Không gian màu CIE LUV

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 30)

Không gian màu CIE LUV cũng được tạo thành qua sự chuyển đổi từ không gian màu CIE nhưng sử dụng công thức chuyển đổi khác. Ba trục tọa độ được xác định bởi các giá trị L*, u*, v*. Không gian màu CIE LUV thường được dùng cho việc đánh giá màu trên màn hình như trên máy quét hay máy tính. Ưu điểm nổi trội là có sự chuyển đổi tuyến tính để tất cả các tính cân đối của không gian màu CIE được giữ nguyên không đổi (khác với không gian màu CIE LAB).

Hình 2.9: Mô hình đơn giản không gian màu CIE LUV 2.3.3.4 Không gian màu CIE LCH8

Không gian màu CIE LCH là một biến thể của không gian màu CIE LAB và là không gian màu bổ sung, nó được sử dụng chung biểu đồ với không gian màu CIE LAB nhưng thay vì sử dụng trục tọa độ vuông thì nó lại sử dụng trục tọa độ góc. Trong không gian màu CIE LCH, giá trị L* biểu thị độ sáng và giống với không gian màu CIE LAB. Trong khi đó, giá trị C* biểu thị cho cường độ và H* là góc tông màu. Giá trị cường độ màu C* bằng 0 ngay tại tâm và gia tăng tùy thuộc vào khoảng cách từ tọa độ màu tới tâm. Giá trị góc tông màu h được xác định khởi điểm tại trục a* và được tính bằng đơn vị độ: 00 là +a* (Red), 900 là +b* (Yellow), 1800 là –a* (Green) và 2700 là –b* (Blue).

8 Ngô Anh Tuấn (2010), “Màu sắc – Lý thuyết & ứng dụng”, Nhà xuất bản ĐHQG Tp. HCM, Việt Nam, trang 199.

Hình 2.10: Mô hình không gian và mặt cắt của không màu CIE LCH 2.3.4 Chuyển đổi không gian màu

Chuyển đổi không gian màu là một quá trình mà module diễn dịch màu (CMM) chuyển đồi màu từ không gian màu từ thiết bị nhập sang thiết bị xuất. Việc chuyển đổi này đi kèm với các khuynh hướng diễn dịch màu để đảm bảo chất lượng màu sắc hình ảnh. Module này có thể gồm một phần mềm hay một phần riêng biệt của hệ thống, nó bao gồm các kiểu sau:

 Module có tác dụng trên toàn hệ thống: quản lý theo hệ điều hành giống như ColorSync trên hệ điều hành Macintosh.

 Module quản lý trên mạng

 Module áp dụng trong phạm vi phần mềm hoặc nhóm phần mềm: Adobe Bridge, các công cụ quản lý màu của Photoshop, các loại RIP cho quá trình ghi bản, in thử,..

Các bước làm việc của CMM:

 Trước tiên, CMM sẽ chuyển đổi các trị số màu phụ thuộc thiết bị của hình ảnh đến một không gian màu độc lập với thiết bị qua việc sử dụng mô tả của ICC Profile nguồn. Bây giờ các trị số màu của hình đã ở trong không gian màu Lab độc lập với thiết bị. Không gian màu trung gian này được gọi là không gian màu chuyển đổi (Transfer color space) hay là không gian kết nối profile (Profile connection space - PCS for short).

 Kế đến, những trị số màu Lab này sẽ được chuyển đổi đến trị số màu có thể phục chế đượctrên thiết bị xuất và giống với màu cần phục chế. Nếu thiết bị xuất không thể phục chế màu giống với màu gốc, CMM sẽ cố gắng tìm một màu gần giống với màu gốc nhất. Ánh xạ để tìm kiếm màu gần giống nhất được gọi là

Rendering Intent.9

Hình 2.11: Các bước làm việc của CMM

Hình 2.12: Chuyển đổi không gian màu

9 Nguyễn Mạnh Huy (2006), “Giáo trình xử lý ảnh kỹ thuật số”, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, trang 163

Hình 2.12 ở trên mô tả với các hình mang giá trị RGB khi được mở trong phần mềm Photoshop, module quản lý màu sẽ chuyển các gía trị RGB này thành các giá trị L*, a*, b* độc lập với thiết bị trước khi đi qua máy in. Mỗi máy in đều có một profile màu khác nhau với chức năng chuyển đổi các giá trị L*, a*, b* sang CMYK. Các thiết bị chỉ có thể xử lý các màu RGB hay CMYK phụ thuộc thiết bị. Do đó mà đối với các hình từ máy ảnh kỹ thuật số nhất thiết là RGB và dữ liệu hình ảnh được gửi đến máy in là CMYK thì L*, a*, b* được xem là các giá trị trung gian trao đổi chung để truyền thông tin màu từ thiết bị nhập đến thiết bị xuất.

