Đánh giá đường curve, kết quả đo P2P51 in bằng file tuyến tính máy in

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 84 - 93)

máy in

Mục tiêu đánh giá: tất cả số liệu sẽ được đánh giá thông qua CGATS21-2- CRPC6 (GRACoL 2013) cho in Offset (không gán không gian màu).

 Tab Output Curves

Bảng 3.4: Giá trị ND (có tính giá trị giấy) tại lượt in đầu tiên

Thành phần ND_CMY ND_K

25% (HC) 0.29 0.27

50% (HR) 0.59 0.54

75% (SC) 1.03 0.97

Nhìn tổng thể kết quả đo được từ thang màu P2P51, ta kiểm tra nhanh giá trị ND_K xét theo giá trị tham chiếu (theo ISO) tại vùng sáng 25%, vùng trung gian 50% và vùng tối 75% đều đạt và ND_CMY tất cả giá trị mật độ xám cũng nằm trong khoảng dung sai cho phép (Bảng 2.10 phần 2.7.5), nên ta có thể kết luận rằng lượng mực phun tại các vùng cân bằng xám được kiểm soát tốt tại bước tuyến tính.

Hình 3.21: Tab Output Curves với các giá trị “Control points”

Tiếp theo xét đến đồ thị tại “Output Curves”, ta lưu ý đến giá trị Delta trong bảng “Control points”. Hiệu chuẩn G7 tốt sẽ không hiển thị giá trị Delta nào lớn hơn ±1.0% từ 0-50% và không lớn hơn ±2% trên 50%. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào độ lặp lại của thiết bị, số lượng các điểm “Control points” được nhập vào RIP. Nhìn vào bảng giá trị bên dưới ta thấy số liệu không thỏa mãn điều kiện trên, giá trị không thỏa tại đường curve bốn màu CMYK bắt từ vùng 25% - 90%.

Bảng 3.5: Giá trị Delta đo được thể hiện trong “Control points” Giá trị Delta

% C M Y K

2 -0.53 -0.52 -0.59 -0.02

6 -1.16 -1.25 -1.69 0.01 8 -1.2 -1.54 -2.06 0.08 10 -1.12 -1.68 -2.2 0.32 15 0.13 -1.99 -2.01 1.1 20 -0.08 -2.63 -0.7 2.28 25 0.34 -3 1.11 3.81 30 1.56 -2.97 3.33 5.28 35 2.08 -2.41 5.99 7.08 40 2.63 -1.31 7.79 8.53 45 3.45 1.46 8.7 9.99 50 3.91 4.24 9.32 11.26 55 4.73 5.97 9.46 12.23 60 5.64 7.67 9.09 12.67 65 6.15 8 8.63 12.73 70 5.81 7.84 8.01 12.11 75 5.14 7.4 7.08 10.93 80 4.6 5.97 5.64 9.38 85 3.81 4.27 4.19 7.37 90 2.78 2.25 2.21 5.27 95 0.98 0.69 0.67 2.7 98 0.23 0.13 0.12 1.06

Nguyên nhân gia tăng có thể là trong quá trình xác định giới hạn mực hoặc tổng lượng mực xét quá cao và trong đó kể đến khả năng tái tạo của màu giấy đang sử dụng bởi trong quá trình tuyến tính. Ngoài ra nếu không kiểm tra đầu phun trước khi in sẽ dẫn đến khi phun mực lên bề mặt vật liệu sẽ xuất hiện hiện tượng sọc trắng làm mật độ đồ thị tăng cao.

 Pass/ Fail G7

Hình 3.22: Biểu đồ quan sát nhanh tại tab G7 trong lần in đầu tiên

Quan sát nhanh biểu đồ với giá trị NPDC cho thấy trọng số wΔL* của màu đen và CMY đều không đạt, màu đen có sai số cao nhất. Và giá trị wΔCh* cho thấy màu xám CMY bị sai màu do có lẫn một số màu không mong muốn nên làm dải màu P2P tại cột 5 CMY bị ám màu. Có thể thấy tái tạo màu sắc không phải chỉ dựa vào giá trị tầng thứ, mà còn phụ thuộc vào khả năng mực khi in chồng, độ trong suốt của mực, tương tác màu mực với giấy,… Trong khi đó ta thấy đường lý tưởng màu xanh lá cây tại NPDC K không bao phủ hoàn toàn đường giá trị đo màu đỏ và NPDC CMY sắp gần được phủ hoàn toàn đường màu đỏ cho thấy giá trị cho màu xám CMY tốt hơn màu đen.

Kết quả đạt/ không đạt G7 Master đang so với điều kiện tham chiếu của GRACoL 2013. Trong hình 3.23 ta thấy tất cả giá trị ΔE00 , wΔL*, wΔCh* đều không đạt. Chỉ có ô màu xám CMY “3.09” tại G7 Targeted là đạt, bởi ba màu C, M, Y phục chế từ hệ thống in nằm trong sai số cho phép GRACoL 2013.

Lưu ý: G7 Colorspace không thể hiện là do kết quả này chỉ có đo bảng P2P51, không có bảng màu IT8.7/4. Giá trị của mức độ Colorspace từ hai bảng này sẽ được tính trung bình với nhau từ các ô trùng nhau có trên hai bảng màu.

Hình 3.23: Hình tổng kết đánh giá kết quả đạt/ không đạt G7 lần in đầu tiên

Ngoài ra khi đối chiếu ΔE00 của các màu mực so với GRACoL 2013 chỉ đạt được ba màu CMY, dẫn đến kết quả Target sẽ không đạt ở tất cả các màu chồng bởi muốn đạt được mức Target ta cần tham khảo giá trị dung sai cho phép và đảm bảo mực in phải phù hợp với điều kiện in tham chiếu.

