Thực trạng nghèotại các huyện miền núi tỉnh QuảngNam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. (Trang 38 - 45)

Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã tâp trung nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo. Cuối năm 2010 có 24,18% hộ nghèo. Đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo còn 10,03%, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh bình quân hằng năm là 2,83%/năm (giai đoạn 2010- 2015), đạt mục tiêu giảm nghèo của tỉnh (mục tiêu năm 2015 còn dưới 12%). Tuy vậy, đời sống của hộ nghèo còn nhiều khó khăn (điều kiện phát triển sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt, công trình vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, kết cấu hạ tầng còn kém…), nhất là tại các huyện miền núi (9 huyện). Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, có tình trạng tái nghèo và phát sinh hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giữa

các khu vực còn chênh lệch khá lớn [28]. Do đó, việc thực hiện chính sách giảm nghèo và QLNN về giảm nghèo là đúng đắn, cần thiết nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển, phù hợp với định hướng giảm nghèo mà Đảng ta đã xác định tại Đại hội lần thứ XI.

Bảng 2.3. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2015 so với năm 2010 (chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015)

Đơn vị tính: %

Năm 2010 Năm 2015 So sánh 2015-2010 Mức giảm bình quân/năm

24,18 10,03 -14,15 -2,83

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2016), Báo cáo số 224/BC- UBND ngày 17/11/2016 về đánh giá kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo của tỉnh

Cùng với kết quả giảm nghèo của tỉnh Quảng Nam, trong những năm qua, trên địa bàn 9 huyện miền núi của tỉnh đạt được nhiều kết quả trong xóa đói, giảm nghèo: Nếu như năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 57,95% % thì đến năm 2015 giảm xuống còn 31,78%, bình quân mỗi năm giảm 5,23%, đạt so với mục tiêu đề ra. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo chung của 6 huyện vùng cao giảm từ 69,14% (năm 2010) xuống còn 43,78% (năm 2015); bình quân mỗi năm giảm 5,07%.

Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả giảm nghèocác huyện miền núi tỉnh Quảng Nam 2010-

2015 (chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015)

Đơn vị tính %.

Địa bàn Năm 2010 Năm 2015 So sánh 2015-2010

giảm bình quân/năm

Của 9 huyện miền núi 57,95 31,78 26,17 5,23

Của6 huyện miền núi cao 69,14 43,78 25,36 5,07 Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2016), Báo cáo số 224 ngày 17/11/2016 về kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo)

Bảng 2.5. Kết quả giảm nghèo tại 9 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam 2011-2015

(chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015)

Đơn vị tính %.

TT Huyện Năm 2011 Năm 2015

1 Tây Giang 64,56 39,14 2 Đông Giang 52,52 28,74 3 Nam Giang 69,13 51,28 4 Phước Sơn 64,41 42,97 5 Hiệp Đức 43,79 18,96 6 Tiên Phước 30,70 10,23 7 Bắc Trà My 61,23 43,13 8 Nam Trà My 80,45 56,50 9 Nông Sơn 58,05 39,57

Nguồn: Tỉnh ủy Quảng Nam (2016), Báo cáo số 50-BC/TU ngày 31/5/2016 về tình hình xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2010-2015)

Đến năm 2016, thực hiện tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo phương pháp tiếp cận từ đơn chiều sang tiếp cận đa chiều. Qua kết quả điều tra hộ nghèo theo phương pháp đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020, tỉnh Quảng Nam có 11,13% hộ nghèo (2016), năm 2017 giảm còn 9,28% (giảm 1,85 so với 2016).

Bảng 2.6. Kết quả giảm nghèo toàn tỉnh năm 2016-2017 và so sánh năm 2017- 2016 (chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020)

Đơn vị tính %.

