Quá trình thực hiện công tác giảmnghèo ở ViệtNam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. (Trang 26 - 28)

Chính sách giảm nghèo trở thành chính sách trong hệ thống chính sách xã hội của nước ta từ năm 1993. Qua các giai đoạn, công tác giảm nghèo đạt được kết quả quan trọng, hoàn thành vượt mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm nghèo trước 10 năm.

Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa VII của Đảng đã đề ra chủ trương xóa đói, giảm nghèo trong chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân cũng như trong chiến lược phát triển chung của xã hội và trở thành một chủ trương chiến lược, nhất quán, liên tục được bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ đại hội của Đảng.Tại Đại hội VIII của Đảng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác xóa đói, giảm nghèo, xác định nhanh chóng đưa hộ nghèo ra khỏi hoàn cảnh túng thiếu và sớm hòa nhập với sự phát triển chung của đất nước; đề ra Chương trình quốc gia về giảm nghèo trong 5 năm 1996-2000 cùng với 10 chương trình kinh tế-xã hội khác.

Thực hiện chủ trương của Đảng, năm 1998, Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo (Chương trình 133) cho giai đoạn 1998-2000, tháng 7/1998, Thủ tướng Chính phủ bổ sung Chương trình 135-Chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Mục tiêu là hỗ trợ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng (trường học, điện, đường giao thông, trạm y tế,...) tại các xã nghèo. Không chỉ thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh mà cần giữ vững kết quả giảm nghèo. Do vậy, quan điểm giảm nghèo được đề cập trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo. Quan tâm xây dựng kết cấu hạ

tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo; nâng cấp, cải tạo các tuyến giao thông kết nối vùng nghèo, xã nghèo với nơi khác, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng nghèo, vùng khó khăn phát triển. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Thực hiện chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực, nhất là tại các huyện nghèo, vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có chính sách, giải pháp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo…”. Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ ban hành các mục tiêu giảm nghèo từng giai đoạn; giai đoạn 2011-2020 cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, nhất là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; cải thiện điều kiện sống của người nghèo, trước hết là vấn đề giáo dục, văn hóa, y tế, nước sinh hoạt, nhà ở; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo được tập trung đầu tư đồng bộ các hạ tầng thiết yếu về giao thông, điện, nước sinh hoạt.

Thực hiện chủ trương, chính sách giảm của Đảng, Nhà nước, kết quả giảm nghèo đạt mục tiêu qua từng giai đoạn. Từ 1993 đến nay (2017), Việt Nam đã xóa đói giảm nghèo cho hàng chục triệu người, đẩy lùi, xóa bỏ tình trạng thiếu đói trên cả nước. Người dân không chỉ có cơm ăn, áo mặc, được học hành, mà còn ăn no, ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng, mặc ấm, mặc đẹp; hạ tầng thiết yếu chăm lo cho con người ngày càng tốt hơn[49].

Tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. Theo đó thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Nghị quyết 30a, Chương trình 135 và các chương trình phát triển kinh tế-xã hội khác của Trung ương, của tỉnh… Nguồn lực để thực hiện giảm nghèo được huy động tối đa, không chỉ từ ngân sách nhà nước mà còn huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước và đặc biệt là từ chính người nghèo. Tăng cường thực hiện, phối hợp phương thức hỗ trợ cho người nghèo như nhà ở, đào tạo, giải quyết việc làm, vay vốn tín dụng ưu đãi, giao đất, giao rừng, …

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w