2.3.1. Công tác tổ chức thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo
Thực hiện chủ trương về công tác giảm nghèo của Đảng, các cơ chế, chính sách giảm nghèo của Nhà nước; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2011- 2015; tỉnh xây dựng mục tiêu giảm nghèo như sau:
- Mục tiêu tổng quát: Chính sách giảm nghèo của tỉnh nói chung, các huyện miền núi nói riêng chủ yếu là tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo, cận nghèo
vươn lên phát triển kinh tế, từng bước nâng cao điều kiện sống, tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng thiết yếu, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững.
- Mục tiêu cụ thể
+ Chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015
Bảng 2.11. Mục tiêu giảm nghèo của tỉnh và các huyện miền núi của tỉnh đến năm 2020
Mục tiêu đến năm 2015 Mục tiêu đến năm 2020 Tỷ lệ giảm nghèo
hằng năm ở các huyện miền núi
Tỷ lệ giảm nghèo hằng năm của tỉnh Tỷ lệ hộ nghèo còn Tỷ lệ giảm nghèo hằng năm ở các huyện miền núi Tỷ lệ giảm nghèo hằng năm của tỉnh Tỷ lệ hộ nghèo còn 4% 2,5 – 3% <12% 4% 2,5 – 3% <5%
Nguồn: Hội đồng nhân tỉnh Quảng Nam (2011)Nghị quyết số 31/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
+ Giai đoạn 2017-2021
Đến năm 2021, phấn đấu có 18.000 hộ nghèo (khoảng 50% hộ nghèo về tiêu chí thu nhập trong danh sách được công nhận năm 2016) và 24.808 hộ cận nghèo (100% hộ cận nghèo trong danh sách được công nhận năm 2016) thoát nghèo. Bình quân mỗi năm có khoảng 3.600 hộ nghèo và gần 5.000 hộ cận nghèo thoát nghèo.
Nguồn: HNND tỉnh Quảng Nam (2017), Nghị quyết số 13 ngày 19/4/2017 về chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2017-2021.
Xác định mục tiêu giảm nghèo, tỉnh gắn mục tiêu giảm nghèo với các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, là cơ sở vững chắc cho việc thực hiện chính sách giảm nghèo. Từ năm 2006 đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3,61%/năm. Nội dung, giải pháp thực hiện chương trình giảm nghèo đáp ứng được tình hình thực tế, giải quyết được nhu cầu của người nghèo. Huy động được nhiều nguồn lực giảm nghèo; phát hiện và kịp thời nhân rộng nhiều mô hình giảm nghèo; công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm được thực hiện thường xuyên, kịp
thời,... đã cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đặc biệt là trên địa bàn miền núi của tỉnh.
Tuy vậy, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, còn xảy ra tình trạng tái nghèo; khả năng vươn lên của người nghèo trước hậu quả dịch bệnh, thiên tai còn hạn chế; chưa được thu hẹp chênh lệch giàu-nghèo giữa các vùng; tỷ lệ hộ nghèo còn cao ở một số địa phương. Nguyên nhân do nguồn lực còn phân tán, dàn trải, chương trình giảm nghèo chưa bao quát, toàn diện; thiếu giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo với chính sách an sinh xã hội; việc phối hợp tổ chức chỉ đạo thực hiện chưa chặt chẽ, sâu sát; công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại.
Để khắc phục hạn chế, tỉnh cần phải có chính sách đặc thù để giảm nghèo bền vững, đặt biệt tại các huyện miền núi. Vì vậy, mục tiêu đề ra phù hợp với kết quả thực hiện giai đoạn trước (2006 - 2010), phù hợp mục tiêu chung của tỉnh và cả nước trong giai đoạn hiện nay (tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm, trong đó các huyện miền núi giảm 4%/năm; giai đoạn 2017-2021 bình quân mỗi năm có khoảng 3.600 hộ nghèo và gần 5.000 hộ cận nghèo thoát nghèo), phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2021.
2.3.2. Chính sách giảm nghèo và kết quả thực hiện
- Giai đoạn 2011-2015: Trên cơ sở chủ trương, chính sách giảm nghèo của Trung ương, HĐND tỉnh ban hành các chính sách (Nghị quyết số 31/2011 và Nghị quyết số 119/2014 của HĐND tỉnh); cụ thể:
+ Về chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực giáo dục
Từ thực trạng nghèo của tỉnh, đặc biệt là tại các huyện miền núi của tỉnh, chính sách giảm nghèo đã dành sự ưu tiên trước hết cho sự nghiệp giáo dục làm cơ sở cho thoát nghèo bền vững. Học sinh thuộc gia đình nghèo, mới thoát nghèo được miễn và được hỗ trợ học phí từ mẫu giáo đến đại học, học nghề.
