu TC1617 trên tờ offset thực tế

Trong EFI, thiết lập các thông số tuyến tính đã tạo trước đó ở mục Media > Print Configuration

Hình PL3. 3: Thiết lập lại Print Configuration

Tiếp tục vào Color Management để gán ICC vừa tạo được từ bảng màu TC1617 ở trên để giả lập ICC từ số liệu đo được trên tờ offset thực tế.

Hình PL3. 4: Gán ICC giả lập ở Color Management

Sau khi thiết lập, tiến hành in bảng màu Control Wedge 2013 ở EFI và các hình đặc trưng cần so sánh (hình có màu xám chủ yếu, hình thể hiện màu da người).

B3: Đo và so sánh kết quả với i1Profiler  Phần mềm đo: i1Profiler

 Điều kiện đo: M1

Đầu tiên, ta đo bảng màu Control Wedge 2013 của tờ in offset thực tế (CW1), tờ in thử giả lập GRACoL 2013 (CW2) để so sánh giá trị ΔE xác định xem các tờ in có nằm trong dung sai cho phép hay không. Sau khi đo, ta lưu lại bản report để so sánh sau đó. Trong đó, CW2 là thang Control Wedge ta cần đo, CW1 là thang Control Wedge ta tham chiếu. Từ bảng report đó, ta có biểu đồ độ chênh lệch giá trị ΔE như hình dưới đây:

Hình PL3. 5: So sánh giá trị ΔE trên thang đo Control Wedge 2013 trên tờ in thử

với tờ in offset thực tế

Hình PL3. 6: So sánh giá trị đạt được với dung sai cho phép

Tiếp đến đo bảng màu Control Wedge 2013 từ tờ in được tạo ra với số liệu từ offset thực tế (CW3) để so với CW1. Trong đó, CW3 là thang Control Wedge ta cần đo, CW1 là thang Control Wedge ta tham chiếu. Từ bảng report đó, ta có biểu đồ độ chênh lệch giá trị ΔE như hình dưới đây:

Hình PL3. 7: So sánh giá trị ΔE trên thang đo Control Wedge 2013 trên tờ in thử

dùng ICC được tạo ra từ số liệu offset thực tế so với tờ in offset thực tế

Hình PL3. 8: So sánh giá trị đạt được với dung sai cho phép

Các tiêu chí dùng để so sánh:

 Bằng số liệu: màu giấy, màu sơ cấp (Cyan, Magenta, Yellow, Black), màu chồng (Red, Green, Blue), HC, HR, SC và dung sai ΔE trung bình.

 Bằng mắt: quan sát các mẫu in được trong buồng soi màu với nguồn sáng D50.

NHẬN XÉT:

Dựa vào đồ thị hình PL 3.5 và PL 3.6 ta thấy được vùng màu HR có ΔE là 2.58 vượt xa so với dung sai cho phép (1.5). Ngoài ra những màu còn lại đều nằm trong dung sai cho phép.

• CW3 với CW1

Dựa vào đồ thị hình PL 3.7 và PL 3.8 ta thấy được vùng màu SC có ΔE là 2.63 vượt xa so với dung sai cho phép (1.5). Ngoài ra những màu còn lại đều nằm trong dung sai cho phép. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các màu còn lại của cả hai tờ CW2 và CW3 đều nằm trong dung sai cho phép mặc dù có những giá trị gần bằng với dung sai.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 98)