6. Bố cục của luận văn
3.3.2. Có chính sách thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực có chất lượng
Nhân lực có chất lượng cao là những phần tử quan trọng được coi là đầu tàu phát triển ngành. Do vậy, tỉnh cần phải thu hút nhân lực có chuyên môn cao đảm nhận các vị trí quan trọng như quản lý, quy hoạch phát triển, xúc tiến quảng bá để đảm bảo phát triển ngành đúng hướng, bền vững.
Thu hút, đãi ngộ để thu hút người tài bằng những chính sách thiết thực, tạo điều kiện để họ thể hiện hết khả năng, cống hiến cho sự nghiệp phát triển ngành du lịch của tỉnh.
3.3.3. Cần đầu tư đủ chi phí cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch
Những chương trình xúc tiến quảng bá trong thời gian vừa qua của Phú Yên rất mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả thiết thực như mong đợi. Nguyên nhân chính là do nhân lực và nguồn lực tài chính. Nguồn lực tài chính phân bổ quá chậm và còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Để cho những hoạt động xúc tiến du lịch Phú Yên thành công, Ủy ban Nhân dân tỉnh cần quan tâm hỗ trợ đủ chi phí để Sở VHTTDL đầu tư những chương trình có chất lượng, thể hiện sự lớn mạnh và hoành tráng mang tầm ảnh hưởng lớn đến du khách.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng thu hút KDL nội địa đến Phú Yên, kế hoạch phát triển của tỉnh, luận văn đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên:
+ Giải pháp về xúc tiến du lịch: cần có những chương trình xúc tiến đạt chất lượng tạo cú hích mạnh mẽ cho ngành. Kinh phí và nhân lực được xem là điểm mấu chốt để mạng lại chiến lược xúc tiến thành công.
+ Giải pháp liên kết phát triển: Liên kết chặt chẽ với các địa phương trong khu vực, tiếp tục mở rộng đến những địa phương có thị trường khách mục tiêu và tiềm năng để tạo cơ hội phát triển cho ngành du lịch của tỉnh, trên cơ sở đó học hỏi kinh nghiệm để hoạt động ngành nhanh chóng tiến bộ.
+ Đối với dân địa phương: cần phải tuyên truyền về vai trò của ngành du lịch, chia sẻ lợi ích, khuyến khích sự tham gia của người dân vào hoạt động ngành.
+ Đối với các doanh nghiệp: cần phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động trong liên kết với nhau cùng phát triển. Đồng thời, cần tham gia và chia sẻ với nhà nước về công tác xúc tiến quảng bá của địa phương.
KẾT LUẬN
Thông qua việc nghiên cứu đánh giá thực trạng các điều kiện cung – cầu và thực trạng thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên, luận văn đã rút ra kết luận sau:
1. Tiềm năng phát triển du lịch của Phú Yên là rất lớn, trong đó bao gồm sự thuận lợi về địa lý, TNDL biển dồi dào cùng nhiều yếu tố thiên nhiên và nhân văn khác. Phú Yên hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành điểm nhấn quan trọng trong mắt xích Nam Trung bộ.
2. Trong những năm qua ngành du lịch Phú Yên đã có những bước phát triển về CSVC, CSHT, gia tăng lượng khách đến, gia tăng về doanh thu, tạo ra việc làm. Đây là những điều đáng mừng cho ngành du lịch của tỉnh, tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.
3. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua ngành du lịch Phú Yên vẫn còn nhiều yếu kém so với những địa phương lân cận nguyên nhân chính là chưa được đầu tư đúng mức, nguồn kinh phí cũng như nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành.
4. KDL nội địa chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng lượng KDL đến Phú Yên, vì vậy, việc tìm giải phát nâng cao khả năng thu hút khách nội đia đến Phú Yên là điều cần thiết. Nếu làm tốt công tác này, ngành du lịch sẽ tạo một cú hích phát triển mạnh mẽ đem lại lượng khách và doanh thu đạt mục tiêu của ngành.
5. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, nghiên cứu thực tiễn hoạt động du lịch Phú Yên, luận văn đã đề ra các giải pháp nhằm thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên như sau:
+ Công tác xúc tiến quảng bá du lịch phải được đầu tư đúng mức để hoạt động này không mang tính hình thức mà phải có hiệu quả thiết thực, thúc đẩy sự chú ý của du khách đối với du lịch Phú Yên. Để công tác này đạt hiệu quả cần phải phối hợp với các chuyên gia để đề ra chiến lược xúc tiến, đầu tư kinh phí và xây dựng hình ảnh du lịch Phú Yên phù hợp với mong muốn của KDL nội địa.
