Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về giảmnghèo trên địa bàn các huyện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. (Trang 54)

2.4.1. Về thể chế (ban hành quy định, chính sách)

Thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững theo chủ trương của Trung ương, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 01/10/2012 về thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Hội nghị Trung ương 5 (khoá XI) “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020”; HĐND tỉnh ban hành 04 Nghị quyết chuyên đề về giảm nghèo (Nghị quyết 31, Nghị quyết 119, Nghị quyết 13, Nghị quyết 18), 02 Nghị quyết chuyên đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi (Nghị quyết 55, Nghị quyết 12) góp phần giảm nghèo khu vực này và nhiều đề án, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội để giảm nghèo nhanh và bền vững. Các chính sách được UBND tỉnh kịp thời triển khai thực hiện bằng các Quyết định 832/QĐ-UBND năm 2012 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, Quyết định 2813/QĐ- UBND năm 2014 về thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2014-2015, Quyết định 2511/QĐ-UBND năm 2017 về thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2017-2021…

Theo báo cáo giám sát của Đoàn ĐBQH năm 2014, tỉnh đã ban hành 61 văn bản liên quan đến công tác giảm nghèo, trong đó Tỉnh uỷ ban hành 02 Chỉ thị, 01 Kết luận chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo, thực hiện công tác giảm nghèo; HĐND tỉnh ban hành 02 Nghị quyết; UBND tỉnh ban hành 01 Kế hoạch và 43 Quyết định; Ban Dân tộc tỉnh ban hành 12 văn bản. Đồng thời, các cấp chính quyền trong tỉnh, đặc biệt là 9 huyện miền núi đã chủ động ban hành nhiều cơ chế, bố trí thêm nguồn lực để đẩy nhanh công tác giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân [12].

giảm nghèo, Cấp ủy, chính quyền của tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng đã cụ thể hóa bằng các văn bản để triển khai, thực hiện kịp thời đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Nhìn chung, công tác xây dựng văn bản để cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác giảm nghèo được Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu giảm nghèo của tỉnh, của huyện có tính kế thừa và điều chỉnh chính sách sát với điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương, thực hiện kịp thời, đầy đủ, làm cơ sở pháp lý cho các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện đúng luật định. Các huyện ban hành Đề án triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo và nhiều văn bản hướng dẫn cấp xã tổ chức thực hiện.

Về tổ chức thực hiện thể chế: Các văn bản, chính sách ban hành quy định trách nhiệm của từng chủ thể. Theo đó, UBND tỉnh tổ chức thực hiện chính sách; HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách; UBMTTQVN và các tổ chức chính trị-xã hội phối hợp vận động, tuyên tuyền, giám sát, phản biện việc thực hiện chính sách giảm nghèo.

Trên cơ sở đó, chính sách giảm nghèo được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Trong đó cơ chế chính sách về tài chính đã tạo cơ sở pháp lý cho địa phương chủ động trong việc xây dựng, thực hiện dự toán ngân sách hằng năm. Bên cạnh kết quả đạt được, công tác tuyên truyền trong tổ chức thực hiện đôi lúc còn dàn trải, chưa sâu sát, chưa đến được với một số nhóm đối tượng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số [12].

Giai đoạn 2016-2020, tiêu chí xác định hộ nghèo có sự bất cấp: hộ có nhiều khẩu là người già và trẻ em và hộ có nhiều khẩu trong độ tuổi lao động lại tính điểm như nhau. Ỏ miền núi, tài sản có giá trị không có trong danh mục để tính điểm (chiêng xưa, ché xưa, bàn salon ...) trong khi một số tài sản nằm trong danh mục tính điểm thì nhiều hộ dân nơi đây không có nhu cầu sử dụng (máy giặt, máy điều hòa, tủ lạnh ...), mặc dù họ có khả năng mua sắm. Danh mục tính điểm tài sản chưa phù hợp với khu vực dân cư. Có hộ thu nhập cao nhưng không có nhu cầu mua sắm tài sản nên không có cơ sở để tính điểm. Tài sản có số lượng và giá trị khác nhau nhưng tính mức điểm như nhau. Diện tích nhà ở hộ đồng bằng và hộ miền núi tính

điểm như nhau… [1].