2.4 Khuynh hướng diễn dịch màu

Diễn dịch màu là phương pháp nén dữ liệu và chuyển đổi màu từ không gian màu này sang không gian màu khác. Thường thì phần lớn không gian màu của thiết bị không đủ lớn để phục chế các màu mà mắt người nhìn thấy nên người ta phải nén các không gian màu lại để tạo ra các màu có thể phục chế được trong các điều kiện thiết bị cụ thể.

Hình 2.13: Các kiểu khuynh hướng diễn dịch màu

Có bốn loại khuynh hướng diễn dịch màu cơ bản gồm:  Perceptual Intent:

Đây là phương pháp phục chế màu phù hợp với cảm nhận màu của mắt người nhất, tất cả các màu sẽ được thay đổi thành phần sao cho vừa khít với không gian màu đích. Phương pháp này thay đổi tất cả hoặc phần lớn không gian màu gốc nhưng mối liên hệ giữa chúng không đổi. Kiểu phục chế này đảm bảo đúng tông màu nhưng độ tương phản bị mất đi. Kiểu phục chế này thích hợp cho ảnh vẽ hoặc ảnh chụp khi không gian màu gốc lớn hơn không gian màu đích, ví dụ khi chuyển từ RGB sang CMYK.

 Saturation Intent

Phương pháp diễn dịch này làm tăng độ bão hòa màu, màu sắc luôn có sự rực rỡ. Kiểu chuyển đổi này sẽ làm độ bão hòa màu được duy trì ở mức cao nhất nhưng tông màu và độ sáng bị sai, kết quả là màu sắc sẽ không giống mẫu. Loại diễn dịch này chỉ thích hợp dùng cho tranh ảnh trẻ em, đồ thị,…

 Relative Colorimetric

Kiểu diễn dịch này được hiểu là nếu bài mẫu có không gian lớn hơn không gian màu của thiết bị xuất có thể tái tạo được thì nó sẽ diễn dịch màu sao cho giống với màu gốc nhất. Hiểu nôm na là nó sẽ giữ nguyên màu của không gian màu gốc nếu các màu này nằm trong không gian màu đích.

Phương pháp này cũng so sánh điểm trắng của không gian màu gốc và không gian màu đích rồi chuyển dịch màu tương ứng. Người ta thường sử dụng tùy chọn này khi chuyển đổi từ không gian màu CMYK này sang CMYK khác nhưng không quan tâm màu nền giấy.

 Absolute Colorimetric

Cuối cùng là khuynh hướng diễn dịch “Absolute Colorimetric”, về nguyên tắc phương pháp này tạo ra chính xác các màu trong bản gốc. Kiểu phục chế này bảo toàn các màu nằm trong không gian màu nguồn và những màu nào khi chuyển đổi nằm bên ngoài không gian màu đích chúng sẽ được kéo lại khớp với không gian màu đích. Chúng thường được sử dụng khi chuyển đổi từ không gian màu CMYK của máy in thử sang CMYK của máy in thật nhưng phải đảm bảo không gian màu của máy in thử phải lớn hơn máy in thật.

2.6 Một số phương pháp ứng dụng thành công trong hiệu chỉnh màu 2.4.1 Phương pháp cân chỉnh theo ISO (TVI - Tone Value Increase)

TVI là một trong những phương pháp cân chỉnh màu phổ biến được sử dụng cho đến ngày nay. Cụm từ viết tắt TVI chỉ đây là phương pháp điều chỉnh độ gia tăng tầng thứ của các màu riêng lẻ nằm trong khoảng cho phép theo chuẩn ISO, ví dụ ISO 12647-2 cho offset tờ rời. Các giá trị này được tính bằng phần trăm (%) độ phủ bề mặt từ 0-100%, TVI mà càng lớn thì khi nhìn ảnh sẽ tối đi và ngược lại. Thông thường nếu TVI không nằm trong dung sai cho phép thì khi đó người thợ in không thể làm gì khác ngoài thay đổi giá trị mật độ. Điều đó sẽ làm độ dày lớp mực thay đổi từ đó ảnh hưởng đến sự gia tăng tầng thứ (GTTT). Việc thay đổi mật độ sẽ làm kết quả của chúng hoặc giá trị CIELab nằm ngoài dung sai nên cách tốt nhất để điều chỉnh TVI là sử dụng đường cong hiệu chuẩn RIP tại máy ghi trong quá trình tạo bản kẽm. Bằng cách này các đường cong hiệu chuẩn riêng lẻ C, M, Y, K có thể thay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đổi để đạt được cân bằng xám và tái tạo tông màu không phụ thuộc vào mật độ mực.