+ Tăng cường liên doanh, liên kết với các địa phương lân cận để tìm cơ hội phát triển cũng như học hỏi kinh nghiệm phát triển để ngành nhanh chóng theo kịp các địa phương khác. Chủ động tìm kiếm cơ hội liên kết với các địa phương có thị trường KDL mục tiêu và tiềm năng để gia tăng lượng khách đến.
+ Các doanh nghiệp du lịch phải chủ động trong sự phát triển của chính bản thân doanh nghiệp mình, cụ thể: cần nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động liên kết trong kinh doanh du lịch, tham gia và cùng chia sẻ giải quyết các vấn đề còn tồn động khó khăn của ngành với cơ quan chức năng.
+ Nâng cao vai trò của người dân địa phương trong công tác thu hút khách đến bằng các hành động thiết thực như chia sẻ lợi ích, phát triển hoạt động du lịch có sự tham gia của địa phương.
Tóm lại, luận văn đã nghiên cứu trên cơ sở khoa học và thực tiễn hoạt động thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên:
+ Phú Yên là một tỉnh có nhiều tiềm năng tạo ra sức hấp dẫn du lịch đối với du khách nội địa, nhưng trong thời gian vừa qua lượng khách nội địa đến Phú Yên vẫn còn khiêm tốn so với các địa phương lân cận.
+ Luận văn đã tập trung đánh giá về thực trạng hoạt động thu hút KDL nội địa đến Phú Yên, phân tích hoạt động thông qua nhiều khía cạnh: lượng KDL nội địa, nguồn KDL chính, hiện trạng đầu tư CSVCKT phục vụ du khách, v.v..
+ Luận văn đã nêu rõ những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân cụ thể trong hoạt động thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên. Trên cơ sở những quan điểm và mục tiêu phát triển của tỉnh, cơ sở nghiên cứu thực tế về điều kiện cung - cầu và xu hướng phát triển hiện tại của ngành, luận văn đã đề ra một số giải pháp nhằm thu hút khách nội địa đến du lịch Phú Yên.
Luận văn đưa ra các giải pháp thiên về cầu du lịch về điểm đến với mục tiêu gia tăng sự chú ý của du khách đến du lịch Phú Yên cũng như tạo sự khao khát lựa chọn Phú Yên là điểm đến du lịch của mình nhằm gia tăng lượng khách nội địa đến Phú Yên.
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Trần Văn Anh (2013), Liên kết – yếu tố quyết định phát triển bền vững du lịch miền Trung, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 9, tr. 19-20.
2. Lê Tuấn Anh (2013), Xu hướng nổi trội của du lịch thế giới, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6, tr. 44-45.
3. Phạm Long Châu, Nguyễn Hoàng Anh (2013), Hoạt động quan hệ công chúng trong du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12, tr. 38-39. 4. Nguyễn Văn Dung (2009), Xây dựng thương hiệu du lịch cho thành phố,
NXB Giao thông vận tải, TP Hồ Chí Minh.
5. Ngô Quang Duy (2013), Marketing trực tuyến- nắm bắt để thành công, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7, tr. 58-60.
6. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh 7. Vũ Mạnh Hà (2014), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Giáo dục Việt Nam. 8. Trần Dũng Hải (2013), Chuyên nghiệp hóa xúc tiến quảng bá du lịch, Tạp
chí du lịch Việt Nam, số 8, tr. 21-22.
9. Đỗ Thị Thu Hải (2008), Giáo trình Marketing du lịch, NXB Hà Nội.
10. Trần Thị Minh Hòa, Đặng Trần Thảo (2013), Bàn về điểm nhấn thu hút, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12, tr. 28-29.
11.Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đ HQG Hà Nội. 12. Luật Du lịch Việt Nam (2005).
13. Nguyễn Văn Lưu (2013), Các yếu tố trong nước tác động đến sự phát triển của du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 8, tr. 24-25.
14. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang (2005), Marketing du lịch, NXB TP Hồ Chí Minh.
17. Đặng Trần Thảo (2013), Cách tiếp cận tổ chức quản lý và tiếp thị điểm đến,
Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 8, tr. 22-23.