TT Địa phương

Năm 2016 Năm 2017 So sánh năm 2017 so với năm 2016

Hộ nghèo Hộ cận

nghèo Hộ nghèo Hộ cậnnghèo Hộ nghèo Hộ cậnnghèo Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Toàn tỉnh 45,330 11.13 24,808 6.09 38,112 9.28 18,590 4.53 -7,218 -1.85 -6,218 -1.56 1 Tam Kỳ 416 1.40 716 2.41 365 1.21 539 1.78 -51 -0.20 -177 -0.63 2 Hội An 93 0.43 321 1.50 61 0.28 208 0.95 -32 -0.16 -113 -0.55 3 Đông Giang 2,895 43.49 419 6.29 2,510 36.94 369 5.43 -385 -6.54 -50 -0.86 4 Tây Giang 2,159 46.32 189 4.05 2,325 48.40 76 1.58 166 2.08 -113 -2.47 5 Nam Giang 3.467 52,36 498 7,52 3.179 47,24 494 7,34 -288 -5,13 -4 -0,18 6 Nam Trà My 4,409 64.40 105 1.53 3,887 56.07 59 0.85 -522 -8.33 -46 -0.68 7 Bắc Trà My 5,047 47.68 660 6.24 4,885 45.23 558 5.17 -162 -2.45 -102 -1.07 8 Phước Sơn 2,900 45.50 888 13.93 2,440 38.26 771 12.09 -460 -7.25 -117 -1.85 9 Tiên Phước 2,187 12.06 1,858 10.25 1,683 9.23 1,145 6.28 -504 -2.83 -713 -3.97 10 Hiệp Đức 2,264 19.87 953 8.36 1,931 16.79 633 5.50 -333 -3.08 -320 -2.86 11 Nông Sơn 2,555 29.59 1,862 21.57 1,565 18.04 1,289 14.86 -990 -11.55 -573 -6.71 12 Quế Sơn 2,921 10.31 3,390 11.97 2,309 8.06 2,365 8.26 -612 -2.25 -1,025 -3.71 13 Thăng Bình 3,949 7.37 2,851 5.32 3,339 6.24 2,295 4.29 -610 -1.13 -556 -1.03 14 Điện Bàn 1,498 2.71 1,925 3.49 1,193 2.15 1,492 2.69 -305 -0.57 -433 -0.80 15 Duy Xuyên 2,386 6.85 1,754 5.04 1,888 5.41 1,166 3.34 -498 -1.44 -588 -1.70 16 Đại Lộc 2,921 7.17 3,552 8.72 2,320 5.66 3,021 7.37 -601 -1.51 -531 -1.35 17 Núi Thành 2,578 6.13 2,179 5.18 1,622 3.82 1,568 3.69 -956 -2.31 -611 -1.49 18 Phú Ninh 685 3.16 688 3.18 610 2.81 542 2.49 -75 -0.35 -146 -0.68

25/5/2018 về kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo

Năm 2016, 9 huyện miền núi của tỉnh có 79.906 hộ với 27.883 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 34,89% và 7.423 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 9,29% [44]

Bảng 2.7. Kết quả giảm nghèo tại 9 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam năm 2016 (chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020)

Đơn vị tính %.

TT Huyện

Năm 2016

Hộ dân Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Đông Giang 6.657 2.895 43,49 419 6,29 2 Tây Giang 4.661 2.159 46,32 189 4,05 3 Nam Giang 6.621 3.467 52,36 498 7,52 4 Nam Trà My 6.846 4.409 64,40 105 1,53 5 Bắc Trà My 10.585 5.047 47,68 660 6,24 6 Phước Sơn 6.373 2.900 45,50 888 13,93 7 Tiên Phước 18.133 2.187 12,06 1.858 10,25 8 Hiệp Đức 11.396 2.264 19,87 953 8,36 9 Nông Sơn 8.634 2.555 29,59 1.862 21,57 Tổng cộng 79.906 27.883 34,89 7.432 9,29

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2017), Báo cáo số 60/BC- UBND ngày 25/5/2018 về kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo

Năm 2017, 9 huyện miền núi có 24.405 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 30,19%, giảm 4,7% so với năm 2016; trong đó huyện có tỷ lệ nghèo thấp nhất là huyện Tiên Phước (9,23%), huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất là huyện Nam Trà My (56,07%) [44].

Bảng 2.8. Kết quả giảm nghèo tại 9 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam năm 2017 (chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020)

Đơn vị tính %.

TT Huyện

Năm 2017

Hộ dân Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Đông Giang 6.794 2.510 36,94 369 5,43 2 Tây Giang 4.804 2.325 48,40 76 1,58 3 Nam Giang 6.730 3.179 47,24 494 7,34 4 Nam Trà My 6.932 3.887 56,07 59 0,85 5 Bắc Trà My 10.801 4.885 45,23 558 5,17 6 Phước Sơn 6.378 2.440 38,26 771 12,09 7 Tiên Phước 18.236 1.683 9,23 1.145 6,28 8 Hiệp Đức 11.501 1.931 16,79 633 5,50 9 Nông Sơn 8.674 1.565 18,04 1.289 14,86 Tổng cộng 80.850 24.405 30,19 5.394 6,67

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2017), Báo cáo số 60/BC- UBND ngày 25/5/2018 về kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo.

