Quá trình thực hiên gồm 4 bước chính:
Bước 1: Quá trình tuyến tính máy in
Chuẩn bị máy in
Kết nối máy in Epson Stylus Pro 4900 với phần mềm in thử EFI XF để tiến hành thực hiện tuyến tính máy in. Trước khi thực hiện phần khai báo ta nên kiểm tra chất lượng đầu phun, có ký hiệu trên máy, bằng lệnh “Nozzle Check->Print Check Pattern”.
Hình 3.1: Dải màu in kiểm tra đầu phun
Nếu nét mực in ra liên tục, không bị đứt quãng thì chứng tỏ đầu phun của máy in vẫn hoạt động tốt. Nếu các nét mực in ra bị đứt quãng thì chứng tỏ đầu phun của máy đang bị nghẹt mực.
Lau đầu phun: > Manual Printing > Chọn đầu phun muốn lau.
Xác định khoảng cách từ đầu phun đến máy in: “Paper setup-> Custom Paper-> Paper No.5 > Thickness Pattern > Print”, chọn và nhập số phù hợp.
Hình 3.2: Dải kiểm tra khoảng cách đầu phun
Xác định độ dày giấy: Dùng thước Panme đo xác định độ dày giấy vào “Head
Alignment > Paper Thickness > Paper Thickness”, chọn thông số phù hợp có sẵn
trên máy (đơn vị: mil), chọn thông số làm tròn lên.
Xác định thời gian in: “Paper setup > Custom Paper > chọn loại giấy sử dụng >
Drying Time”.
Thiết lập thông số thiết bị tuyến tính
- Trong bước này ta sẽ khai báo đầy đủ tên vật liệu, máy đo sử dụng, nguồn sáng đo, tên mực, độ phân giải,…
Hình 3.3: Các thiết lập cơ bản cho quá trình tuyến tính
Xác định giới hạn mực
- Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng trong quá trình tuyến tính, vì sau khi in tờ “Ink Limit per Channel” phần mềm sẽ tự động tính toán các giá trị để sao cho phù hợp với loại mực và giấy mình đang dùng. Bước này sẽ hữu ích khi các tờ tuyến tính tiếp theo in ra khô ngay khi ra khỏi máy. Nếu các tờ in bị nhòe, không khô thì phải thiết lập lại bước này. Ta có thể vào “Advances” để tinh chỉnh lại bằng cách thay đổi thanh trượt, quá trình tinh chỉnh hay giữ nguyên giới hạn mực sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của file tuyến tính và quá trình hiệu chuẩn sau này.
Tốt nhất chúng ta nên giữ nguyên tất cả giá trị có trong “Advances” để có file tuyến tính tốt bởi phần mềm sẽ tự động tính toán, tối ưu hóa lượng mực cho mỗi kênh.
Hình 3.4: Chức năng “Advances” trong Ink Limit per Channel
Tuyến tính từng kênh màu, xác định giới hạn tổng lượng mực tối đa khi in chồng nhiều màu đây là chức năng của 2 bước Linearization và Total Ink Limit (TIL). Trong TIL ta cần xác định cột có chứa lượng mực tối đa để nhập vào phần mềm.
Kiểm tra chất lượng – đó là bước kiểm tra lại quá trình tuyến tính.
Tại đây, ta có thể so sánh với các profile khác để xem tính bao quát không gian màu của profile tuyến tính vừa tạo trong lệnh “Compare in Profile Inspetor...”
Hình 3.6: So sánh không gian màu vừa tạo trong “Compare in Profile Inspector...”
Chọn “Save & Finish” để kết thúc quá trình tuyến tính máy in. Các thông tin tuyến tính sẽ được lưu trong một file có định dạng là .epl.
Bước 2: Thực hiện in, đo dải màu P2P51 với file tuyến tính, chỉnh sửa đường curve in lần hai để đạt G7 Grayscale.
Thực hiện in, đo dải màu P2P51 với file tuyến tính
Sau khi đã có file tuyến tính epl, ta tiến hành in dải màu P2P51 và chọn Media name đúng với tên vật liệu đã chọn.