18. Trần Văn Thông (2002), Tổng Quan Du Lịch, NXB GD.
19. Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch Du lịch, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
20. Nguyễn Minh Tuệ (2001), Địa Lý du lịch, NXB TP Hồ Chí Minh.
21. Bùi Thị Thanh Vân (2013), Liên kết phát triển du lịch Tây Nguyên, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11, tr. 48.
22. Nguyên Vũ (2013), Khởi sắc du lịch Bình Thuận, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 9, tr.47.
23. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Lê Thị Huyền Thanh, Phạm Bích Thủy (2012), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo Dục Việt Nam.
Tiếng Anh
24. Vivienne O’shannessy, Dean Minett, Geoff Hyde (2002) The road to tourism,
Pearson Education Australia.
25. Steven Pike (2008) Destination Marketing – An integrated marketing communication approach, Elsevier.
Internet
26.Trần Sơn Hải, Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, http://www.napa.vn , 20/3/2014.
27. Nhân Tâm, Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Khánh Hòa,
28.Minh Hùng, Khánh Hòa: Du lịch thúc đẩy tăng trưởng,
http://baodientu.chinhphu.vn, 15/1/2014
Trang thông tin về du lịch Phú Yên
29.www.baophuyen.com.vn 30.www.dul ịchphuyen.net 31.http://phuyentourism.gov.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục I 18 DI TÍCH CẤP QUỐC GIA TẠI PHÚ YÊN ... i
Phụ lục II TỔNG LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2000 – 2014 ... iii
Phụ lục III DOANH THU DU LỊCH ĐẾN PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2000 – 2014 ... iv
Phục lục IV NGUỒN KHÁCH DU LỊCH ĐẾN PHÚ YÊN ... v
Phục lục V BẢNG DỰ BÁO KHÁCH DU LỊCH ĐẾN PHÚ YÊN ... vi
Phục lục VI BẢNG DỰ BÁO THU NHẬP DU LỊCH CỦA PHÚ YÊN ... vii
Phục lục VII BẢNG DỰ BÁO NHU CẦU BUỒNG LƯU TRÚ CỦA PHÚ YÊN... viii
Phục lục VIII DỰ BÁO NHU CẦU LAO ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN ... ix
Phụ lục I
18 DI TÍCH CẤP QUỐC GIA TẠI PHÚ YÊN
1. Di tích kiến túc - nghệ thuật Tháp Nhạn
Ngày 16/11/1988 Bộ Văn hóa Thông tin quyết định công nhận Tháp Nhan là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia.
2. Di tích thằng cảnh - Ghềnh Đá Đĩa
Gành Đá Dĩa được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhân Di tích thắng cảnh cấp Quốc gia ngày 13/01/1997
3. Di tích thắng cảnh Đầm Ô Loan
Đầm Ô Loan đã được Bộ Văn hóa và Thông tin quyết định công nhân là Di tích thắng cảnh cấp Quốc gia ngày 27/9/1996
4. Di tích thắng cảnh Bãi Môn - Mũi Điện
Được Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch công nhân là Di tích thắng cảnh cấp quốc gia năm 2008
5. Di tích lịch sử và thắng cảnh - Núi Đá Bia Tổ chức Lễ đón nhận ngày 27/3/2009
6. Di tích thắng cảnh - Vịnh Xuân Đài
7. Di tích lịch sử - nghệ thuật - Chùa Từ Quang (chùa Đá Trắng)
Chùa Từ Quang được công nận là Di tích lịch sử - nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1997.
8. Di tích khảo cổ - Thành Hồ
Thành Hồ được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích khảo cổ Quốc gia năm 2005
9. Di tích khảo cổ - Thành An Thổ
Thành An Thổ được công nhận là Di tích khảo cổ quốc gia năm 2005 10. Di tích lịch sử - Mộ và đền thờ Lương Văn Chánh
11. Di tích lịch sử - Mộ và đền thờ Lê Thành Phương
Ngày 27/9/1996 Bộ Văn hóa Thông tin quyết định công nhận di tích Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương là Di tích lịch sử cấp Quốc gia
12. Di tích lịch sử - Nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên ở tỉnh Phú Yên Ngày 18/6/1997, nơi thành lập Chi bộ ĐCS đầu tiêu đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
13. Di tích lịch sử - Nơi diễn ra vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh
Ngày 18/6/1997, Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định công nhân Noi diễn ra vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
14. Di tích lịch sử - Vũng Rô
Vũng Rô được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 18/6/1997
15. Di tích lịch sử - Địa đạo Gò Thì Thùng
16. Di tích lịch sử - Căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ 17. Di tích lịch sử - Nơi diễn ra cuộc Đồng Khởi Hòa Thịnh
Phụ lục II
TỔNG LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2000 – 2014
ĐVT: Lượt khách
Năm Tổng lượt khách Quốc tế Nội địa
2000 35.011 1.073 33.938 2001 52.670 1.580 51.090 2002 54.736 1.944 52.729 2003 61.912 1.812 60.100 2004 70.479 2.106 68.373 2005 80.500 2.700 77.800 2006 95.000 2.600 92.400 2007 120.100 4.773 115.327 2008 165.312 6.517 158.795 2009 231.000 8.100 222.900 2010 312.000 12.000 300.500 2011 500.000 30.000 470.000 2012 500.000 40.000 460.000 2013 600.000 60.000 540.000 6 tháng 343.000 30.800 312.200 đầu 2014
Phụ lục III
DOANH THU DU LỊCH ĐẾN PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2000 – 2014
ĐVT: Triệu đồng
Doanh thu Tỉ lệ %
Năm
Tổng Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa
2000 12.389,4 533,0 11.856,4 4,3 95,7 2001 14.765,4 971,4 13.794,1 6,6 93,4 2002 18.171,0 1.194,5 16.976,5 6,6 93,4 2003 24.625,8 1.82,8 22.743,0 7,7 92,3 2004 26.544,6 2.026,8 24.517,8 7,6 92,4 2005 36.900,0 3.515,4 33.384,6 9,5 90,5 2006 57.060,0 4.450,7 52.609,3 7,8 92,2 2007 85.399,2 6.558,7 78.840,5 7,7 92,3 2008 162.176,4 15.957,7 146.218,7 9,8 90,2 2009 253.800,0 24.283,3 292.516,7 9,6 90,4 2010 360.000,0 31.248,0 328.752,0 8,68 91,32 2011 648.000,0 45.622,0 602.378,0 7,04 92,96 2012 464.500,0 37.160,0 427.340,0 8,0 92,0 2013 540.000,0 383.400,0 501.660,0 7,1 92,9 6 tháng 322.500,0 324.662,0 290.033,8 10,06 89,94 đầu 2014
Phục lục IV NGUỒN KHÁCH DU LỊCH ĐẾN PHÚ YÊN Nơi khách đến Số khách Tỉ lệ % Tp Hồ Chí Minh 90 45 Nha Trang 24 12 Đắc lắc 11 5.5 Gia lai 5 2.5 Hà Nội 8 4 Trong tỉnh 62 31 Tổng 200 100
Phục lục V
BẢNG DỰ BÁO KHÁCH DU LỊCH ĐẾN PHÚ YÊN
Loại khách Hạng mục Năm
2015 2020 2030
Khách Tổng số lượt khách (ngàn lượt) 35,0 80,0 190,0
Ngày lưu trú trung bình 2,8 3,0 3,5
quốc tế
Tổng số ngày khách (ngàn ngày) 98,0 240,0 665,0
Khách nội Tổng số lượt khách (ngàn lượt) 640,0 1.000,0 1.700,0
Ngày lưu trú trung bình 2,0 2,4 3,0
địa
Tổng số ngày khách (ngàn ngày) 1.280,0 2.400,0 5.100,0
Phục lục VI
BẢNG DỰ BÁO THU NHẬP DU LỊCH CỦA PHÚ YÊN
ĐVT: Triệu USD
Năm Loại thu nhập
Tổng Từ khách quốc tế Từ khách nội địa
2015 37,880 5,880 32,000
2020 91,200 19,200 72,000
2030 277,150 73,150 204,000
Phục lục VII
BẢNG DỰ BÁO NHU CẦU BUỒNG LƯU TRÚ CỦA PHÚ YÊN
ĐVT: Buồng
Năm Nhu cầu buồng khách sạn
2015 2020 2030
Nhu cầu cho khách quốc tế 250 550 1.400
Nhu cầu cho khách 2.350 4.350 8.600
Tổng 2.600 4.900 10.000
Công suất sử dụng buồng trung 55 60 65
bình năm (%)
Phục lục VIII
DỰ BÁO NHU CẦU LAO ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN
ĐVT: Người
Năm Loại lao động
2015 2020 2030
Lao động trực tiếp trong du lịch 4.200 7.800 16.000
Lao động gián tiếp ngoài xã hội 8.400 15.600 32.000
Tổng cộng 12.600 23.400 48.000