Học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo học chính quy ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập được cấp bù mức 50% học phí.
hỗ trợ học tập 70.000 đồng/học sinh/tháng cho trẻ em mẫu giáo và học sinh các cấp phổ thông; hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 3, 4, 5 tuổi 120.000 đồng/em/tháng (9 tháng/năm); cấp bù 50% học phí cho học sinh, sinh viên học chính quy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Chính sách hỗ trợ này được thực hiện trong 02 năm học liên tục.
Từ năm 2012 đến năm 2015, đã thực hiện hỗ trợ cấp bù 50% học phí đối với 7.949 lượt học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, kinh phí 5,408 tỷ đồng. Đây là chính sách thiết thực, tác động trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của hộ nghèo, giảm gánh nặng về chi tiêu đối với hộ nghèo.
100% học sinh các cấp phổ thông thuộc hộ thoát nghèo được miễn học phí; hỗ trợ chi phí học tập với 70.000 đồng/học sinh/tháng cho 4.782 học sinh mẫu giáo và học sinh phổ thông; hỗ trợ tiền ăn trưa cho 445 trẻ em 3 đến 5 tuổi 120.000 đồng/em/tháng; trong thời gian này có 465 học sinh, sinh viên học chính quy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học được cấp bù 50% học phí.
Chính sách hỗ trợ đã tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có điều kiện học tập, giảm gánh nặng chi tiêu cho gia đình, tăng độ bao phủ cho đối tượng nghèo trong hệ thống chính sách an sinh xã hội và giảm nghèo, tạo điều kiện, cơ hội việc làm cho hộ nghèo, góp phần giải quyết căn bản nguyên nhân nghèo[28].
+ Chính sách hỗ trợ về y tế
Hộ nghèo được ngân sách trung ương hỗ trợ mua thẻ BHYT mức 100%.
Hộ nghèo được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% mệnh giá mua thẻ BHYT theo loại hình BHYT tự nguyện trong thời gian 24 tháng sau khi được công nhận thoát nghèo. Vừa qua, đã cấp 21.658 thẻ BHYT cho người thuộc hộ đăng ký thoát nghèo theo loại hình BHYT tự nguyện.
Ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% mệnh giá mua thẻ BHYT cho người cận nghèo
(ngoài 50% do ngân sách trung ương hỗ trợ theo Luật Bảo hiểm y tế). Đã hỗ trợ kinh phí 89,212 tỷ đồng cho 588.895 người cận nghèo,
Ngân sách tỉnh cấp bù 5% chi phí cùng chi trả viện phí cho người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn khi tham gia khám, chữa
bệnh, và đã hỗ trợ 929 triệu đồng để thực hiện chính sách này.
Chính sách hỗ trợ 30% BHYT cho người cận nghèo đã nâng độ bao phủ tỷ lệ tham gia BHYT của hộ cận nghèo lên 100%, giúp người cận nghèo có điều kiện chăm sóc sức khỏe, tiếp cận dịch vụ y tế, góp phần nâng tỷ lệ bao phủ thẻ BHYT toàn tỉnh theo đúng mục tiêu lộ trình BHYT toàn dân [28].
+ Chính sách về kinh tế (tín dụng)
Hộ thoát nghèo được bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ 100% lãi suất vây vốn để xuất khẩu lao động, phát triển sản xuất kinh doanh. Mức vay tối đa 20.000.000 đồng/hộ (thời gian không quá 36 tháng).
Hộ cận nghèo được hỗ trợ 50% lãi suất ki vây vốn xuất khẩu lao động, phát triển sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thương mại, mức vay tối đa 15.000.000 đồng/hộ (thời gian không quá 12 tháng).
Giai đoạn 2011-2015, ngân sách tỉnh đã bố trí 167,956tỷ đồng để thực hiện chính sách giảm nghèo đặc thù của tỉnh; trong đó tại 09 huyện miền núi của tỉnh là 145,556 tỷ đồng. Việc phân bổ ngân sách thực hiện chính sách giảm nghèo kịp thời. Hằng năm, ngân sách tỉnh giao dự toán từ đầu năm để các ngành và địa phương chủ động thực hiện[28].
Chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo về lãi suất để phát triển SXKD và xuất khẩu lao động (50% lãi suất vay ngân hàng thương mại với mức vay tối đa 15 triệu đồng/hộ, thời gian không quá 12 tháng) đã không thực hiện được, do hộ cận nghèo không có tài sản thế chấp nên không đủ điều kiện để cho vay. Như vậy, khi xây dựng chính sách đã không lường định điều kiện tiếp cận nguồn vốn của hộ cận nghèo tại các ngân hàng thương mại.
Đối với hỗ trợ tín dụng hộ thoát nghèo, đã hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay để phát triển SXKD, xuất khẩu lao động cho 3.858 hộ thoát nghèo, kinh phí hỗ trợ 2,858 tỷ đồng, đã khuyến khíchhộ thoát nghè tiếp tục vay vốn cùng với tiền thưởng (5 triệu đồng) và nguồn vốn khác của hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất, đảm bảo thoát nghèo từ nội lực, trách nhiệm.
Công chức phụ trách LĐ,TB&XH ở cấp xã kiêm nhiệm công tác theo dõi chương trình hỗ trợ giảm nghèo được hỗ trợ 30% mức lương tối thiểu chung.
Từ năm 2012-2015, ngân sách tỉnh bố trí 3,8 tỷ đồng để chi trả phụ cấp bằng 30% mức tiền lương tối thiểu cho 244 cán bộ LĐ,TB&XH kiêm nhiệm công tác giảm nghèo của 244 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; trong đó, bố trí 1,58 tỷ chi trả phụ cấp cho 102 cán bộ LĐ, TB&XH kiêm nhiệm công tác giảm nghèo tại 9 huyện miền núi.
Cán bộ LĐ, TB&XH cấp xã đảm nhiệm khối lượng công việc lớn, nhạy cảm tuy nhiên chế độ được hưởng còn thấp. Vì vậy, chính sách này đã góp phần tăng thu nhập, động viên trách nhiệm trong tham mưu thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo.
+ Chính sách khen thưởng cho hộ và thôn thoát nghèo
Hộ nghèo đăng ký thoát nghèo và thoát nghèo được thưởng bằng tiền mức 5.0.0 đồng/hộ.
Thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao (trên 30% hộ nghèo) đăng ký thoát nghèo và thoát nghèo được thưởng bằng công trình cần thiết cho cộng đồng của thôn, trị giá 300.000.000 đồng/thôn (thưởng một lần sau hai năm liên tiếp được công nhận thôn thoát nghèo). Toàn tỉnh đã thực hiện thưởng cho 5.328 hộ thoát nghèo năm 2014 với mức 5 triệu đồng/hộ, kinh phí 26 tỷ đồng, đa phần tại 9 huyện miền núi. Ngoài mức thưởng quy định của tỉnh, một số địa phương cũng đã trích ngân sách thưởng thêm cho hộ thoát nghèo như Nam Trà My thưởng thêm mỗi hộ 3 triệu đồng, huyện Bắc Trà My thưởng thêm mỗi hộ 2 triệu đồng.Chính sách này có tác động trực tiếp vào đời sống của hộ nghèo khi thoát nghèo, là niềm động viên lớn, tạo niềm tin, nỗ lực vượt khó vươn lên của một bộ phận hộ nghèo, giúp cho người nghèo thoát nghèo có điều kiện đầu tư, phát triển kinh tế.
Mục tiêu chính sách thưởng cho thôn thoát nghèo phấn đấu có 80 thôn đăng ký. Tuy nhiên, qua thẩm tra chỉ có 10 thôn đủ điều kiện được thưởng (mục tiêu có 80 thôn thoát nghèo được thưởng) [28].
- Giai đoạn 2016 đến nay: Giai đoạn này HĐND tỉnh ban hành các chính
+ Chính sách kinh tế (tín dụng):
Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh tại Ngân hàng CSXH đối với hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo. Mức vay tối đa 50.000.000 đồng, thời gian hỗ trợ lãi suất 36 tháng. Chính sách được thực hiện sau khi hộ nghèo đăng ký cam kết thoát nghèo.
Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh tại Ngân hàng Chính sách xã hội về tín dụng đối với hộ cận nghèo. Mức vay tối đa 50.000.000 đồng, thời gian hỗ trợ lãi suất 36 tháng. Chính sách được thực hiện sau khi hộ cận nghèo đăng ký cam kết vượt qua chuẩn cận nghèo.
