Khái niệm, đặc điểm chính về G7

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 37 - 39)

Phương pháp G7 được tạo ra bởi Don Hutcheson chủ tịch của IDEAlliance và người đồng phát triển là GRACoL vào năm 2005. G7 ra đời đã có một tác động mang tính cách mạng đối với thị trường in ở Bắc Mỹ cũng như ở một số khu vực khác, trong đó có Việt Nam. Phương pháp này dựa theo sự thành công của ngành nhiếp ảnh và áp dụng sự tiện lợi, đơn giản của không gian RGB cho việc hiệu chỉnh thiết bị CMYK. Hiệu quả chủ chốt của ngành nhiếp ảnh là kiểm soát bằng tông xám theo RGB một không gian màu được sử dụng cho màn hình, máy ảnh, tập tin,… RGB kiểm soát giá trị màu theo 4 quy tắc chung là:

 Màu trắng = 255, 255, 255 (tương ứng với R, G, B)  Màu xám = R = G = B

 Màu đen = 000, 000, 000  Độ tương phản = 2.2

Chính vì dựa theo nguyên tắc này nên hình ảnh hiển thị từ DVD, video, website,… luôn hiển thị giống nhau trên mọi màn hình.

G7 là từ viết tắt quen thuộc cho quá trình hiệu chỉnh cân bằng xám trung tính, nó chỉ định cân chỉnh màu theo bảy mục tiêu được xác định dựa trên ISO. Trong đó, chữ “G” đề cập đến giá trị cân bằng xám, số “7” biểu thị cho bảy giá trị màu được chỉ định lần lượt là Cyan, Magenta, Yellow, Black, Red (M+Y), Green (C+Y) và Blue (C+M). Các giá trị này được theo dõi trong quá trình cân chỉnh.

Ngoài ra, phương pháp G7 không phải là một hệ thống quản lý màu chính xác và cũng không được Hiệp hội màu sắc Quốc tế (ICC) công nhận chính thức. Mục đích chính của việc cân chỉnh theo G7 là cung cấp khả năng tái tạo thang xám trên nhiều thiết bị, quy trình và bằng nhiều phương pháp in khác nhau. Cân chỉnh theo G7 là có được đường cong mật độ xám (NPDC) trên toàn dải 0-100 có cân bằng xám thay thế cho đường cong tầng thứ (TVI) theo ISO.

Trong G7 có hai thành phần, tông màu (tonality) và cân bằng xám. Tông màu đại diện cho đường cong CMY, đường cong K và được G7 gọi là đường cong mật độ xám (NPDC). Tính chất đặc trưng của tông màu trong hiệu chỉnh G7 là xác định bởi giá trị mật độ (Density) và giá trị màu LAB. Còn cân bằng xám lại được định nghĩa theo giá trị CIELAB a* và b*.

Ngoài ra, để tránh nhằm lẫn G7 với các chuẩn khác như ISO, GRACoL, SWOP,…thì người ta đã chia thành ba khái niệm “Standard, Specification, Methodology” để tránh ngộ nhận rằng G7 chính là chuẩn giống ISO.

Bảng 2.2: Phân biệt ba khái niệm “Standard, Specification, Methodology” Standard

(Tiêu chuẩn chung) (Chuẩn kỹ thuật) Specification (phương pháp) Methodology

Tiêu chuẩn chung được thiết lập bởi một cơ quan có thẩm quyền được công nhận như “Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế” (ISO). Ví dụ như ISO 12647-2: 2013 là chuẩn dành cho Offset tờ rời, nó tập hợp mục tiêu, dung sai đo đạc đã được công nhận rộng rãi được coi là rất hữu ích cho phương pháp đó.

Chuẩn kỹ thật không phải là bộ chuẩn mà chỉ là “cái thân” của dữ liệu nó bao gồm: mục tiêu, dung sai và sự hướng dẫn, để đạt được mục đích là hướng đến bộ chuẩn chung. Hay hiểu nôm na nó chính là tờ in gốc để tạo ra chuẩn tham chiếu. Ví dụ: GRACoL và SWOP đều thuộc sỡ hữu của IDEAlliance là chuẩn kỹ thật dành cho offset tờ rời và offset cuộn. Một số tổ chức khác như FOGRA (Đức), IFRA, Còn phương pháp chỉ đơn giản là một cách thực hiện. Phương pháp G7 xác định mức độ xám cùng với phương thức hiệu chỉnh để điều chỉnh bất kỳ thiết bị CMYK để mô phỏng cân bằng xám. G7 cũng được xem như là một specification.

JIS (Nhật) đã tạo ra các bộ chuẩn kỹ thuật đều dựa trên diễn giải của ISO 12647.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và ứng dụng phương pháp g7 vào quản lý màu cho máy in kỹ thuật số (Trang 37 - 39)