Phương pháp này thể hiện độ sai biệt về kích thước các hạt trame (dot gain) tương ứng về vị trí trên file/ bản kẽm và trên tờ in ra. Quá trình GTTT thứ luôn luôn xảy ra và bao hàm sự kết hợp của GTTT vật lý và GTTT quang học. Ảnh hưởng quá trình GTTT vật lý là làm biến dạng điểm trame bởi các tác nhân trong hệ thống in như mực in, giấy in, áp lực in, độ dày lớp mực,… Giá trị TVI truyền thống được tính bằng mật độ và phần trăm GTTT được tính bằng công thức:

TVI = % đo được trên tờ in - % trên file

Hình 2.14: Hình dạng trame biến đổi vật lý qua các tác nhân khác nhau

Mặt khác, giá trị GTTT chịu ảnh hưởng của độ phân giải trame, trame mà càng mịn thì GTTT càng cao và ngược lại. Nhưng tình trạng mất trame có thể xảy ra ở bất cứ điểm nào trong quá trình truyền hình ảnh. Ngoài ra, sự GTTT có thể được miêu tả dưới dạng đồ thị, mỗi đường cong trên đồ thị thể hiện sự GTTT trên tờ in so với trên file/ bản kẽm và chúng được gọi là đường đặc tính in. Các đường cong ký hiệu từ A đến F thể hiện mức độ GTTT khác nhau trong những điều kiện in offset khác nhau.

2.4.2 Phương pháp cân chỉnh màu theo DeviceLink

Phương pháp cân chỉnh theo DeviceLink bản chất chính là thành phần của hệ

thống quản lý màu CMS. Để chuyển đổi một không gian màu trong hệ thống CMS chúng ta cần có một không gian màu kết nối độc lập với thiết bị, không gian này có

thểlà không gian làm việc hoặc không gian màu tham chiếu (gọi là không gian kết nối-PCS). Thường là không gian màu CIELAB và nó dựa trên sự cảm nhận của mắt

người và độc lập với thiết bị. Điều đặc biệt khi chuyển đổi theo DeviceLink chúng ta không thể chuyển đổi trực tiếp từCMYK sang CMYK hoặc từRGB sang CMYK mà phải thực hiện việc chuyển đổi thông qua DeviceLink profile.

Hình 2.16: Không gian màu liên kết profile CIELAB (PSC)

DeviceLink profile thường được áp dụng phổ biến cho phép biến đổi từ không gian CMYK này sang CMYK khác hoặc từ RGB sang CMYK. Đây còn là dạng cấu hình ICC đặc biệt chuyển đổi trực tiếp không gian màu của thiết bị đầu vào sang không gian màu của thiết bị đầu ra. Các DeviceLink profile được tạo từ cách kết nối một profile nguồn và profile đích thành một DeviceLink profile duy nhất. Một số đại diện nổi tiếng dùng DeviceLink là GMG, trong đó điển hình là phần mềm quản lý màu cho in thử GMG ColorProof hoặc các phần mềm i1Profiler, EFI Color Profiler Suite,…

2.4.3 Phương pháp cân chỉnh 4D CMYK

Trước khi G7 ra đời thì phương pháp biến đổi CMYK 4D được sử dụng hiệu chỉnh các thiết bị CMYK nhằm phù hợp với thiết bị khác nhau. Bản chất của CMYK 4D là chuyển đổi các giá trị pixel CMYK bốn chiều thông qua bảng tra LUT (look-up tables) dựa trên ICC Profile hoặc các thiết bị Device-links. Bảng tra LUT chỉ là dùng để quản lý màu thông qua việc chuyển đổi các giá trị pixel từ không gian màu nguồn sang không gian màu đích. Phương pháp này kiểm soát tất cả các khía cạnh của hình ảnh bao gồm tông màu, cân bằng xám và màu sắc. Hơn hết có thể tạo ra ICC profile một cách đơn giản và không giới hạn giải pháp tạo.

Nhưng những điểm hạn chế ở phương pháp này là yêu cầu cấu hình thiết bị phục chế và thiết bị tham chiếu phải rất tốt. Rất khó để tạo ra một profile có hiệu quả cao

và nguy cơ tạo ra một profile không tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề khó kiểm soát. Ngoài ra phương pháp này không được hỗ trợ trong tất cả các RIP hoặc phần mềm chu trình làm việc. Việc sử dụng CMYK 4D còn phải tùy thuộc vào độ lặp lại hiệu chuẩn cho thiết bị, nếu việc hiệu chuẩn lại dẫn đến cân bằng xám khác nhau thì phải cần một profile hoàn toàn mới hoặc sẽ làm 4D CMYK biến đổi.