Nhìn vào hình 3.24 ta thấy hai cột, cột Sample là giá trị đo được, cột Target là giá trị tham chiếu. Trong đó, màu giấy đo không đạt, giá trị b* tham chiếu cho thấy giấy chuẩn có màu xanh cao hơn giá trị b* đo được (ngã vàng). Tiếp theo ta thấy màu đen đo được đậm hơn màu đen tham chiếu, thể hiện bằng L*. Hơn nữa giá trị đo được cho thấy màu vàng (+b*) chiếm tỷ lệ rất cao nên các màu chồng Red, Green bị ảnh hưởng nhiều, dẫn đến sai màu. Màu Blue đo được sai số rất nhiều so với tham chiếu, nó bị ảnh hưởng bởi giá trị +a* (Magenta) quá đậm cùng với đó là độ sáng L* của màu tối hơn tham chiếu.

Hình 3.24: Giá trị của mực và giấy theo tham chiếu của GRACoL 2013

Hình 3.25: Biểu đồ kết quả so sánh giá trị ΔE không hiệu chỉnh curve so với dung

sai Pass/ Fail G7

3.4.3.2 Đánh giá đường curve, kết quả đo P2P51 đã hiệu chỉnh

 Tab Output Curves

Tờ in P2P51 lần hai sử dụng file tuyến tính có hiệu chỉnh curve. Giá trị “Gray correction feather-off” điều chỉnh Start ở vùng 80, Stop 100. Trong đó ta sẽ điều chỉnh toàn bộ đường curve từ vùng 0-80%.

Hình 3.26: Kết quả lượt in thứ hai đã cân chỉnh đường curve

Để phân tích đúng hơn về giá trị cân bằng xám, ta vào nhìn vào giá trị Delta trong bảng “Control points”. Bảng 3.6 cho thấy giá trị Delta dưới đây thỏa mãn điều kiện và có sự hiệu chỉnh tốt, không có giá trị nào từ 50% vượt quá ±1% và trên 50% vượt quá ±2%.

Bảng 3.6: Giá trị Delta đo được trong “Control points” Giá trị Delta % C M Y K 2 0.12 0.05 -0.1 -0.05 4 0.18 0.14 -0.12 0.01 6 0.18 0.27 0.06 -0.01 8 0.18 0.34 0.21 -0.01 10 0.29 0.24 0.07 -0.01 15 0.53 0.2 0.53 0.16 20 0.45 0.43 0.57 0.32 25 0.86 0.35 0.7 0.47 30 1.2 0.6 0.74 0.68 35 1.09 0.85 0.14 0.8 40 1.32 1.12 1 1.09 45 0.64 1.32 1.38 1.3 50 1.03 1.32 1.24 1.5

55 1.29 0.93 1.38 1.69 60 1.23 0.72 1.11 1.92 65 1.05 0.61 1.09 1.85 70 0.98 0.88 1.44 1.78 75 0.92 1.22 1.57 1.69 80 1.33 1.37 1.29 1.54 85 1 1.2 0.84 1.3 90 0.38 0.16 0.06 1.36 95 -0.24 -0.58 -0.65 0.96 98 -0.36 -0.47 -0.5 0.41

Bảng 3.7: Giá trị ND (có tính giá trị giấy) tại lượt in thứ hai

Thành phần ND_CMY ND_K

25% (HC) 0.30 0.27

50% (HR) 0.60 0.54

75% (SC) 1.03 0.97

Vẫn đảm bảo nằm trong dung sai cho phép (theo bảng 2.10 phần 2.7.5)  Tab Analyze G7

Hình 3.27 cho thấy trong đồ thị NPDC K và NPDC CMY, đường lý tưởng màu xanh lá cây che phủ gần như hoàn hảo đường đo màu đỏ với độ lệch nhẹ cho phép trên 50%. Giá trị gần như đạt hết (thể hiện qua ô có màu xanh), việc chỉnh sửa có hiệu quả.

Hình 3.28: Giá trị của mực và giấy tham chiếu theo GRACoL 2013 sau khi

hiệu chỉnh

Nhìn tổng quát tờ in thứ hai sau khi điều chỉnh đạt mức độ cơ bản G7 Grayscale, còn mức Target ΔE00 chỉ đạt tại ô xám CMY, các giá trị còn lại như ΔE00 của giấy, màu đen, ba màu RGB tông nguyên đều không đạt theo giá trị tham chiếu GRACoL 2013. Hình 3.28 tất cả các giá trị màu không đạt vẫn giống như lúc tuyến tính in tờ P2P51 lần một.

Hình 3.29: Biểu đồ kết quả so sánh giá trị ΔE đã hiệu chỉnh curve so với dung sai

Pass/ Fail G7

Kết luận: Có thể thấy không cần sử dụng chức năng quản lý màu và không gán ICC profile thì ta vẫn có thể chỉnh sửa file tuyến tính thiết bị có được cân bằng xám thông qua đường curve hiệu chỉnh “Visual correction”. Ta phải sử dụng chức năng “Visual correction” vì RIP in thử EFI XF Client không hỗ trợ chỉnh curve.

Hình 3.30: Hình tổng kết đánh giá kết quả đạt/ không đạt G7 qua lần in thứ hai, đạt

G7 Grayscale

3.4.3.3 Đánh giá kết quả không gian màu in thử qua TC1617 (IT8.7/5) tham chiếu theo GRACoL 2013

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)