Các yếu tố cơ bản của cầu dulịch nội địa về điểm đến Phú Yên

Một phần của tài liệu Luận văn (1) (Trang 50 - 59)

6. Bố cục của luận văn

2.1.2. Các yếu tố cơ bản của cầu dulịch nội địa về điểm đến Phú Yên

2.1.2.1. Lượng khách nội địa của Phú Yên

Tổng lượng khách (Phụ lục II)

Trong khoảng hơn 10 năm, giai đoạn từ 2000-2013 lượng KDL đã tăng lên đáng kể với tốc độ tăng trưởng bình quân là 25,6%. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng từ năm 2005 đến 2010 đạt mức khá cao với 31,4%. Trong khi đó từ năm 2010 đến năm 2013 xảy ra biến động kinh tế lớn nhưng mức độ tăng trưởng vẫn giữ được mức ổn định với 26,8%. Với tổng lượng khách năm 2013 là 600.000 lượt (so với năm 2000 là 35.011 lượt), dù chưa phải là một con số lớn nhưng đó cũng là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành du lịch Phú Yên.

• Khách nội địa

Khách nội địa tăng trưởng khá ổn định và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số lượt khách đến Phú Yên qua các năm. Giai đoạn từ năm 2000 đến 2013, tốc độ tăng trưởng bình quân là 24,9%, trong đó tốc độ tăng trưởng cao nhất là các năm 2001 với 50,5%, 2009 với 40% và 2011 với 56,4%. Riêng năm 2012 do tỉnh hình biến động kinh tế và năm sau của năm du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung bộ nên tốc độ tăng trưởng chỉ nằm ở mức -0,2%.

ĐVT: Ngàn lượt

Biểu đồ 2.2: Lượng khách nội địa đến Phú Yên giai đoạn 2000 – 2013

• Ngày lưu trú trung bình

Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Phú Yên, ngày lưu trú của KDL có xu hướng tăng lên đặc biệt là KDL quốc tế: giai đoạn 2000-2005 khách quốc tế lưu trú tại Phú Yên dao động từ 1,6 đến 1,8 ngày; từ năm 2006 trở lại đây ngày lưu trú dao động từ 1,8 đến 2,5 ngày. Ngày lưu trú trung bình của khách nội địa cũng dao động từ 1,5 – 2 ngày. Chỉ tiêu trên cho thấy du lịch Phú Yên còn có những hạn chế về các dạng sản phẩm đặc thù và đặc biệt là các DV bổ sung như vui chơi, giải trí, thể thao v.v..

• Doanh thu khách du lịch nội địa

Tốc độ tăng trưởng về doanh thu KDL nội địa hàng năm giai đoạn 2000- 2013 là 38%. Riêng năm 2011, doanh thu đạt mức cao nhất với 602.378,0 triệu đồng. Trung bình chi tiêu mỗi khách trong giai đoạn này là 701.000đ/1 khách. Trong đó giai đoạn từ 2008 đến 2013 trung bình chi tiêu của khách nội địa là 1.078.000đ/1 khách.

ĐVT: Triệu đồng

Năm Doanh thu khách nội địa Tỉ lệ % trong tổng doanh thu 2000 11.856,4 95,7 2001 13.794,1 93,4 2002 16.976,5 93,4 2003 22.743,0 92,3 2004 24.517,8 92,4 2005 33.384,6 90,5 2006 52.609,3 92,2 2007 78.840,5 92,3 2008 146.218,7 90,2 2009 292.516,7 90,4 2010 328.752,0 91,32 2011 602.378,0 92,96 2012 427.340,0 92,0 2013 501.660,0 92,9 6 tháng/ 2014 290.033,8 89,94

Bảng 2.3: Doanh thu du lịch nội địa tại Phú Yên giai đoạn 2000 – 2013

2.1.2.2. Các nguồn khách nội địa chính của Phú Yên

Qua kết quả điều tra về cầu khách nội địa đến Phú Yên du lịch cho thấy: •Nguồn khách đến Phú Yên (Phụ lục IV)

Trong tổng lượng khách được điều tra thì tỉ trọng KDL đến từ TP Hồ Chí Minh chiếm tỉ trọng lớn với 45%, tiếp theo đó là lượng khách trong tỉnh với 31%, lượng khách đến từ Khánh Hòa chiếm 12% . Ngoài ra, KDL đến từ các địa phương khác còn rất hạn chế, thị trường khách đến từ nhiều tỉnh vùng Bắc Trung bộ, Bắc bộ và Nam bộ là không có.

Như vậy, thị trường khách nội địa chính của Phú Yên là thị trường khách đến từ TP Hồ Chí Minh, trong tỉnh và Khánh Hòa.

