Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. (Trang 81 - 93)

3.3.1. Đối với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương

Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các chương trình, chính sách giảm nghèo, trong đó lưu ý hướng dẫn, kiểm tra và

giám sát việc thực thực thi chính sách, xem xét quy định mục ngân sách chi cho công tác liên quan đến quản lý nhà nước về giảm nghèo.

3.3.2. Đối với các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam

Tuyên truyền, tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo; thực hiện tốt QLNN về giảm nghèo để làm cơ sở cho việc xây dựng, hoàn thiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình, chính sách giảm nghèo đảm bảo tính khách quan, độc lập.

HĐND, UBND tỉnh bố trí nguồn lực, phân bổ sử dụng ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí thực hiện các cơ chế chính sách giảm nghèo, đặc biệt là những cơ chế, chính sách riêng, đặc thù cho các huyện miền núi của tỉnh. Đưa vào chương trình kỳ họp HĐND tỉnh sửa đổi bổ sung Nghị quyết 13, Nghị quyết 12 năm 2017 của HĐND tỉnh. Ủy Ban MTTQVN và các Hội đoàn thể tỉnh phát động các phong trào hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo để vươn lên thoát nghèo; phong trào khu, cụm dân cư không có hộ nghèo... Tăng cường và đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng phong trào chung tay vì người nghèo. Tích cực phối hợp giám sát và phản biện xã hội đối với việc thực hiện giảm nghèo.

UBND các huyện chủ động xây dựng các giải pháp giảm nghèo trên cơ cở tổng kết, đánh giá Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 và thực trạng nghèo của địa phương theo hướng tiếp cận đa chiều. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tăng cường chỉ đạo thực hiện kịp thời các chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững. Chú trọng công tác điều tra xác định hộ nghèo, cận nghèo đảm bảo xác định đúng đối tượng, thực trạng nghèo. Chủ động huy động và bố trí nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo đạt mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 02-NQ/TU của Tỉnh ủy, tập trung ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ cho xã nghèo, xã đăng ký xây dựng nông thôn mới, cho hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo thiếu hụt Tiêu chí thu nhập.

Tiểu kết chương 3

Để giải quyết những bất cập, hạn chế trong thực hiện QLNN về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, tác giả đã mạnh dạn đề xuất các nhóm giải pháp chung; nhóm giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách và nhóm giải pháp về tổ chức thực thi chính sách; đề xuất điều chỉnh, bổ sung để thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo trong thời gian tới như tiếp tục tạo cơ hội nhiều cho người nghèo; tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý điều hành của chính quyền, phát huy vai trò nòng cốt của UBMTTTQVN và các đoàn thể trong thực hiện chính sách giảm nghèo; nâng cao năng lực tổ chức thực thi chính sách của CBCC; tăng cường kiểm tra, giám sát, huy động các nguồn lực để thực hiện các chính sách giảm nghèo đạt hiệu quả….Qua đó, kiến nghị một số nội dung liên quan đến các cơ quan Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh Quảng Nam.

Các nhóm giải pháp mà tác giả đề cập có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại. Vì vậy, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, lồng ghép với nhau để việc QLNN, tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đạt hiệu quả cao, thiết thực và bền vững

KẾT LUẬN

Giảm nghèo được nhận thức ngày càng sâu sắc, quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội nói chung. Ở Việt Nam, giảm nghèo là chương trình mục tiêu quốc gia với nhiều giải pháp và chính sách ưu việt đối với người nghèo, vùng nghèo. Những kết quả đạt được từ chương trình, chính sách giảm nghèo đã giúp Việt Nam về đích sớm trong việc thực hiện mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.

Đối với tỉnh Quảng Nam, thực hiện chính sách giảm nghèo đã mang lại kết quả quan trọng, góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Qua thực tiễn tổ chức hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh nói riêng, địa bàn tỉnh nói chung trong thời gian qua đã rút ra cho Quảng Nam những bài học kinh nghiệm cần thiết để triển khai thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn. Song giảm nghèo là vấn đề khó khăn, phức tạp cần phải có chiến lược thực hiện lâu dài. Với mong muốn góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam”. Trên cơ sở lý luận, thực trạng nghèo, quản lý nhà nước về giảm nghèo và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo tại các huyện miền núi của tỉnh trong thời gian tới, đề tài đưa ra một số giải pháp thiết thực, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội tại các huyện miền núi của tỉnh…

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong tiếp cận, nghiên cứu và bám sát thực tiễn, song quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện tỉnh Quảng Nam là nội dung mới nên kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi thiếu sót, vẫn còn nhiều vấn đề đòi hỏi phải được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Do vậy, luận văn mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo để việc nghiên cứu ngày càng hoàn thiện./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Văn hóa - Xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam (2017), Báo cáo số 27/BC-HĐND-VHXH ngày 31/3/2017 về kết quả hội thảo chương trình giảm nghèo bền vững.

2. Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam (2014, 2015, 2016, 2017, 2018), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội miền núi các năm: 2014, 2015, 2016, 2017, 2018. 3. Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam (2017), công tác dân tộc của Quảng Nam sau

20 năm tái lập tỉnh.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb sự thật, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb sự thật, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI (2015), Nghị quyết số 01-NQ/ĐH.

12. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam (2014), Báo cáo số 03/BC- ĐĐBQH ngày 26/02/2014 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật giảm nghèo, giai đoạn 2005–2012 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

13. Đặng Khắc Ánh (2013), Quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở, Giáo trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính, NXB. Chính trị - Hành chính, Hà Nội,2013.

14. Đặng Nguyên Anh (2015), “Nghèo đa chiều ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực tiễn”, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, ngày 13/11/2015.

15. Đặng Hữu Hải (2016), Đánh giá chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễntỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ Chính sách công, Hà Nội.

16. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam (2011), Nghị quyết số 31/2011/NQ- HĐND ngày 09/12/2011 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.

17. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam (2014), Nghị quyết số 119/2014/NQ- HĐND ngày 11/7/2014 về thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2014-2015.

18.Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam (2012), Nghị quyết số 55/2012/NQ- HĐND ngày 19/9/2012 về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi giai đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020.

19.Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam (2017), Nghị quyết số 13/2017/NQ- HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh về Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững giai đoạn 2017-2021.

20.Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam (2017), Nghị quyết số 12/2017/NQ- HĐND ngày 19/4/2017 về Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025. 21. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam (2018), Nghị quyết số 18/2018/NQ-

HĐND ngày 19/7/2018 của HĐND tỉnh về quy định mức chi hỗ trợ đối với những người làm công tác giảm nghèo ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2020.

22. Liêu Khắc Dũng (2016), Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sỹ Chính sách công, thành phố Hồ Chí Minh.

23. Mai Hoàng (2018), Chuyện giảm nghèo ở Nam Trà My, Báo Công Thương ngày 24/08/2018.

24. Nguyễn Dương (2015), Câu chuyện giảm nghèo, Báo Quảng Nam ngày 08/07/2015.

25. Phúc Quân (2018), Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững,

Báo Nhân Dân ngày 17/10/2018.

26. Quốc hội (2014), Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. 27. Quốc hội (2015), Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 về phê

duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016- 2020.

28. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Quảng Nam (2016), Báo cáo số 67/BC-SLĐ ngày 20/4/2016 về đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011-2015.

29. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam (2017), Quảng Nam 20 năm xây dựng và phát triển.

30. Thủ tướng Chính phủ (2008), Nghị quyết số 30a/2008/NQ--CP ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối via 61 huyện nghèo.

31. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 về việc ban hành chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015.

32. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 về phê duyệt đề án tổng thể chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều giai đoạn 2016-2020.

33. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020.

34. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc giaGiảm nghèo bền vữnggiai đoạn 2016-2020.

35. Tỉnh ủy Quảng Nam (2016), Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 27/4/2016 về đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020.

36.Tỉnh ủy Quảng Nam (2016), Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/8/2016 về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025.

37. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bềnvững giai đoạn 2011-2015 ngày 17/01/2017.

38. Trần Hữu-Bích Liên (2016), Chuyện thoát nghèo ở một huyện nghèo, Trang thông tin giảm nghèo bền vững huyện Nam Trà My.

39. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2014), Báo cáo số 660/BC-UBTVQH13 ngày 19/5/2014 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012.

40. Tỉnh ủy Quảng Nam (2016), Báo cáo số 50 về tình hình giáo dục dạy nghề, xóa đói, giảm nghèo, bố trí đất sản xuất, nước sinh hoạt, công tác cán bộ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2010-2015.

41. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2016), Báo cáo số 224/BC-UBND ngày 17/11/2016 về đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo tại Nghị quyết số 31/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 và Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững theo Nghị quyết số 119/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND tỉnh Quảng Nam.

42. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2016), Báo cáo số 299/BC-UBND ngày 13/5/2016 về tổng kết Chương trình hỗ trợ giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, nhiệm vụ và giải pháp giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

43. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2016), Báo cáo số 150 của UBND tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, nhiệm vụ năm 2017.

44. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2017), Báo cáo số 60 của UBND tỉnh về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2017, nhiệm vụ năm 2018.

45. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2017), Đề án chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2021.

46. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2017), Báo cáo số 189 của UBND tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, nhiệm vụ năm 2018

47. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2017), Báo cáo số 198 của UBND tỉnh về tổng kết công tác dân tộc năm 2017).

48. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam (2017), Báo cáo số 233/BC-MTTQ-BTT ngày 07/4/2017 về kết quả khảo sát thực trạng hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, việc triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo giai đoạn 2010 -2015, nội dung phản biện dự thảo đề án chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2021.

49. http://tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/thanh- tuu-xoa-doi-giam-ngheo-%E2%80%93-mot-bao-dam-thuc-thi-nhan-quyen- vung-chac-o-viet-nam/11591.html 50. http://baoquangngai.vn/channel/2025/201802/giam-ngheo-ben-vung-o-mien- nui-nhung-chuyen-bien-tich-cuc-2881865 51. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/1376-mot-so-kinh- nghiem-tu-thuc-hien-giam-ngheo-ben-vung-o-tinh-hai-duong.html 52. http://m.giadinhvatreem.vn/xem-tin_giam-ngheo-ben-vung-o-ha- tinh_593_18820.html 53. nongthonmoihatinh.vn/index.php/vi/news/Mo-hinh-theo-20-TC/Ha-Tinh- Xoa-doi-giam-ngheo-tu-cac-vuon-mau-nong-thon-moi-68614./.

Phụ lục 1

Kết quả thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo cho hộ nghèo được công nhận thoát nghèo bền vững năm 2017

ĐVT: Triệu đồng STT Tên xã, phường, thị trấn Tổng số hộ nghèo được công nhận thoát nghèo bền vững năm 2017

Kết quả giải quyết các Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững Tổng KP đã chi trả đến thời điểm hiện tại Tiền thưởng Y tế Giáo dục Tín dụng

Chính sách khuyến khích giải quyêt việc làm, tạo thu nhập cho lao động HN, HCN Hộ Khẩu Số HN đã nhận tiền thưởng (5tr/hộ) Kinh phí Số thôn đã nhận tiền thýởng Kinh phí Số thẻ BHYT đã mua cho HN Kinh phí Hỗ trợ học phí Hỗ trợ chi phí học tập (100.000đ/học sinh/tháng) Hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 3,4,5 tuổi (120.000đ/học sinh/tháng) Số hộ vay KP vay KP đã hỗ trợ lãi suất vốn vay Số Doanh nghiệp đã nhận người lao động HN, HCN vào làm việc trên địa bàn KP đã chi trả cho doanh nghiệp theo từng lao động Số đối tượngKinh phí Số đối tượngKinh phí Số đối tượngKinh phí A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 I KV đồng bằng 1,209 4,401 1,208 6,040 487 3,237 5,146 4,285 87 23 145 73 24 10 384 18,282 74 0 0 13,742 II KV miền núi 2,358 10,401 2,358 11,790 606 5,852 1,962 898 529 125 1,291 645 187 112 1,380 64,905 194 0 0 19,616 1 Đông Giang 223 965 223 1,115 74 669 218 77 73 6 184 92 21 13 173 8,435 0 0 0 1,972

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. (Trang 81 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w