2.4.2. Về tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ giảm nghèo

2.4.2.1.Về tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo

UBND tỉnh Quảng Nam và các huyện đã thành lập thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện Chương trình giảm nghèo với thành phần đảm bảo theo quy định, trong đó, Trưởng Ban là Phó Chủ tịch UBND phụ trách khối văn xã, 01 Phó Ban Thường trực là người đứng đầu ngành LĐTB&XH, các thành viên là trưởng các đoàn thể, phòng ban chuyên môn liên quan và Chủ tịch UBND cấp xã. Các thành viên Ban Chỉ đạo phối hợp, đề ra giải pháp thiết thực trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.

Chính quyền các cấp thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo đi vào hoạt động nề nếp, chất lượng, Ban hành quy chế hoạt động, thường xuyên quan tâm, hướng dẫn các địa phương, người dân thực hiện các chương trình giảm nghèo.

Cơ quan chủ trì tham mưu thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo là ngành LĐ,TB&XH, bên cạnh đó, tỉnh đã chỉ đạo thành lập Văn phòng Chương trình giảm nghèo của tỉnh, sử dụng 03 biên chế của Sở và được hợp đồng thêm 02 lao động vào làm việc; bố trí 244 cán bộ lao động, thương binh và xã hội kiêm nhiệm công tác giảm nghèo ở 244 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh; trong đó 102 xã tại 9 huyện miền núi đã bố trí 102 cán bộ LĐ,TB&XH kiêm nhiệm công tác giảm nghèo. Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức trong tham mưu xây dựng, thực hiện chính sách cơ bản đáp ứng yêu cầu, đề xuất nhiều giải pháp hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và giải pháp về cơ chế, chính sách giảm nghèo, công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo, ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng phần mềm trực tuyến quản lý hộ nghèo, cận nghèo, công khai các chính sách giảm nghèo,...đảm bảo thực hiện tốt.

Tuy vậy, năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách giảm nghèo vẫn còn hạn chế nhất định, nhất là ở cấp xã. Cán bộ làm công tác điều tra, rà soát hộ nghèo ở thôn, tổ dân phố còn thiếu kỹ năng, làm việc cảm tính, có lúc chưa khách quan, thiếu năng lực tuyên truyền phổ biến chính sách; cán bộ cấp xã một số nơi ngại va

chạm, thiếu khách quan trong việc bình xét, công nhận hộ nghèo [1].

Việc thống kê, báo cáo, theo dõi kết quả thực hiện công tác giảm nghèo còn chậm. Hệ thống theo dõi, giám sát thực hiện chương trình, chính sách giảm nghèo và các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo chưa được xây dựng, ban hành [42].

2.4.2.2. Về phát triển nguồn nhân lực QLNN về giảm nghèo

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với công việc… chính quyền địa phương đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyên, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ. Đây được xem là khâu then chốt để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu giảm nghèo.

Bên cạnh đó, để thực hiện dự án nâng cao năng lực thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo hàng năm, giai đoạn 2011-2017, tỉnh đã tổ chức hơn 30 lớp tập huấn cho hơn 4.000 lượt cán bộ cấp cơ sở…. Qua tập huấn, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể nhận thức được tầm quan trọng của công tác giảm nghèo, nên đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệuquả.

Hàng năm, UBND tỉnh và các huyện miền núi tổ chức tập huấn cho cán bộ giảm nghèo. Nội dung đào tạo, tập huấn tập trung vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo; phương pháp theo dõi, đánh giá hoạt động giảm nghèo; hướng dẫn người nghèo tiếp cận các chính sách, dịch vụ; cách quản lý, sử dụng, thu hồi vốn vay, lãi vay... CBCC sau khi được đào tạo bồi dưỡng đã nâng cao kiến thức quản lý, kỹ năng tổ chức thực hiện chương trình, đáp ứng kịp thời yêu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân, trách nhiệm trong công tác; thường xuyên học tập nâng cao trình độ, chủ động, sáng tạo, phối hợp với nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giảm nghèo của địa phương.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực QLNN về giảm nghèo của 9 huyện miền núi có một số hạn chế như: đa số cán bộ làm nhiệm vụ giảm nghèo của huyện và xã không chuyên trách, chủ yếu là cán bộ ngành LĐ,TB&XH kiêm nhiệm, chỉ có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu, đề xuất về vấn đề XĐGN trên địa bàn; về công tác đào tạo, tập huấn chất lượng đôi lúc chưa đạt yêu cầu, hoạt động tổ chức, quản lý đào tạo ở một