Hình 3.7: Giao diện Jop Explorer trong EFI XF
Khi in xong dùng phần mềm Curve4 để đo, vào nút “Measure” tiến hành đo. Trong đó chọn thiết bị i1 Pro và chọn dải màu P2P51.
Hình 3.8: Giao diện đo bảng màu P2P51
Khi đo xong, phần mềm Curve4 sẽ tự động tính toán giá trị đo được rồi hiển thị kết quả như trong hình 3.9
Hình 3.9: Kết quả đo được phân tích tại thẻ “Measurements”
Khi đã có kết quả ta tiến hành chỉnh sửa tại Calibrate > Create Curves”, tự phân tích giá trị đường curve và có thể sử dụng các chức năng “Gray correction feather-off, Gray Balance, Normalize High Densities” (sẽ đề cập chi tiết ở phụ lục 2) để phục vụ việc chỉnh sửa. Chỉnh xong ta xuất file dưới dạng EFI.vcc đưa vào EFI để in dải màu P2P51 lần hai.
Hình 3.10: Hiệu chỉnh đường giá trị đo được tại thẻ Create Curves
Thực hiện in, đo dải màu P2P51 khi đã hiệu chỉnh đường curve
Bỏ file đường curve .vcc vào “Visual correction” trong Media, nhớ kiểm tra kỹ Media name của file tuyến tính, khi in không có ICC profile.
Hình 3.11: Tiến hành in P2P51 với đường curve đã hiệu chỉnh
Sau khi in xong, ta lại đo bảng P2P51 với phần mềm Curve4 tương tự giống phần in P2P51 với file tuyến tính và xem kết quả đã đo có hiệu quả không.
Bước 3: Mô tả quá trình thực hiện tạo ICC profile
Sau khi đã tạo file tuyến tính máy in, ta sử dụng chức năng “Color Tools>
Create Media Profile” để tạo ICC profile. Đầu tiên là nhập tên ICC profile muốn tạo và chọn tên workflow muốn tạo.
Hình 3.12: Giao diện chính Fiery Printer Profiler
Nhấn “Next” để sang bước tiếp theo Calibration Setup, chọn đúng loại mực, loại giấy in và file .epl đã tuyến tính trước đó.
Kế tiếp nhấn “Next” để sang bước cài đặt in profile, chọn thiết bị đo X-Rite i1 Pro2, bảng màu IT8.7/4 và kích thước giấy tại mục Profile print settings.
Hình 3.14: Mục Profile print settings
Tiếp tục nhấn “Next” để in và đo bảng màu.
Hình 3.15: Giao diện đo bảng màu
Sau khi đo xong, một ICC profile mới sẽ được tạo và liên kết tự động vào file tuyến tính đã tạo trước đó.
Bước 4: In bảng màu TC1617 với điều kiện giả lập để đánh giá hệ thống in thử bằng phần mềm Curve4
Sau khi đã hoàn thành bước tạo ICC profile cho giấy Semimatte, ta tạo một workflow mới có tên “GRACoL 2013-CRPC6 Verify”. Chọn vào thẻ “Color >Color Management”, để thiết lập Source Profile là các profile của tài liệu in thử và Simualation Profile là nơi chứa profile điều kiện in thật (ví dụ GRACoL 2013). Khi in, profile cho điều kiện in thật này được xem như profile nguồn để chuyến đến profile đích là profile mới được tạo ở bước 3. Bạn có thể tự chọn khuynh hướng diễn dịch giả lập màu giấy (Absolute colorimetric) hoặc không giả lập theo màu giấy (Relative colorimetric) để in TC1617.
Hình 3.16: Thiết lập điều kiện in thử tại Color Management
Tạo thêm một Output Devices mới có tên “Epson 4900” và nối workflow “GRACoL 2013-CRPC6 Verify”.
