Nguyên lý, hiệu ứng cân bằng xám G7
Cân bằng xám trong G7 được xây dựng dựa trên nguyên tắc khả năng thích ứng màu sắc hoặc màu sắc không đổi trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau bởi mắt người có cơ chế tự cân bằng trắng. Bình thường mắt người khá nhạy cảm với sự thay đổi nhỏ đối với màu xám, đặc biệt là trong phạm vi 50%. Quá trình thích ứng màu sắc tự nhiên cho phép tầm nhìn của con người nhận ra rằng vật thể có cùng màu như khi một quả táo đỏ luôn xuất hiện với màu đỏ dù nhìn vào ban đêm hay ban ngày. Hệ thống não bộ điều khiển mắt người cố gắng thích ứng với sự thay đổi màu sắc gây ra bởi việc thay đổi nguồn sáng. Cũng giống như việc khi nhìn liên tục vào một tờ giấy sau một thời gian, nó sẽ xuất hiện một màu trắng dưới bất kỳ ánh sáng nào miễn là không có sử dụng đối tượng tham khảo nào khác.
Hình 2.22: Mô phỏng khả năng thích ứng màu của mắt người
Thực tế cho thấy khả năng thích ứng màu sắc của mắt người rất kỳ diệu, báo được in trên giấy có màu trắng vàng trông rất nhạt và khi nhìn ta thấy không có bị nhiễm màu, đến nỗi ta không cảm thấy rằng tờ báo bị nhiễm vàng bởi mắt ta đã thích nghi với điểm trắng vàng của giấy. Nhưng có một nhược điểm lớn là khi đặt tờ giấy trắng khác bên cạnh tờ báo thì sẽ nhìn thấy sự khác biệt. Quá trình này tương tự máy ảnh, nó có cơ chế cân bằng trắng cho phép bạn chụp ảnh trong nhà dưới ánh sáng đèn sợi đốt hoặc ngoài trời dưới ánh sáng ban ngày mà không bị lem màu trong ảnh. Cũng chính vì dựa theo cơ chế thích ứng màu sắc nên việc cân bằng xám theo G7 luôn thích ứng cho nhiều loại giấy khác màu, màu xám G7 trông luôn xám trung tính đối với mắt người nhưng giá trị CIE a*, b* sẽ khác nhau. Và màu xám có thể khác nhau trên các chất liệu in khác màu khi ở cạnh nhau. Ngoài ra, việc chọn loại giấy, nguồn sáng tham chiếu phải phụ thuộc vào tiêu chuẩn muốn hướng đến.
Công thức cân bằng xám trong G7
Để có được tờ in cân bằng xám trên nhiều loại giấy thì chuẩn kỹ thuật G7 phải giải quyết vấn đề bằng cách xác định cân bằng xám là một hàm của màu giấy được biểu thị bằng CIE, trong đó các giá trị a* và b* lý tưởng cho mỗi mức thang xám được giảm về đến 0 khi đó thang xám đạt ở mức tối nhất. Vì thế để đạt được các giá trị a* và b* mong muốn cho bất kỳ bước nào trong thang xám CMY bằng cách nhân giá trị a*/ b* của giấy với tỉ lệ nghịch phần trăm màu Cyan của bước đó (tức là giá trị phần trăm trên ô thang xám). Trong đó màu Cyan là chỉ số gần đúng của giá trị độ tối thang xám.
Công thức tính cân bằng xám theo G7:
a*G7 = a*giấy x (1-
100 %
b*G7 = b*giấy x (1-
100 %
C )
Công thức trên còn được biểu thị bằng đồ họa dưới dạng hai đường thẳng, một cho a* (đường màu hồng) và b* (màu xanh) với % Cyan. Khi Cyan bằng 0% cả hai đường thẳng đều bắt đầu ở giá trị a* và b* của giấy và khi Cyan bằng 100% thì cả hai đường thẳng đều kết thúc tại a* = b* = 0.
Hình 2.23: Đồ thị thể hiện giá trị a* và b* mong muốn cho thang xám lý tưởng
được in trên giấy với điểm trắng không chuẩn (a*= 2; b*= -4)
Trong hình 2.23 cho thấy màu giấy giảm cho đến khi không còn màu ở mức density cao nhất. Để dễ hiểu hơn ta làm một ví dụ sau đây: Hãy tìm giá trị a*G7 và b*G7 cho các ô CMY 25%, 50% và 75% trên thang xám. Được biết giấy có giá trị a* = 2 và b*= -6. Bảng 2.8: Tính giá trị a*G7 và b*G7 Ô thang xám (%) 1- 100 % C a*G7 b*G7 25 0.75 +1.5 -4.5 50 0.5 +1.0 -3.0 75 0.25 +0.5 -1.5