vài địa phương chưa bài bản; ý thức học tập một số học viên chưa cao…

2.4.3. Về tổ chức thực hiện các quy định về giảm nghèo

2.4.3.1. Về công tác chỉ đạo, điều hành:

Cấp ủy Đảng các địa phương đã xây dựng và lãnh đạo thực hiện nghị quyết chuyên đề về giảm nghèo ngay sau khi có chủ trương, chính sách của Trung ương; chỉ đạo các chi bộ đưa nội dung giảm nghèo vào sinh hoạt hằng tháng; hằng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra cấp ủy cấp dưới trong việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo. UBND chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo theo quy định của Chính phủ, của tỉnh hằng năm. Trong đó, thực hiện phân bổ nguồn lực, xây dựng kế hoạch giảm nghèo, tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm; bố trí cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã; thành lập Văn phòng giảm nghèo ở tỉnh; đào tạo, bồi dưỡng 102 cán bộ giame nghèo ở xã nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ; tổ chức thực hiện kịp thời, đúng quy định các chính sách giảm nghèo. Hằng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm; xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, điển hình làm kinh tế giỏi và tích cực tuyên truyền nhân rộng các mô hình, tạo điều kiện để hộ nghèo học tập, làm theo nhằm cải thiện đời sống, thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, khen thưởng các chủ thể có thành tích trong công tác giảm nghèo, năm 2014, HĐND tỉnh bổ sung chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2014- 2015 (Nghị quyết số 119). Đến năm 2017, HĐND bổ sung chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2017-2021 (Nghị quyết số 13). Sau khi các chính sách được ban hành, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện, tuyên truyền chính sách kịp thời cho người dân được biết, rà soát và vận động người nghèo đăng ký thoát nghèo bền vững theo đúng quy định.

Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện, tổng kết, đánh giá công tác giảm nghèo ngành LĐ,TB&XH vẫn đóng vai trò trung tâm; ở cấp xã, việc tham mưu thực hiện công tác giảm nghèo chủ yếu là công chức phụ trách LĐ,TB&XH; vai trò phối hợp

thực hiện, giám sát thực hiện chính sách tại một vài nơi còn hạn chế [48].

2.4.3.2.Về tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách giảm nghèo

Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chính sách, pháp luật và các giải pháp giảm nghèo được các cơ quan và các tố chức đoàn thể triển khai rộng khắp (tại hội nghị, lồng ghép vào nội dung các cuộc họp, tuyên truyền trên sóng phát thanh-truyền hình…), từ đó nhận thức của người dân có chuyển biến, tạo sự đồng thuận trong thực hiện chính sáchgiảm nghèo.

Tuy nhiên tại một số nơi công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo chưa thường xuyên, một chiều, chưa đến được hết đối với các hộ nghèo, vùng nghèo.Các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp đã được phân công phụ trách địa bàn để chỉ đạo, theo dõi và giám sát nhưng chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời do kiêm nhiệm.

2.4.4. Sự tham gia của tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng

Mặt trận phối hợp với các đoàn thể chính trị tổ chức tốt công tác vận động, tuyên truyền đoàn, hội viên và nhân dân tham hoạt động giảm nghèo; lồng ghép chương trình hoạt động tại cơ quan với các chương trình khác (chương trình xây dựng nôngthôn mới…) nhằm tạo sức mạnh tổng hợp cho chương trình giảm nghèo; tăng cường giám sát việc thực chương trình giảm nghèo. Trong thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân có cách làm hay giúp đồng bào thoát nghèo, điển hình như ở huyện Nam Trà My:

-Nằm ở vùng núi cao của tỉnh, huyện Nam Trà My là một trong 62 huyện đặc biệt nghèo của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao (56,07%). Do vậy, để giảm nghèo, những năm qua huyện đã triển khai chương trình "Ba kèm một", phân công 3 cán bộ để giúp đỡ một hộ dân thoát nghèo. Cách làm này đã mang lại hiệu quả rõ nét, góp phần giảm tỷ lệ nghèo và nâng cao đời sống mọi mặt cho người dân địa phương[23].