Hình 3.17: Thiết lập workflow mới cho in thử
Vào thẻ Media kiểm tra lại Media name là “Epson Proofing Paper White
Semimatte”, sau đó file tuyến tính epl đã tạo sẽ tự cập nhật, khổ giấy và Visual
correction (nơi chứa file đường curve). Cuối cùng một Workflow G7 cân bằng xám đã được thiết lập và sẵn sàng sử dụng.
Hình 3.18: Thiết lập thông tin cho in thử
Thêm bảng màu TC1617 vào workflow đã tạo “GRACoL 2013-CRPC6 Verify” và nhớ nhấn nút “Hold” để giữ lại để kiểm thông tin một lần nữa trước khi in.
Hình 3.19: Cửa sổ chọn workflow
Sau khi đã in xong, ta vào phần mềm Curve4 để đo nó và xem kết quả đánh giá tại mục 3.4.3.3
Bước 5: In thang kiểm tra Control Wedge 2013 so sánh nhanh không gian màu với chuẩn GRACoL 2013
Ta sử dụng workflow ở bước 4 để in thang kiểm tra Control Wegde 2013, giữ nguyên tất cả thông tin, rồi dùng chức năng Verify để so sánh (xem kết quả đánh giá tại phần 3.4.3.4).
Hình 3.20: Giao diện in file in thử 3.4.3 Đánh giá kết quả đường curve trong hiệu chuẩn
3.4.3.1 Đánh giá đường curve, kết quả đo P2P51 in bằng file tuyến tính máy in máy in
Mục tiêu đánh giá: tất cả số liệu sẽ được đánh giá thông qua CGATS21-2- CRPC6 (GRACoL 2013) cho in Offset (không gán không gian màu).
Tab Output Curves
Bảng 3.4: Giá trị ND (có tính giá trị giấy) tại lượt in đầu tiên
Thành phần ND_CMY ND_K
25% (HC) 0.29 0.27
50% (HR) 0.59 0.54
75% (SC) 1.03 0.97
Nhìn tổng thể kết quả đo được từ thang màu P2P51, ta kiểm tra nhanh giá trị ND_K xét theo giá trị tham chiếu (theo ISO) tại vùng sáng 25%, vùng trung gian 50% và vùng tối 75% đều đạt và ND_CMY tất cả giá trị mật độ xám cũng nằm trong khoảng dung sai cho phép (Bảng 2.10 phần 2.7.5), nên ta có thể kết luận rằng lượng mực phun tại các vùng cân bằng xám được kiểm soát tốt tại bước tuyến tính.
Hình 3.21: Tab Output Curves với các giá trị “Control points”
Tiếp theo xét đến đồ thị tại “Output Curves”, ta lưu ý đến giá trị Delta trong bảng “Control points”. Hiệu chuẩn G7 tốt sẽ không hiển thị giá trị Delta nào lớn hơn ±1.0% từ 0-50% và không lớn hơn ±2% trên 50%. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào độ lặp lại của thiết bị, số lượng các điểm “Control points” được nhập vào RIP. Nhìn vào bảng giá trị bên dưới ta thấy số liệu không thỏa mãn điều kiện trên, giá trị không thỏa tại đường curve bốn màu CMYK bắt từ vùng 25% - 90%.
Bảng 3.5: Giá trị Delta đo được thể hiện trong “Control points” Giá trị Delta
% C M Y K
2 -0.53 -0.52 -0.59 -0.02
6 -1.16 -1.25 -1.69 0.01 8 -1.2 -1.54 -2.06 0.08 10 -1.12 -1.68 -2.2 0.32 15 0.13 -1.99 -2.01 1.1 20 -0.08 -2.63 -0.7 2.28 25 0.34 -3 1.11 3.81 30 1.56 -2.97 3.33 5.28 35 2.08 -2.41 5.99 7.08 40 2.63 -1.31 7.79 8.53 45 3.45 1.46 8.7 9.99 50 3.91 4.24 9.32 11.26 55 4.73 5.97 9.46 12.23 60 5.64 7.67 9.09 12.67 65 6.15 8 8.63 12.73 70 5.81 7.84 8.01 12.11 75 5.14 7.4 7.08 10.93 80 4.6 5.97 5.64 9.38 85 3.81 4.27 4.19 7.37 90 2.78 2.25 2.21 5.27 95 0.98 0.69 0.67 2.7 98 0.23 0.13 0.12 1.06
Nguyên nhân gia tăng có thể là trong quá trình xác định giới hạn mực hoặc tổng lượng mực xét quá cao và trong đó kể đến khả năng tái tạo của màu giấy đang sử dụng bởi trong quá trình tuyến tính. Ngoài ra nếu không kiểm tra đầu phun trước khi in sẽ dẫn đến khi phun mực lên bề mặt vật liệu sẽ xuất hiện hiện tượng sọc trắng làm mật độ đồ thị tăng cao.