Lượng khách đến Phú Yên thông qua các đơn vị lữ hành là 52%, tự tổ chức chuyến đi là 48%. Khách đi du lịch thông qua các đơn vị lữ hành chủ yếu từ TP Hồ Chí Minh, Nha Trang và trong tỉnh. Chủ yếu khách đến từ các địa phương khác là tự tổ chức chuyến đi của mình và hầu hết họ biết đến Phú Yên thông qua kênh thông tin đại chúng.

Số lượng khách đến Phú Yên lần đầu tiên chiếm đến 96%, khách quay trở lại lần thứ 2 trở đi chỉ chiếm 4% chủ yếu là thăm thân nhân.

Số lượng du khách dự định quay trở lại chiếm khoảng 22%, không quay lại là 43% và do dự chưa chắc chắn là 35%.

• Mục đích chuyến đi

Mục đích chính chuyến đi của du khách khi đến Phú Yên chủ yếu là tắm biển và thưởng thức hải sản; 98% lượng khách đến từ TP Hồ Chí Minh đến với Phú Yên với mong muốn tắm biển và ăn hải sản. Các bãi biển được khách đến nhiều nhất là bãi biển Tuy Hòa, Bãi Môn, Bãi Long Thủy và sau đó là Bãi Xếp. Những bãi tắm này đều thuộc các chương trình du lịch có sẵn và được biết đến nhiều. Những du khách tự tổ chức chuyến đi chủ yếu chỉ chọn tắm biển ở bãi biển Tuy Hòa. Các hải sản được ưa chuộng nhất là cá ngừ đại dương sống và mắt cá; sò huyết và cua ghẹ cũng là những món hải sản mà du khách yêu thích. Các món ăn khác đặc sản khác chưa được du khách biết đến nhiều.

KDL đến với mục đích công vụ và thăm thân nhân chiếm một số ít, chủ yếu đến từ TP Hồ Chí Minh.

Ngoài những mục đích du lịch trên không có du khách nào mục đích khác. Kết hợp với mục đích chính đến Phú Yên là tắm biển và thưởng thức hải sản, KDL nội địa đến Phú Yên còn thích tham quan những điểm du lịch khác, cụ thể:

- Những cảnh đẹp mà du khách chọn đến nhiều nhất là Hải Đăng- Mũi Điện, gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan v.v. chủ yếu các điểm du lịch ven biển.

- Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn, cảng biển Vũng Rô là những di tích mà tỉ trọng khách lựa chọn lớn nhất. Ngoài ra, đền thờ Lương Văn Chánh và thành An Thổ cũng được một số ít du khách lựa chọn đến.

- Chùa và Nhà thờ được nhiều du khách lựa chọn viếng thăm nhiều là: nhà thờ Mằng Lăng, chùa Bảo Lâm, chùa Thanh Lương, chùa Đá Trắng.

2.1.2.3. Các hàng hóa và dịch vụ du lịch của Phú Yên được khách ưa thích

Dịch vụ Mức đánh giá Tỉ lệ %

Dịch vụ ăn uống Rất tốt 99

Dịch vụ lưu trú Tốt 82

Dịch vụ vận chuyển Trung bình 83

Dịch vụ bán hàng lưu niệm Không tốt 90

Dịch vụ vui chơi giải trí Không tốt 92

Dịch vụ tại các điểm tham quan Không tốt 92

Bảng 2.4: Kết quả đánh giá về hàng hóa dịch vụ du lịch

Nguồn: Kết quả điều tra

Hầu hết du khách hài lòng về giá, hài lòng về mức độ mến khách của người dân địa phương. Đối với nhân viên phục vụ du lịch du khách chỉ đánh giá ở mức độ trung bình. Đánh giá chung về SPDL và DV du lịch là không đa dạng đến nghèo nàn.

• Kết luận về hàng hóa dịch vụ du lịch của Phú Yên được khách ưa thích

Từ kết quả phân tích về mục đích chuyến đi và kết quả đánh giá về hàng hóa và DV du lịch của Phú Yên rút ra kết luận về hàng hóa DV du lịch của Phú Yên được khách ưa thích là: hoạt động tắm biển và hải sản tại Phú Yên.

Ngoài ra, du khách còn hài lòng về DV lưu trú tại Phú Yên, hài lòng về dân địa phương và giá cả phục vụ.

2.1.2.4. Hình ảnh du lịch của Phú Yên

Nhu cầu lớn nhất của du khách khi đến Phú Yên là tắm biển và thưởng thức hải sản, tiếp theo đó là thưởng ngoạn những thắng cảnh ven biển. Các thắng cảnh và các điểm tham quan khác ở phía Tây của tỉnh chưa được du khách biết đến.

Trong chuyến du lịch du khách đã hài lòng về yếu tố thiên nhiên, ẩm thực, giá cả, và dân địa phương ở Phú Yên.