2.5 Phương pháp cân chỉnh G7 và các thông số có liên quan 2.5.1 Tổng quan về G7 2.5.1 Tổng quan về G7

2.5.1.1 Khái niệm, đặc điểm chính về G7

Phương pháp G7 được tạo ra bởi Don Hutcheson chủ tịch của IDEAlliance và người đồng phát triển là GRACoL vào năm 2005. G7 ra đời đã có một tác động mang tính cách mạng đối với thị trường in ở Bắc Mỹ cũng như ở một số khu vực khác, trong đó có Việt Nam. Phương pháp này dựa theo sự thành công của ngành nhiếp ảnh và áp dụng sự tiện lợi, đơn giản của không gian RGB cho việc hiệu chỉnh thiết bị CMYK. Hiệu quả chủ chốt của ngành nhiếp ảnh là kiểm soát bằng tông xám theo RGB một không gian màu được sử dụng cho màn hình, máy ảnh, tập tin,… RGB kiểm soát giá trị màu theo 4 quy tắc chung là:

 Màu trắng = 255, 255, 255 (tương ứng với R, G, B)  Màu xám = R = G = B

 Màu đen = 000, 000, 000  Độ tương phản = 2.2

Chính vì dựa theo nguyên tắc này nên hình ảnh hiển thị từ DVD, video, website,… luôn hiển thị giống nhau trên mọi màn hình.

G7 là từ viết tắt quen thuộc cho quá trình hiệu chỉnh cân bằng xám trung tính, nó chỉ định cân chỉnh màu theo bảy mục tiêu được xác định dựa trên ISO. Trong đó, chữ “G” đề cập đến giá trị cân bằng xám, số “7” biểu thị cho bảy giá trị màu được chỉ định lần lượt là Cyan, Magenta, Yellow, Black, Red (M+Y), Green (C+Y) và Blue (C+M). Các giá trị này được theo dõi trong quá trình cân chỉnh.

Ngoài ra, phương pháp G7 không phải là một hệ thống quản lý màu chính xác và cũng không được Hiệp hội màu sắc Quốc tế (ICC) công nhận chính thức. Mục đích chính của việc cân chỉnh theo G7 là cung cấp khả năng tái tạo thang xám trên nhiều thiết bị, quy trình và bằng nhiều phương pháp in khác nhau. Cân chỉnh theo G7 là có được đường cong mật độ xám (NPDC) trên toàn dải 0-100 có cân bằng xám thay thế cho đường cong tầng thứ (TVI) theo ISO.

Trong G7 có hai thành phần, tông màu (tonality) và cân bằng xám. Tông màu đại diện cho đường cong CMY, đường cong K và được G7 gọi là đường cong mật độ xám (NPDC). Tính chất đặc trưng của tông màu trong hiệu chỉnh G7 là xác định bởi giá trị mật độ (Density) và giá trị màu LAB. Còn cân bằng xám lại được định nghĩa theo giá trị CIELAB a* và b*.

Ngoài ra, để tránh nhằm lẫn G7 với các chuẩn khác như ISO, GRACoL, SWOP,…thì người ta đã chia thành ba khái niệm “Standard, Specification, Methodology” để tránh ngộ nhận rằng G7 chính là chuẩn giống ISO.

Bảng 2.2: Phân biệt ba khái niệm “Standard, Specification, Methodology” Standard

(Tiêu chuẩn chung) (Chuẩn kỹ thuật) Specification (phương pháp) Methodology

Tiêu chuẩn chung được thiết lập bởi một cơ quan có thẩm quyền được công nhận như “Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế” (ISO). Ví dụ như ISO 12647-2: 2013 là chuẩn dành cho Offset tờ rời, nó tập hợp mục tiêu, dung sai đo đạc đã được công nhận rộng rãi được coi là rất hữu ích cho phương pháp đó.

Chuẩn kỹ thật không phải là bộ chuẩn mà chỉ là “cái thân” của dữ liệu nó bao gồm: mục tiêu, dung sai và sự hướng dẫn, để đạt được mục đích là hướng đến bộ chuẩn chung. Hay hiểu nôm na nó chính là tờ in gốc để tạo ra chuẩn tham chiếu. Ví dụ: GRACoL và SWOP đều thuộc sỡ hữu của IDEAlliance là chuẩn kỹ thật dành cho offset tờ rời và offset cuộn. Một số tổ chức khác như FOGRA (Đức), IFRA, Còn phương pháp chỉ đơn giản là một cách thực hiện. Phương pháp G7 xác định mức độ xám cùng với phương thức hiệu chỉnh để điều chỉnh bất kỳ thiết bị CMYK để mô phỏng cân bằng xám. G7 cũng được xem như là một specification. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

JIS (Nhật) đã tạo ra các bộ chuẩn kỹ thuật đều dựa trên diễn giải của

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 30)