Bảng 2.9. Kết quả giảm nghèotại 9 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam năm 2017 so với năm 2016 (chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020)

Đơn vị tính %

TT Huyện

So sánh năm 2017 so với năm 2016 Hộ dân Hộ nghèo Hộ cận nghèo

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Đông Giang 137 -385 -6,54 -50 -0,86 2 Tây Giang 143 166 2,08 -113 -2,47 3 Nam Giang 109 -288 -5,13 -4 -0,18 4 Nam Trà My 86 -522 -8,33 -46 -0,68 5 Bắc Trà My 216 -162 -2,45 -102 -1,07 6 Phước Sơn 5 -460 -7,25 -117 -1,85 7 Tiên Phước 103 -504 -2,83 -713 -3,97 8 Hiệp Đức 105 -333 -3,08 -320 -2,86 9 Nông Sơn 40 -990 -11,55 -573 -6,71 Tổng cộng 944 -3.478 -4,7 -2.038 -2,62

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2017), Báo cáo số 60/BC- UBND ngày 25/5/2018 về đánh giá kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo của tỉnh.

Số liệu trên cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên 9 huyện miền núi của tỉnh có giảm nhưng vẫn còn cao so với các địa phương trong cả nước nói chung và

tỉnh Quảng Nam nói riêng. Điều đó đặt ra thách thức đối với công tác giảm nghèo tại các huyện miền núi trong thời gian tới.

Tỷ lệ nghèo của 9 huyện miền núi trong những năm qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau; cụ thể:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Điều kiện địa hình, khí hậu, đất đai không thuận lợi để phát triển kinh tế. Diện tích lớn nhưng đa phần là trung du, đồi núi, đất canh tác không nhiều; địa hình chia cắt, thiếu nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, phát triển kinh tế; đất đai cằn cỗi, năng suất thấp… khó khăn trong việc tạo điều kiện cho hộ nghèo cơ hội cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

+ Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua phải đối mặt với những thách thức,nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tình hình giá cả thị trường luôn biến động, dịch bệnh và thiên tai thường xuyên xảy ra… làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt đời sống của nhân dân gặp không ít khó khăn.

+ Phong tục tập quán, dân trí thấp, thu ngân sách một số địa phương không cao, số lượng hộ nghèo, cận nghèo, thôn, xã và huyện nghèo nhiều.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Năng lực đội ngũ cán bộ cấp xã tại vùng miền núi còn yếu, một số xã còn lúng túng trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Đội ngũ làm công tác giảm nghèo cấp xã kiêm nhiệm, việc cập nhật tình hình lao động việc làm, nguồn nhân lực xã hội phục vụ tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội chưa chính xác cao, ảnh hưởng đến chỉ đạo, điều hành của chính quyền.

+ Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quyết liệt vận động, giúp đỡ người dân phát triển sản xuất. Công tác thông tin, tuyên truyền chưa đa dạng; vai trò của chính quyền, mặt trận, đoàn thể ở một số địa phương chưa phát huy.

+ Ý thức tự phấn đấu vươn lên của một số hộ nghèo còn hạn chế, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại chính sách của Đảng, Nhà nước.

Bảng 2.10. Nguyên nhân nghèo từ các hộ nghèo

Nguyên nhân nghèo Tỷ lệ %

Ốm đau nặng, mắc tệ nạn xã hội 23,5%

Thiếu vốn 19,62%

Thiếu lao động 15,27%

Đông người ăn theo 10,76%

Không biết cách làm ăn, không có tay nghề 9,99%

Thiếu đất canh tác 6,59%

Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Quảng Nam (2016), Báo cáo số 67/BC-SLĐ ngày 20/4/2016 về thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011-2015.

Kết quả thống kê cho thấy, nguyên nhân nghèo khá đa dạng, tập trung chủ yếu như thiếu vốn, thiếu đất canh tác, thiếu sức khỏe, thiếu lao động trong khi đông người ăn theo, không được đào tạo nghề phù hợp… Trong đó, nguyên nhân sức khỏe chiếm tỷ trọng cao nhất, đến nguyên nhân thiếu vốn, thiếu lao động. Tuy nhiên, có thể nói rằng, nguyên nhân nghèo của các huyện miền núi tỉnh phần lớn là giáo dục đào tạo, sau đó là đến kinh tế và sau cùng là nguyên nhân về y tế.

Trên cơ sở xác định thực trạng và nguyên nhân giảm nghèo nhằm tìm giải pháp phù hợp. Điều này cho thấy, việc xác định đúng thực trạng, nguyên nhân, làm cơ sở quản lý công tác giảm nghèo là yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay, định hướng đến năm 2020. Do vậy, trong những năm tới, tỉnh và các địa phương miền núi cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có tăng cường QLNN về giảm nghèo để giải quyết các nguyên nhân nêu trên.

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo tại các huyện miền núitỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w