Như vậy, hình ảnh du lịch của Phú Yên đối với du khách là: Phú Yên là một điểm đến du lịch có biển và phong cảnh ven biển đẹp, hải sản ngon, giá cả phải chăng và dân địa phương hiền hòa mến khách.

2.1.2.5. Hoạt động xúc tiến du lịch điểm đến Phú Yên

Thị trường KDL đến Phú Yên chưa đa dạng, du lịch Phú Yên chưa được biết đến nhiều. Thông tin về du lịch lịch Phú Yên chủ yếu đến từ các chia sẻ của cộng đồng mạng. Qua đó cho thấy, hoạt động xúc tiến du lịch điểm đến Phú Yên chưa thật sự hiệu quả; du khách chưa bị tác động nhiều bởi những chiến lược thu hút bằng các hoạt động xúc tiến.

2.2. Hoạt động thu hút khách nội địa tới Phú Yên

2.2.1. Hoạt động thu hút khách nội địa tới Phú Yên của ngành du lịch Phú Yên

2.2.1.1. Công tác xúc tiến du lịch

Trong những năm qua, chính quyền địa phương cũng hết sức chú trọng đến công tác xúc tiến du lịch, đã tham gia nhiều hoạt động xúc tiến trong và ngoài tỉnh. Đáng lưu ý là các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch năm 2013 đã tạo bước kết nối mới với các tổ chức quảng bá du lịch khu vực và toàn quốc. Làm việc với các đơn vị lữ hành, tổ chức đón đoàn Famtrip của Diễn đàn du lịch Việt Nam, các đoàn Famtrip Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Khánh hòa, Bình Định v.v. tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Giải pháp kết nối điểm đến du lịch Phú Yên”. Các đơn vị này đã chủ động đưa lượng KDL đến Phú Yên ngày càng đông. Đã tiến hành khảo sát, giới thiệu một số SPDL, điểm tham quan của tỉnh, hiện nay các đơn vị lữ hành du lịch đang thực

hiện đưa khách đến Phú Yên tham quan tại: Khu Di tích lích sử Tàu không số Vũng Rô, Trạm Hải Đăng - Mũi Đại Lãnh, Tháp Nhạn - Đài Tưởng niệm Núi Nhạn; Gành Đá Đĩa, Nhà thờ Mằng Lăng v.v.. Để tạo thêm sản phẩm phục vụ KDL, đã tổ chức “Chương trình nghệ thuật phục vụ KDL tại tỉnh Phú Yên". Chương trình này đã thực hiện biểu diễn tại Tháp Nhạn thu hút hàng ngàn lượt KDL.

Mặt khác, ngành đã tích cực tham gia quảng bá du lịch Phú Yên tại các hội chợ lớn: Hội chợ Quốc tế Đầu tư, Thương mại và Du lịch hành lang kinh tế Đông Tây – Đà Nẵng 2013, Du lịch Quốc tế - VITM 2013 tại Hà Nội, du lịch biển Nha Trang 2013, Hội chợ ITE TP.HCM 2013.

Trên địa bàn tỉnh cũng tổ chức những chương trình thiết thực nhằm kích cầu du lịch. Năm 2011 đăng cai tổ chức “Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ- Phú Yên 2011”, năm 2014 tổ chức chương trình “Festival thủy sản Phú Yên” và những chương trình văn hóa khác có ý nghĩa thu hút du lịch.

Phối hợp quảng bá du lịch Phú Yên trên chương trình “Việt Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn”, chương trình “Đất nước – Con người – Du lịch” của Đài truyền hình Việt Nam; Tạp chí Du lịch; trung tâm truyền hình Việt Nam tại Phú Yên, v.v..

Xây dựng các ấn phẩm quảng bá du lịch như bản đồ du lịch Phú Yên; album ảnh du lịch; đĩa phim tư liệu khám phá Phú Yên; phim tài liệu “Nơi ấy Phú Yên”, “Dừng chân nơi đèo Cả”, “Sông Đà Rằng – dòng sông quê hương”; các tập gấp giới thiệu các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia; nâng cấp website du lịch Phú Yên, xuất bản sách cẩm nang xúc tiến du lịch.

Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch tuy đã có những tiến bộ nhưng hiệu quả chưa thật rõ nét, tạo bước đột phá cho Ngành du lịch của tỉnh.

2.2.1.2. Liên kết phát triển

Liên kết với các địa phương trong khu vực với mục tiêu liên kết trong cung ứng và phát triển chung

Du lịch Phú Yên đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển. Các tỉnh Tây Nguyên đã hình thành các cửa khẩu quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum), Đức Cơ (tỉnh Gia Lai); một số dự án có quy mô lớn đang đầu tư ở tỉnh Phú Yên như Dự án

hầm đường bộ qua Đèo Cả, nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô; Khu kinh tế Nam Phú Yên gắn với Khu kinh tế Nhơn Hội, Khu kinh tế Vân Phong, v.v. tạo cho tỉnh Phú Yên có điều kiện để trở thành cửa ngõ mới ra biển Đông của các tỉnh Tây Nguyên và kết nối với thị trường du lịch các nước Lào, đông bắc Thái Lan và Campuchia.

