3.2.1. Nhóm giải pháp về thể chế (Xây dựng chiến lược, chương trình,…)
Trên cơ sở Chủ trương, chính sách giảm nghèo của Trung ương, Sở LĐ,TB&XH đề xuất, tham mưu UBND tỉnh ban hành chiến lược giảm nghèo tại các huyện miền núi của tỉnh trong thời gian đến.Việc xây dựng chương trình, kế hoạch, chính sách giảm nghèo cần có sự tham gia của đối tượng thụ hưởng chính sách; gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và huyện
Thường xuyên theo dõi tình hình nghèo của các địa phương miền núi trong tỉnh, bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình phát triển kinh tế-xã hội cũng như hoạt động giảm nghèo của các huyện miền núi để kịp thời đề xuất bổ sung, điều chỉnh kế hoạch, chính sách phù hợp. Hoàn thiện một số chính sách đặc thù trên cơ sở chính sách chung, nhất là các huyện nghèo như Nam Trà My, Tây Giang, Phước Sơn…, các xã biên giới. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng ban hành các văn bản pháp luật về giảm nghèo ở địa phương.
UBND tỉnh thường xuyên tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ ngành, của tỉnh, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Sở LĐ,TB&XH về chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo đến cơ sở, đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác giảm nghèo ở thôn, tổ nhân dân tự quản.
3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
3.2.2.1. Chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là giải pháp chủ đạo, cơ bản giải quyết thiếu hụt đa chiều về Tiêu chí thu nhập cũng như các chỉ số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, cận nghèo.
Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành, thực hiện trong thời gian qua, trên cơ sở đó tiếp tục sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách
mới để đẩy mạnh thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực miền núi để phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân và giải quyết việc làm. Trong đó, ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo và bao tiêu sản phẩm do hộ nghèo, cận nghèo làm ra.
Ban hành cơ chế thúc đẩy và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động ở khu vực miền núi, tập trung đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động các dự án đã và đang đầu tư trên địa bàn tỉnh và có thể tham gia thị trường lao động nước ngoài.
Tổ chức thực hiện tốt các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo, nhất là Chương trình MTQG gia giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, trong đó ưu tiên và tập trung hỗ trợ cho nhóm hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo (hộ có điều kiện, khả năng thoát nghèo) thiếu hụt về tiêu chí thu nhập, kết hợp giải quyết đồng bộ các chính sách về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin truyền thông để giảm nghèo nhanh, bền vững, tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản.
3.2.2.2. Tập trung hỗ trợ giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều theo nhóm
Uu tiên hỗ trợ giải quyết các Chỉ số thiếu hụt 05 dịch vụ xã hội cơ bản(y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin) theo nhóm hộ nghèo, cận nghèo:
- Đối với nhóm 1: Hộ nghèo vừa thiếu hụt thu nhập, vừa thiếu hụt đa chiều (nghèo cùng cực) thì ưu tiên hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo và các thành viên trong hộ để tăng thu nhập như hỗ trợ phát triển sản xuất (vay vốn ưu đãi, hỗ trợ giống, dạy nghề, giới thiệu việc làm,...) và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin truyền thông,...).
- Đối với nhóm 2: Hộ nghèo về thu nhập nhưng không thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thì hỗ trợ trực tiếp tạo các điều kiện sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập thông qua các chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ về sản xuất, tham gia thị trường lao động trong nước hoặc xuất khẩu lao động.
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (từ 03 chỉ số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên) thì hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình và thành viên để cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
3.2.2.3.Nghiên cứu ban hành một số cơ chế hỗ trợ giảm nghèo mới như: (1) Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho các huyện, xã miền núi có tỷ lệ nghèo cao (dự kiến từ 25% trở lên), chưa được hưởng chính sách hỗ trợ về sản xuất của Chính phủ; (2) Chính sách hỗ trợ về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sạch và vệ sinh cho hộ nghèo phù hợp với từng vùng, khu vực và từng nhóm đối tượng; (3) Chính sách hỗ trợ bổ sung cho hộ nghèo đăng ký thoát nghèo để phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững trong 03 năm và chính sách khuyến khích cho địa phương (huyện, xã) đạt và vượt mục tiêu giảm nghèo hằng năm về ưu tiên bố trí đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh; (4) Chính sách hỗ trợ xã nghèo (thuộc CT 135, CT 257) đăng ký thoát nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; (5) Chính sách trợ cấp bổ sung cho nhóm người cao tuổi không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, người khuyết tật đặc biệt nặng không có người thân chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng để đảm bảo đạt mức sống tối thiểu theo từng khu vực.
Tổng kết, rút kinh nghiệm, đồng thời điều chỉnh sửa đổi, bổ sung một số chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại các Nghị quyết của HĐND tỉnh: Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 về chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2017-2021, Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 về phát triển kinh tế-xã hội khu vực miền núi phù hợp tình hình thực tế.