- Hay Huyện đoàn đã thành lập Đoàn thanh niên xung kích hàng tuần xuống cơ sở tuyên truyền, vận động bà con hiểu về chính sách giảm nghèo; giúp bà con đào đất làm nền nhà, trồng cây, làm đường giao thông nông thôn… cũng là một

cách làm hay, hữu ích để công tác giảm nghèo ở huyện có thêm lực đẩy mới [23].

- Công tác bình xét hộ nghèo tại một số địa phương còn thiếu chính xác; tiêu chí xác định hộ nghèo theo quy định hiện hành áp dụng trong thực tế không phù hợp giữa các vùng, nhất là giữa đồng bằng và miền núi. Có trường hợp hộ không đảm bảo tiêu chí hộ nghèo theo quy định nhưng vẫn được xét, công nhận hộ nghèo để thụ hưởng chính sách của nhà nước... [12].

- Nghiên cứu chuyện kể của điều tra viên tại một số huyện miền núi như Nông Sơn, Đông Giang… : Điều tra viên hộ nghèo cho biết, hằng năm cứ đến thời gian bình xét hộ nghèo thì áp lực trong việc bình xét là rất lớn, đưa hộ này ra, đưa hộ khác vào diện hộ nghèo rất khó khăn, điều này cho thấy rằng việc xét hộ nghèo ở cơ sở rất khó và áp lực do tâm lý của một bộ phận người dâ muốn nghèo để được thụ hưởng chính sách.

2.4.5. Sự tham gia thực hiện giảm nghèo của các đối tượng chính sách

Trong thực hiện chính sách giảm nghèo, ngoài vai trò của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các hội đoàn thể thì sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng chính sách rất quan trọng. Trong đó, sinh hoạt cộng đồng là cầu nối quan trọng giữa các đối tượng tham gia các chính sách khác nhau, nhất là giữa các cán bộ tổ chức thực hiện chính sách và đối tượng thụ hưởng chính sách. Một số trường hợp điển hình khẳng định vai trò tham gia của các chủ thể thụ hưởng chính sách như sau:

- Tại xã Ta Bhing, huyện Nam Giang, được hỗ trợ từ chính sách giảm nghèo, xã lựa chọn phân phối đầu tư mua 5 con heo giống, 19 con bò và hơn 130.000 cây keo giống để trồng trên 140ha rừng. Với số tiền hỗ trợ này, bà con được tạo thêm sinh kế, chăn nuôi, trồng trọt, tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài. Chủ tịch UBND xã Ta Bhing cho rằng: Giờ bà con không phá rừng làm rẫy nữa mà đi trồng rừng, trồng cây keo cho hiệu quả kinh tế cao, bà con vui lắm[24].

- Tại xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang, từ nguồn vốn hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, ông Pơloong A Blô đã mạnh dạn vay thêm 20 triệu đồng để phát triển chăn nuôi gia súc. Hiện nay, đàn bò của ông đã có hơn 20 con, đàn heo

rừng lai giống 30 con cho nguồn thu mỗi năm hơn 100 triệu đồng. Ông Pơloong A Blô cho rằng: được như thế này là nhờ chính quyền đã quan tâm, hỗ trợ, tôi mừng lắm. Hay như ông Zơrâm Tua ở thị trấn Thạnh Mỹ, làm giàu nhờ phát triển trồng lúa nước và nuôi cá. “Được chính quyền tuyên truyền nên trồng cây gì, nuôi con gì để mang lại hiệu quả, quan trọng là được hỗ trợ vay vốn để phát triển nên mình làm theo.[24]. Hay Trường

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w