Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinhtế xã hội của tỉnh QuảngNam và các

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. (Trang 35 - 38)

2.1.1. Về tỉnh Quảng Nam

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Quảng Nam là tỉnh ven biển, thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Kon Tum và tỉnh Sê Kông của Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tổng diện tích tự nhiên 10.438.37km2, phía tây là vùng đồi núi chiếm trên ¾ diện tích. Dân số vào cuối năm 2017 gần 1,5 triệu người, mật độ dân số trung bình 139 người/km2, phân bố không đồng đều và có sự khác biệt lớn theo vùng, khu vực nông thôn chiếm đến 81,4%, dân tộc Kinh chiếm 93,6%, dân tộc ít người chiếm 6,4%.

Quảng Nam có hệ tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản và biển rất phong phú với gần 45 loại khoáng sản. Hệ thống sông ngòi với khoảng 900km. Sở hữu trên 125 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn hơn 40.000km2. Quảng Nam có hai di sản văn hoá thế giới là Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm... là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển.

Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có 9 huyện miền núi (trong đó có 6 huyện miền núi cao), 6 huyện đồng bằng, 02 thành phố, 01 thị xã), với 244 xã/phường/thị trấn. Tỉnh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, nằm trên trục giao thông Bắc -Nam về đường sắt, đường bộ, đường biển và đường hàng không; có sân bay Chu Lai, cảng biển, đường thủy quốc gia…là điều kiện thuận lợi để phát triển.

2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

chuyển dịch theo hướng tích cực. GRDP bình quân đầu người hơn 56 triệu đồng/người. Thu ngân sách năm 2017 hơn 18.780 tỷ đồng, trong đó thu nội địa gần

14.200 tỷ đồng

Bảng 2.1. Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GRDP của tỉnh năm 2017

Thương mại - Dịch vụ Công nghiệp - Xây dựng Nông nghiệp

45,2% 43,2% 11,6%

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2017), Báo cáo số 189/BC-UBND về tình hình kinh tế-xã hội năm 2017, nhiệm vụ năm 2018

Trên địa bàn, ngoài khu kinh tế mở Chu Lai, 2 khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang và Tây Giang, tỉnh có 9 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 4.734 ha, thu hút 202 dự án, tạo việc làm cho khoảng 47.238 người, 22 cụm công nghiệp đã ghi nhận 210 dự án với tổng vốn hơn 5.800 tỷ đồng, tạo việc làm cho 26.130 người. Diện mạo nông thôn, miền núi tiếp tục khởi sắc. Đến tháng 6 năm 2018, số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới gồm 2 đơn vị (thị xã Điện Bàn và huyện Phú Ninh) và 71 xã đạt chuẩn nông thôn mới. 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% số xã được phủ sóng thông tin di động.

Về lao động-việc làm, Quảng Nam có lực lượng lao động dồi dào, với trên 887.000 người (chiếm 62% dân số), trong đó cơ cấu lao động ngành nông nghiệp chiếm 48,12%, công nghiệp-xây dựng 25,1%, thương mại - dịch vụ 26,78% (năm 2017). Tỷ lệ lao động thất nghiệp 4% (năm 2015). Đào tạo nghề năm 2017 hơn

35.570 lượt người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%.

Về giáo dục - đào tạo, tỉnh có 790 cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở tất cả các bậc học là 59,5%. Năm 2011 hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, năm 2013 hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở, năm 2017 hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đến nay toàn tỉnh có 03 trường đại học, 06 trường cao đẳng, 03 trường trung cấp nghề với số lượng học sinh-sinh viên tăng nhanh. Hệ thống các trường được mở rộng, đa dạng ngành nghề.

bệnh/vạn dân đạt 42,82 giường; bình quân có 5,2 cán bộ/trạm y tế; tỷ lệ bác sỹ có trình độ sau đại học đạt 51,3%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 14,2%; có 7 bệnh viện đa khoa, 4 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh.

Bảng 2.2. Đối tượng chính sách của tỉnh

Tổng số Trong đó: 234.000 Người có công Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày Mẹ VNAH Thương, bệnh binh Liệt sĩ 45.000 10.000 14.353 30.500 65.300

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam (2017), Quảng Nam 20 năm xây dựng và phát triển.

2.1.2. Về các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam có 09 huyện miền núi gồm: Đông Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, với 102 xã/phường/thị trấn; trong đó có 6 huyện miền núi cao (Đông Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My). Nằm ở phía Tây của tỉnh, có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 40B, 14D, 14B, 14E nối các huyện miền núi với các tỉnh đồng bằng, ven biển và các tỉnh Tây Nguyên; có các tuyến đường biên giới Việt-Lào với cửa khẩu Nam Giang-Đắc Tà Ọc…là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Diện tích 09 huyện miền núi chiếm trên 74% diện tích toàn tỉnh, là địa bàn cư trú tập trung, lâu đời của 4 thành phần dân tộc thiểu số bản địa, Xơ Đăng, Cor, Gié Triêng, Cơ Tu và một số dân tộc thiểu số như Mường, Nùng, Tày …di cư từ phía Bắc vào. Dân số hơn 410.000 người (chiếm 27% dân số toàn tỉnh), trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có khoảng 129.618 người.

9 huyện miền núi có 286 trường học, trong đó có 8 trường phổ thông dân tộc nội trú, 53 trường phổ thông dân tộc bán trú; tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS đạt 100%. Mạng lưới y tế được đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Các chính sách thu hút bác sỹ được triển khai, số Bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng về các cơ sở khám chữa bệnh ở các

huyện miền núi được tăng so với trước. Vấn đề lao động việc làm được quan tâm, có hơn 19.134 lao động nông thôn miền núi (giai đoạn 2010-2017) được hỗ trợ học nghề, bố trí việc làm sau đào tạo, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn.

Từ chủ trương chính sách của Trung ương và của tỉnh, những năm gần đây, tình hình kinh tế-xã hội các huyện miền núi từng bước chuyển biến. Sản xuất nông- lâm nghiệp phát triển đáng kể. Các địa phương nỗ lực thay đổi, phát triển sản xuất, xây dựng đời sống nông thôn mới, vươn lên xóa đói giảm nghèo, các tiến bộ khoa học được ứng dụng, phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế vườn rừng, cây đặc sản, cây dược liệu, cây nguyên liệu, chăn nuôi đại gia súc, phát triển du lịch và làng nghề,... Các Chương trình, chính sách, dự án lớn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư như: Chương trình 135 giai đoạn I,II,III; Quyết định 134/QĐ-TTg; Nghị quyết số 39/NQ- TW; Nghị quyết 30a, 30b, 30c; Quyết định 167/QĐ-TTg; Quyết định số 102; Quyết định số 33/QĐ-TTg... các chính sách về y tế, giáo dục, văn hoá, an sinh xã hội được quan tâm đầu tư, hỗ trợ đồng bộ đã khơi dậy nguồn lực trong dân góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thành tựu quan trọng trong giai đoạn từ sau ngày chia tách tỉnh đến nay là đẩy nhanh được tốc độ giảm nghèo, hàng năm bình quân giảm từ 4-5%; văn hoá truyền thống được bảo tồn, phát triển; kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng ngày càng phát triển, ổn định và vững chắc [2]. [3]. [47].

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w