Ngoài ra, đối với miền núi bên cạnh việc tổ chức thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách của Trung ương, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới, dự án giảm nghèo các huyện miền núi giáp Tây nguyên,... căn cứ tiềm năng, lợi thế, thực trạng kinh tế-xã hội,thực trạng đói nghèo của địa phương, xác định ngành nghề sản xuất chủ lực, hiệu quả, tạo ra sản phẩm hàng hóa, cho thu nhập cao, ổn định để xây dựng hoặc sửa đổi bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch nông thôn mới để tập trung ưu tiên đầu tư. Chú trọng quy hoạch phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
gắn với sắp xếp và bố trí dân cư hợp lý và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương. Tập trung đầu tư các công trình bức thiết, phát huy hiệu quả nhanh. Thực hiện tốt công tác giao đất cho nhân dân trồng rừng, chính sách giao khoán, chăm sóc bảo vệ rừng. Phát triển vùng chuyên canh cây nguyên liệu, dược liệu gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tăng cường liên kết với doanh nghiệp, thương nhân để phát triển XSKD, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
3.2.3. Tổ chức điều hành, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước
Tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chính sách giảm nghèo của Trung ương và của tỉnh. Thường xuyên theo dõi, giám sát, đánh giá chính sách giảm nghèo đặc thù của địa phương để bổ sung, hoàn thiện, sửa đổi kịp thời. Đổi mới phương pháp, quy trình và công cụ điều tra xác định hộ nghèo, cận nghèo phù hợp với từng vùng, khu vực. Xây dựng đội ngũ điều tra viên chuyên nghiệp phục vụ thực hiện tốt công tác điều tra xác định hộ nghèo, cận nghèo đảm bảo chính xác, công bằng; xác định nguyên nhân nghèo để có giải pháp phù hợp. Xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp giảm nghèo hằng năm và cho giai đoạn 2018 -2020.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, công khai về hộ nghèo, cận nghèo và thực hiện chính sách giảm nghèo. Thường xuyên theo dõi, giám sát, đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện công tác giảm nghèo, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình giảm nghèo điển hình, hiệu quả
Ban Chỉ đạo giảm nghèo thường xuyên củng cố, kiện toàn. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp phù hợp nhiệm vụ, sát thực tiễn nhằm nâng cao trách nhiệm thành viên. Trưởng Ban Chỉ đạo phân công trách nhiệm cho thành viên trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, giúp đỡ các xã thực hiện chương trình giảm nghèo. ở cấp tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Văn phòng giảm nghèo tỉnh. UBND tỉnh phân cấp cho các ngành liên quan và UBND các huyện trong tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo nhằm đề cao tính chủ động, trách nhiệm, đồng thời tăng cường sự tham gia của người dân.
3.2.4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giảm nghèo ở các cấp
nay, cán bộ giảm nghèo đa số kiêm nhiệm. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức, trách nhiệm cho Ban Chỉ đạo, CBCC làm công tác giảm nghèo. Qua đó nhằm xây dựng nguồn nhân lực phục vu tốt nhiệm vụ QLNN về giảm nghèo, khắc phục tình trạng bị động, chắp vá, hẫng hụt nguồn nhân lực.
Thường xuyên tổ chức và tham gia các lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức QLNN, pháp luật, các chủ trương, chính sách giảm nghèo, chuyên môn nghiệp vụ giảm nghèo cho CBCC trực tiếp tác nghiệp ở các cấp, đặc biệt cho đội ngũ là lãnh đạo các xã phụ trách văn hóa xã hội, cán bộ các Hội, đoàn thể, cán bộ thôn và các cá nhân tham gia phối hợp thực hiện hoạt động giảm nghèo của địa phương.
Đổi mới phương thức hoạt động của chính quyền cơ sở, tăng cường điều kiện và phương tiện làm việc theo yêu cầu hiện đại hoá nền hành chính. Hoàn thiện cơ chế, chính sách cán bộ: có chế độ tiền lương, bố trí hợp lý, phù hợp với năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tạo sự ổn định vị trí làm việc của đội ngũ CB giảm nghèo. Tiếp tục hỗ trợ cho cán bộ làm công tác giảm nghèo theo Nghị quyết số 18/2018/NQ-HĐND ngày 19/7/2018 của HĐND tỉnh về mức chi hỗ những người làm công tác giảm nghèo ở cấp xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020.
Tiếp tục thực hiện các chính sách theo quy định của Trung ương (Quyết định 1722/QĐ- TTg năm 2016) về tăng cường, luân chuyển cán bộ cho các xã nghèo; khuyến khích trí thức trẻ tình nguyện về công tác ở các huyện nghèo, xã nghèo.