Pass/ Fail G7
Hình 3.22: Biểu đồ quan sát nhanh tại tab G7 trong lần in đầu tiên
Quan sát nhanh biểu đồ với giá trị NPDC cho thấy trọng số wΔL* của màu đen và CMY đều không đạt, màu đen có sai số cao nhất. Và giá trị wΔCh* cho thấy màu xám CMY bị sai màu do có lẫn một số màu không mong muốn nên làm dải màu P2P tại cột 5 CMY bị ám màu. Có thể thấy tái tạo màu sắc không phải chỉ dựa vào giá trị tầng thứ, mà còn phụ thuộc vào khả năng mực khi in chồng, độ trong suốt của mực, tương tác màu mực với giấy,… Trong khi đó ta thấy đường lý tưởng màu xanh lá cây tại NPDC K không bao phủ hoàn toàn đường giá trị đo màu đỏ và NPDC CMY sắp gần được phủ hoàn toàn đường màu đỏ cho thấy giá trị cho màu xám CMY tốt hơn màu đen.
Kết quả đạt/ không đạt G7 Master đang so với điều kiện tham chiếu của GRACoL 2013. Trong hình 3.23 ta thấy tất cả giá trị ΔE00 , wΔL*, wΔCh* đều không đạt. Chỉ có ô màu xám CMY “3.09” tại G7 Targeted là đạt, bởi ba màu C, M, Y phục chế từ hệ thống in nằm trong sai số cho phép GRACoL 2013.
Lưu ý: G7 Colorspace không thể hiện là do kết quả này chỉ có đo bảng P2P51, không có bảng màu IT8.7/4. Giá trị của mức độ Colorspace từ hai bảng này sẽ được tính trung bình với nhau từ các ô trùng nhau có trên hai bảng màu.
Hình 3.23: Hình tổng kết đánh giá kết quả đạt/ không đạt G7 lần in đầu tiên
Ngoài ra khi đối chiếu ΔE00 của các màu mực so với GRACoL 2013 chỉ đạt được ba màu CMY, dẫn đến kết quả Target sẽ không đạt ở tất cả các màu chồng bởi muốn đạt được mức Target ta cần tham khảo giá trị dung sai cho phép và đảm bảo mực in phải phù hợp với điều kiện in tham chiếu.
Nhìn vào hình 3.24 ta thấy hai cột, cột Sample là giá trị đo được, cột Target là giá trị tham chiếu. Trong đó, màu giấy đo không đạt, giá trị b* tham chiếu cho thấy giấy chuẩn có màu xanh cao hơn giá trị b* đo được (ngã vàng). Tiếp theo ta thấy màu đen đo được đậm hơn màu đen tham chiếu, thể hiện bằng L*. Hơn nữa giá trị đo được cho thấy màu vàng (+b*) chiếm tỷ lệ rất cao nên các màu chồng Red, Green bị ảnh hưởng nhiều, dẫn đến sai màu. Màu Blue đo được sai số rất nhiều so với tham chiếu, nó bị ảnh hưởng bởi giá trị +a* (Magenta) quá đậm cùng với đó là độ sáng L* của màu tối hơn tham chiếu.
