Mực in kỹ thuật số

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 58 - 59)

Theo nguyên lý, in kỹ thuật số không dùng áp lực nên nó đòi hỏi phải dùng loại mực đặc biệt phù hợp với nó. Hình ảnh tạo ra nhờ những vật chứa điện tích hoặc dưới tác động của điện trường, vì vậy mực được truyền tới vật mang hình ảnh này phải có các tính chất lý hóa tương ứng với tác động vật lý tạo ra hình ảnh ẩn. Mực in của kỹ thuật in NIP được chia thành 2 loại: mực bột, mực loãng. Trong đó mực bột (ở dạng hạt) bao gồm: mực hai thành phần, mực một thành phần (từ tính/ không có từ tính). Mực một thành phần có từ tính bao gồm một lõi sắt oxit bên trong và các thành phần mực mang màu (pigment, chất liên kết, chất phụ gia,...) bao quanh các lõi này. Tuy nhiên việc sử dụng mực một thành phần có từ tính sẽ gây bất lợi khi trong thành phần hàm lượng sắt oxit cao nên không có khả năng hiện được các màu tiêu chuẩn Cyan, Magenta, Yellow. Mực một thành phần không có từ tính được sử dụng trong hệ thống in với tốc độ in thấp. Việc truyền các hạt mực phủ lên vùng in lớn là rất khó nên người ta có khuynh hướng dùng phương pháp quét, có nghĩa là các hạt mực không được điều khiển nên tác động xấu đến quá trình in và dẫn đến chất lượng in giảm. Cách dùng mực in dạng bột bao hàm luôn quá trình tự làm khô của nó trong quá trình in, hình ảnh in được ổn định các lô ép và nhiệt gắn các hạt mực trên giấy. Mực lỏng bao gồm một chất lỏng chứa các hạt mực rất nhỏ (1-3 micro met). Trong suốt quá trình hiện hình (cấp mực), các hạt mực mang điện tích đọng lại trên những vùng hình ảnh in và được tách ra khỏi chất mang. Nếu dùng mực lỏng, quá trình khô nhờ sự bay hơi hay bằng cách loại bỏ các chất mang, ổn định hình ảnh bằng lô ép các hạt mực hay nhờ sự bám dính của các hạt mực trên giấy. Những loại mực kể trên được gọi là mực in toner được dùng trong kỹ thuật Electrophotography, Inography.

Đối với mực dùng trong quá trình in phun người ta sử dụng hai dạng mực: mực lỏng và mực chảy nhiệt (mực ở dạng hạt khô, bám lên và khô trên vật liệu nhờ nung chảy mực), cả hai loại có thể chứa các bột màu hay pigment. Sự khác nhau chính giữa hai loại mực của quá trình in phun là pigment (nước hay dung môi). Lựa chọn loại mực nào trong thực tế dựa trên thuộc tính bề mặt của vật liệu in, các điều kiện môi trường khi sử dụng sản phẩm in (độ bền sáng, độ bền với thời tiết, chống mài mòn,…). Việc sử dụng đúng loại mực và tính năng tương tác của nó với vật liệu sẽ quyết định đến bề mặt dày lớp mực trên giấy, điều này có liên quan đến chất lượng

hình ảnh in đặc biết là khi in nhiều màu. Khi sử dụng mực lỏng cho quá trình in phun, độ dày lớp mực khoảng 0.5 micro met (bù lại chất lượng in cao). Và nếu dùng mực UV và mực chảy nhiệt thì lớp mực rất dày, rơi vào khoảng 10-15 micro met, do đó sẽ tạo cảm giác là mực nổi lên. In nhiều màu chất lượng cao có thể đạt được bằng cách sử dụng giấy có lớp tráng phủ đặc biệt, nó giúp làm giảm sự kết tụ thành giọt của mực (nó giúp mực dàn trải rộng ra và thấm hút vào vật liệu in) làm cho quá trình khô tốt hơn. Những cải tiến trong việc nâng cao chất lượng đạt được rất tốt trong việc dùng các hệ thống in phun có khả năng tạo ra nhiều giá trị xám khác nhau cho mỗi điểm ảnh (điểm in).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 58 - 59)