Trong lĩnh vực du lịch, hoạt động liên kết phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã được ký kết nhằm thúc đẩy sự phát triển chung của khu vực. Ngoài ra, Phú Yên và các địa phương lân cận là Khánh Hòa và Tây Nguyên cũng đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch dựa trên thế mạnh của từng địa phương; liên kết xây dựng các tour, tuyến du lịch kết nối các tỉnh Tây Nguyên với vùng biển đảo Phú Yên, Khánh Hòa và để giới thiệu, quảng bá đến du khách; hàng năm tổ chức hội chợ du lịch và làng nghề theo hình thức luân phiên giữa các tỉnh; v.v..

Tuy nhiên, những hoạt động liên kết bước đầu chưa mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là thiếu sự liên kết trong phát triển sản phẩm nên chưa tạo được nét độc đáo riêng để thu hút khách, tình trạng trùng lặp về SPDL trong vùng dẫn đến sự nhàm chán trong các tour du lịch đã liên kết. Mặc khác, sự chênh lệch quá lớn về mức độ DV, cơ sở vật chất, v.v. giữa Phú Yên với các địa phương đã có mức độ phát triển du lịch cao như: Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Nam dẫn đến Phú Yên không trở thành một điểm nhấn trong thu hút khách đến với vùng, mà chỉ là một điểm kết nối các tuyến đường đi.

Liên kết với các địa phương khác trong nước với mục tiêu thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành Du lịch địa phương

Địa phương mà Phú Yên từ lâu đã trở thành đối tác hợp tác phát triển toàn diện ngành Du lịch là TP Hồ Chính Minh. Từ năm 2005 lãnh đạo tỉnh Phú Yên và TP Hồ Chí Minh đã ký kết Chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa hai địa phương. Vừa qua, ngành VHTTDL hai địa phương đã đánh giá những kết quả đạt được và tiếp tục ký kết “Chương trình hợp tác phát triển du lịch” đến năm 2016.

Lãnh đạo hai địa phương đã ký kết chương trình hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện, có kế hoạch, không hạn chế quy mô và lĩnh vực hợp tác nhằm thúc đẩy phát triển du lịch. Kết quả của chương trình hợp tác này bước đầu đã góp phần nhất

định vào sự phát triển du lịch Phú Yên, cũng như mở ra một môi trường đầu tư, hợp tác có tiềm năng dành cho các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh.

Trên lĩnh vực xúc tiến, quảng bá du lịch, với sự hợp tác chặt chẽ, ngành du lịch của hai địa phương đã giới thiệu được hình ảnh, SPDL của từng địa phương thông qua các sự kiện văn hóa, du lịch như: Hội chợ du lịch quốc tế ITE năm 2009, hội chợ thực phẩm và khách sạn (TP Hồ Chí Minh), Liên hoan ẩm thực ba miền nhân năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ tổ chức tại Phú Yên. Thông qua các chương trình khảo sát du lịch, nhiều cơ quan báo chí ở TP Hồ Chí Minh đến Phú Yên để sản xuất các chương trình, xây dựng các phóng sự chuyên đề giới thiệu đặc trưng của du lịch Phú Yên.

Trên lĩnh vực thu hút đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, từ năm 2005 đến nay có 10 dự án du lịch với khoảng 300 tỉ đồng do TP Hồ Chí Minh đầu tư. Các dự án này đã góp phần đa dạng hóa các SPDL và bước đầu khai thác có hiệu quả như: Nâng cấp nhà hàng khách sạn Hương Sen, Khu du lịch Gió Chiều với khách sạn bốn sao Sài Gòn - Phú Yên, Công ty cổ phần du lịch Sài Gòn – Sông Cầu với dự án nhà nghỉ, nhà hàng Bãi Tiên, Khu du lịch Long Beach, Trung tâm hội nghị và tổ chức tiệc cưới Bán Đảo Ngọc, v.v.. Ngoài ra, thông qua Hội đồng hương Phú Yên tại TP Hồ Chí Minh, những doanh nhân người Phú Yên đã đầu tư và kêu gọi đầu tư hai khu du lịch liên hợp và sinh thái cao cấp là: Khu du lịch sinh thái Sao Việt và Khu du lịch liên hợp Bãi Xép. Bên cạnh những dự án đầu tư đã đi vào hoạt động, vẫn còn một số dự án tiếp tục đầu tư như: Khu khách sạn kết hợp du lịch ven biển TP

Một phần của tài liệu Luận văn (1) (Trang 50 - 59)