Hình 3.24: Giá trị của mực và giấy theo tham chiếu của GRACoL 2013
Hình 3.25: Biểu đồ kết quả so sánh giá trị ΔE không hiệu chỉnh curve so với dung
sai Pass/ Fail G7
3.4.3.2 Đánh giá đường curve, kết quả đo P2P51 đã hiệu chỉnh
Tab Output Curves
Tờ in P2P51 lần hai sử dụng file tuyến tính có hiệu chỉnh curve. Giá trị “Gray correction feather-off” điều chỉnh Start ở vùng 80, Stop 100. Trong đó ta sẽ điều chỉnh toàn bộ đường curve từ vùng 0-80%.
Hình 3.26: Kết quả lượt in thứ hai đã cân chỉnh đường curve
Để phân tích đúng hơn về giá trị cân bằng xám, ta vào nhìn vào giá trị Delta trong bảng “Control points”. Bảng 3.6 cho thấy giá trị Delta dưới đây thỏa mãn điều kiện và có sự hiệu chỉnh tốt, không có giá trị nào từ 50% vượt quá ±1% và trên 50% vượt quá ±2%.
Bảng 3.6: Giá trị Delta đo được trong “Control points” Giá trị Delta % C M Y K 2 0.12 0.05 -0.1 -0.05 4 0.18 0.14 -0.12 0.01 6 0.18 0.27 0.06 -0.01 8 0.18 0.34 0.21 -0.01 10 0.29 0.24 0.07 -0.01 15 0.53 0.2 0.53 0.16 20 0.45 0.43 0.57 0.32 25 0.86 0.35 0.7 0.47 30 1.2 0.6 0.74 0.68 35 1.09 0.85 0.14 0.8 40 1.32 1.12 1 1.09 45 0.64 1.32 1.38 1.3 50 1.03 1.32 1.24 1.5
55 1.29 0.93 1.38 1.69 60 1.23 0.72 1.11 1.92 65 1.05 0.61 1.09 1.85 70 0.98 0.88 1.44 1.78 75 0.92 1.22 1.57 1.69 80 1.33 1.37 1.29 1.54 85 1 1.2 0.84 1.3 90 0.38 0.16 0.06 1.36 95 -0.24 -0.58 -0.65 0.96 98 -0.36 -0.47 -0.5 0.41
Bảng 3.7: Giá trị ND (có tính giá trị giấy) tại lượt in thứ hai
Thành phần ND_CMY ND_K
25% (HC) 0.30 0.27
50% (HR) 0.60 0.54
75% (SC) 1.03 0.97
Vẫn đảm bảo nằm trong dung sai cho phép (theo bảng 2.10 phần 2.7.5) Tab Analyze G7
Hình 3.27 cho thấy trong đồ thị NPDC K và NPDC CMY, đường lý tưởng màu xanh lá cây che phủ gần như hoàn hảo đường đo màu đỏ với độ lệch nhẹ cho phép trên 50%. Giá trị gần như đạt hết (thể hiện qua ô có màu xanh), việc chỉnh sửa có hiệu quả.
Hình 3.28: Giá trị của mực và giấy tham chiếu theo GRACoL 2013 sau khi
hiệu chỉnh
Nhìn tổng quát tờ in thứ hai sau khi điều chỉnh đạt mức độ cơ bản G7 Grayscale, còn mức Target ΔE00 chỉ đạt tại ô xám CMY, các giá trị còn lại như ΔE00 của giấy, màu đen, ba màu RGB tông nguyên đều không đạt theo giá trị tham chiếu GRACoL 2013. Hình 3.28 tất cả các giá trị màu không đạt vẫn giống như lúc tuyến tính in tờ P2P51 lần một.
Hình 3.29: Biểu đồ kết quả so sánh giá trị ΔE đã hiệu chỉnh curve so với dung sai
Pass/ Fail G7
Kết luận: Có thể thấy không cần sử dụng chức năng quản lý màu và không gán ICC profile thì ta vẫn có thể chỉnh sửa file tuyến tính thiết bị có được cân bằng xám thông qua đường curve hiệu chỉnh “Visual correction”. Ta phải sử dụng chức năng “Visual correction” vì RIP in thử EFI XF Client không hỗ trợ chỉnh curve.