3.2.5. Tuyên truyền, nâng cao ý thức tham gia giảm nghèo
Hệ thống chính trị các cấp phải vào cuộc trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tuy nhiên chủ thể tiếp nhận và thực hiện là các hộ nghèo, cận nghèo. Do điều kiện địa hình cách trở, đời sống khó khăn, trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức, kỹ năng sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội, làm ăn dựa theo bản năng, kinh nghiệm… cùng với đó dịch bệnh, thiên tai đe doạ thường xuyên làm cho đời sống gặp khó khăn. Cùng với thời gian và điều kiện sống đã khiến tư duy sản xuất trong họ bảo thủ, trì trệ, chỉ canh tác theo kiểu truyền thống, trông chờ vào trời đất, thiên nhiên. Sự thụ động, ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của nhà nước, sự giúp đỡ từ cộng đồng còn cao.
Do vậy phải xác định tư tưởng và trách nhiệm cho chính những người nghèo, nhìn nhận vai trò vị trí của mình trong công cuộc giảm nghèo, tự vươn lên để thoát nghèo. Nhà nước và các tổ chức, nhà hảo tâm chỉ làm vai trò định hướng (cho cần câu, muốn có cá phải tự câu). Hộ nghèo cần hăng hái, tích cực lao động sản xuất cùng với hỗ trợ của Nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng để được thoát nghèo.
Nâng cao nhận thức của người nghèo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giúp người nghèo nắm bắt được thời cơ, phát huy hiệu quả của chính sách giảm nghèo để từ đó giúp họ tự thoát nghèo. Để nâng cao nhận thức người thuộc diện hộ nghèo, kể cả hộ không thuộc diện hộ nghèo cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức và nội dung tuyên truyền phù hợp từng vùng miền, đối tượng.
3.2.6. Giải pháp trong thực hiện chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo
3.2.6.1. Chính sách hỗ trợ giảm nghèo về thu nhập - Tạo vốn và tín dụng ưu đãi:
+ Đa dạng các nguồn vốn, bao gồm vốn tín dụng của ngân hàng CSXH, vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, quỹ “Vì người nghèo” kết hợp sử dụng các nguồn vốn khác của các tổ chức đoàn thể, tổ chức phi chính phủ để đảm bảo cơ bản số hộ nghèo có nhu cầu cần vốn làm ăn được vay vốn ưu đãi.
+ Thực hiện đa dạng hóa các phương thức hỗ trợ, cho vay vốn gắn với các giải pháp khác, phục vụ có hiệu quả các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo phù hợp với từng giai đoạn.
+ Quản lý vốn tín dụng của ngân hàng CSXH phục vụ cho vay vốn đối với hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Song song kết hợp sử dụng nguồn vốn tự có, tự vận động của các đoàn thể.
+ Ngoài nguồn quỹ nêu trên còn có nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác như Chương trình xây dựng nông thôn mới, nước sạch vệ sinh môi trường, dân số kế hoạch hóa gia đình, quỹ đền ơn đáp nghĩa, chương trình nhà ở cho nhân dân, … những chương trình này đã và đang góp phần phục vụ cho giảm nghèo.
- Hỗ trợ điều kiện sản xuất
+ Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng gắn với quy hoạch bố trí lại khu dân cư phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương miềm núi. Thực hiện chính sách lợi ích bảo vệ rừng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với việc bảo vệ môi trường. Thực hiện chính sách hỗ trợ giống cây, con và chính sách giảm miễn thuế cho các hộ nghèo phát triển sản xuất.
+ Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh vào lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nhỏ, làm dịch vụ,…
+ Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm các mô hình lồng ghép giảm nghèo có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương như: (1) Liên kết giữa các công ty, đơn vị với các xã và hộ nghèo phát triển vùng nguyên liệu, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập. (2) Coi trọng mô hình phát triển kinh tế nông hộ, trang trại…, mô hình câu lạc bộ, tổ, nhóm phụ nữ, nông dân, thanh niên…giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo. (3) Thực hiện đầu tư các công trình nước tập trung và hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Nhà nước.
- Quản lý và hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và đào tạo tay nghề, giải quyết việc làm cho người nghề: Thực trạng hộ nghèo tại miền núi cho thấy nguyên nhân nghèo do không biết cách làm ăn, không có tay nghề, không có việc làm, thiếu đất sản xuất, thiếu vốn,…. Do vậy, (1)các cơ quan chức năng cần hướng dẫn về cách làm ăn, kế hoạch sản xuất, kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, một số nghề tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, dịch vụ,…cho người nghèo. (2) Tăng cường công tác dạy nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số, gắn dạy nghề với việc làm phù hợp với phát triển kinh tế địa phương. (3) Thực hiện chuyển giao kỹ thuật