Từ khi thực hiện chính sách đã hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay để phát triển SXKD tại ngân hàng CSXH cho 2.172 hộ trên địa bàn 09 huyện miền núi với tổng kinh phí 456 triệu đồng, trong đó hỗ trợ 1.380 hộ nghèo với tổng kinh phí 194 triệu đồng; hỗ trợ lãi suất cho 792 hộ cận nghèo, kinh phí 262 triệu đồng. Ngoài ra, Chương trình cho vay theo Quyết định số 2085/QĐ/TTg về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 với tổng doanh số đạt 20.659 triệu đồng, với 501 hộ được vay vốn, dư nợ đạt 19.999 triệu đồng 490 hộ còn dư nợ.
+ Chính sách về y tế: Hỗ trợ 100% mức đóng BHYT theo loại hình BHYT tự nguyện trong thời gian 36 tháng. Chính sách được thực hiện thường xuyên hằng năm sau khi hộ nghèo, hộ cận nghèo được công nhận hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo.Trong năm 2017, các địa phương đã thực hiện lập danh sách mua và cấp miễn phí cho 100% người thuộc hộ thoát nghèo (trừ đối tượng thuộc diện ngân sách nhà nước đóng BHYT). Trong đó 09 huyện miền núi đã mua và cấp miễn phí 1.962 thẻ BHYT cho hộ nghèo thoát nghèo với 0,898 tỷ đồng; hỗ trợ mua và cấp 3.984 thẻ BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo thoát nghèo với kinh phí 1,840 tỷ đồng theo loại hình BHYT hộ gia đình.
+ Chính sách về giáo dục:
Cấp bù cho trẻ em mẫu giáo, học sinh các cấp phổ thông 100% học phí; hỗ trợ chi phí học tập mức 100.000 đồng/học sinh/tháng cho trẻ mẫu giáo và học sinh các cấp phổ thông; hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 3 đến 5 tuổi mức 120.000
đồng/em/tháng. Chính sách hỗ trợ được thực hiện trong 03 năm học liên tục.
Cấp bù 100% học phí cho học sinh, sinh viên học chính quy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh và tại cơ sở giáo dục đại học cho đến khi kết thúc khóa học. Thực hiện chính sách này, năm 2017 đã cấp bù 100% học phí cho 529 học sinh, sinh viên học chính quy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học với 125 triệu đồng; hỗ trợ chi phí học tập cho 1.291trẻ em học mẫu giáo và học sinh các cấp phổ thông với 645 triệu đồng; hỗ trợ tiền ăn trưa cho 187 trẻ em 3 đến 5 tuổi với 112 triệu đồng.
Hiện nay, các chính sách hỗ trợ giáo dục (cấp bù học phí cho sinh viên; miễn học phí cho học sinh các cấp phổ thông, hỗ trợ chi phí học tập 100.000 đồng/học sinh/tháng cho trẻ em học mẫu giáo và các cấp phổ thông, hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 3 đến 5 tuổi 120.000 đồng/em/tháng) các địa phương vẫn đang tiếp tục hướng dẫn hộ gia đình thoát nghèo lập thủ tục hồ sơ theo quy định và giải quyết chế độ theo văn bản hướng dẫn của tỉnh.
+ Chính sách thưởng cho cộng đồng thôn có hộ thoát nghèo:
Thưởng 5.000.000 đồng/hộ thoát nghèo để phát triển sản xuất, kinh doanh. Chính sách được thực hiện ngay sau khi có quyết định công nhận hộ thoát nghèo bền vững của Chủ tịch UBND cấp xã. Thực hiện chính sách này, trong năm 2017 đã thưởng bằng tiền mặt cho 2.358 hộ hộ thoát nghèo trên địa bàn 09 huyện miền núi; thưởng cho cộng đồng thôn có hộ nghèo, hộ cận nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo và được công nhận thoát nghèo cho 1.019 thôn với kinh phí 12,827 tỷ đồng; trong đó, cấp cho 606 thôn có hộ nghèo được công nhận thoát nghèo với kinh phí 5,852 tỷ đồng và 503 thôn có hộ cận nghèo được công nhận thoát nghèo với tổng kinh phí 6,975 tỷ đồng.
* Sau khi đăng ký thoát nghèo, hộ nghèo được tiếp tục thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Trung ương; được nâng mức vay tối đa 50.000.000 đồng có hỗ trợ lãi suất 100% trong thời gian 36 tháng theo chính sách của tỉnh. Sau khi thoát nghèo tiếp tục hỗ trợ BHYT, giáo dục và tiền thưởng 5.000.000 đồng/hộ thoát nghèo theo chính sách của tỉnh.
nghèo và cận nghèo đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn các huyện miền núi; cơ sở sản xuất, kinh doanh; tổ hợp tác, hợp tác xã; hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực