Hoạt động thu hút khách nội địa tới điểm đến của các doanh

Một phần của tài liệu Luận văn (1) (Trang 25 - 28)

6. Bố cục của luận văn

1.2.3. Hoạt động thu hút khách nội địa tới điểm đến của các doanh

cộng đồng địa phương điểm đến đó.

1.2.3. Hoạt động thu hút khách nội địa tới điểm đến của các doanh nghiệp du lịch địa phương lịch địa phương

Doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại một địa phương là người hưởng lợi nhiều nhất khi lượng khách tới du lịch địa phương đó gia tăng. Chính vì vậy, hoạt động thu hút KDL tới điểm đến của các doanh nghiệp du lịch địa phương trở thành nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công trong việc thu hút du khách.

Hoạt động thu hút khách nội địa tới điểm đến của các doanh nghiệp du lịch địa phương chính là những hoạt động nhằm tạo ra SPDL được du khách lựa chọn, phát triển sản phẩm một cách bền vững và các hoạt động khác nhằm gia tăng thị phần du lịch trong nước. Cụ thể:

• Nâng cao năng lực cạnh tranh

KDL ngày càng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm, linh hoạt và độc lập hơn; có nhu cầu cao hơn về chất lượng và năng động hơn trong quá trình du lịch. Trong

khi đó nhiều điểm đến du lịch mới nổi lên, kèm theo đó là hàng loạt cách doanh nghiệp hình thành, điều đó làm gia tăng áp lực với các điểm đến cũng như các doanh nghiệp du lịch hoạt động trên địa bàn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu hút được du khách, làm thế nào để phát triển bền vững; giải pháp cho vấn đề này là các doanh nghiệp cần phải nâng cao NLCT của mình.

Trong xu thế hiện tại, NLCT trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công mang tính dài hạn của một một điểm đến du lịch và các doanh nghiệp của điểm đến đó. Do vậy, các điểm đến, các doanh nghiệp buộc phải nỗ lực tìm mọi cách tạo sản phẩm khác biệt để thu hút KDL.

Để nâng cao NLCT của một điểm đến, tạo sức hút mạnh mẽ và gia tăng lượng khách đến thì trước tiên các doanh nghiệp của điểm đến đó phải chủ động nâng cao NLCT của mình.

Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố tạo sản phẩm nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.

Như vậy, một doanh nghiệp du lịch muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình phải đảm bảo:

- Mang lại cho du khách những trải nghiệm mà du khách ưa thích hơn các doanh nghiệp tương đồng;

- Duy trì và mở rộng được thị trường KDL; - Đảm bảo lợi ích kinh tế và phát triển bền vững. •Liên kết trong kinh doanh du lịch

Đồng thời với việc liên kết phát triển ngành Du lịch giữa các địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn cũng phải chủ động liên kết với nhau nhằm đem lại kết quả kinh doanh tốt cũng như góp phần vào thu hút KDL đến với địa phương.

Các doanh nghiệp tăng cường mối liên kết sẽ tạo ra những sản phẩm tốt, chất lượng bảo đảm, giá cả cạnh tranh nhằm thu hút khách, tạo cơ hội kinh doanh bền vững, lâu dài.

Liên kết không chỉ cần thiết diễn ra ở chiều sâu giữa các đơn vị kinh doanh trong cùng một hệ thống mà còn phải liên kết theo chiều rộng; nghĩa là không chỉ các đơn vị kinh doanh lữ hành liên kết với nhau mà các đơn vị kinh doanh lữ hành còn phải liên kết với các cơ sở lưu trú, các điểm ăn uống, mua sắm, các đơn vị vận chuyển và có thể nhiều đơn vị của ngành khác nhằm mục tiêu thu hút khách và cùng hỗ trợ nhau khai thác thị trường du lịch nhiều tiềm năng trong nước.

Tiểu kết chương 1

Hoạt động du lịch của một địa phương được đánh giá qua lượng KDL và doanh thu trong các thời kỳ. Do vậy, để du lịch của địa phương phát triển cần phải gia tăng nguồn khách đến và gia tăng mức chi tiêu của họ tại địa phương. Để làm được điều này phải có những chính sách thu hút khách hiệu quả và những chiến lược dài hạn có mục tiêu và ý nghĩa lâu dài.

Nghiên cứu thu hút khách trên cơ sở cung – cầu du lịch và các điều kiện hỗ trợ sẽ chỉ rõ: một địa phương có những thế mạnh gì và những thế mạnh đó có thể để đáp ứng được nhu cầu gì của du khách, làm thế nào để du khách biết đến và tiếp cận dễ dàng tới điểm đến. Điều này có ý nghĩa quan trọng như một chiếc chìa khóa mở ra các giải pháp thu hút khách.

Phát triển sản phẩm và hoàn thiện CSVCKT du lịch là tạo khả năng cung ứng du lịch của một địa phương. Đây là điều kiện tiên quyết đầu tiên để thu hút KDL, điều này chỉ ra rằng điểm đến đó có khả năng đáp ứng nhu cầu đi du lịch của du khách. Ngoài ra, những chính sách xúc tiến hiệu quả cùng với những chương trình liên kết giữa các địa phương sẽ là chất xúc tác hiệu nghiệm trong việc kết nối cung cầu trong du lịch.

Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH NỘI ĐỊA TỚI DU LỊCH PHÚ YÊN

Một phần của tài liệu Luận văn (1) (Trang 25 - 28)