Dự báo thị trường xăng dầu giai đoạn 2007 đến

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty xăng dầu quảng bình giai đoạn 2007 – 2010 goc (Trang 43 - 45)

6. Hài lòng về cán bộ điều hành và

4.3.1.2.Dự báo thị trường xăng dầu giai đoạn 2007 đến

Chiến lược và kế hoạch phát triển của Tổng công ty xăng dầu Việt nam cũng như các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu trong cả nước giai đoạn 2007 - 2010 được hoạch định, một mặt dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá những yếu tố nội tại, tiềm năng và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong giai đoạn hội nhập sắp tới; Mặt khác, căn cứ vào những yếu tố sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố chủ yếu sau:

Thứ nhất, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 với những chỉ tiêu cơ bản: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7,5 -8%/năm: cơ cấu kinh tế: nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 16 - 17%; sản xuất công nghiệp và xây dựng:

chiếm 43%;dịch vụ chiếm 41 - 42%. Đến năm 2010, tăng trưởng công nghiệp bình quân đạt 10,8%/năm, dịch vụ tăng trưởng 7,5%/năm, dân số Việt Nam ước khoảng 92 triệu người.

Sự phát triển kinh tế - xã hội với các chỉ tiêu nêu trên sẽ kéo theo nhu cầu xăng dầu tiếp tục gia tăng, thị trường sẽ phát triển nhanh và mạnh mẽ, dự báo sản lượng tiêu thụ xăng dầu năm 2010 đạt khoảng 19,15 triệu m3 - tấn (tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt khoảng 8,5 - 9,5%/năm. Đồng thời, việc Việt Nam hoàn thành và đưa nhà máy lọc dầu đầu tiên tại Dung Quất (công suất 6,5 triệu tấn/năm) vào hoạt động trong năm 2009, cơ cấu nguồn cung ứng xăng dầu cho thị trường Việt Nam sẽ có những thay đổi lớn tác động tới thị phần và giá cả xăng dầu tại Việt Nam.

Thứ hai, theo lộ trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế quốc tế và khu vực, đến nay Việt Nam đã tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, tham gia Diễn đàn kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương (APEC), diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc và gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO).Cùng với việc thực hiện các cam kết trong quá trình tham gia WTO, Việt Nam sẽ từng bước mở cửa và tự do hóa thị trường kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm dầu mỏ. Đến thời điểm đó, tính cạnh tranh của thị trường xăng dầu Việt Nam sẽ trở nên sôi động và quyết liệt hơn bởi sự tham gia tích cực của các hãng, các tập đoàn dầu khí quốc tế, các công ty đa quốc gia có tiềm lực tài chính hùng mạnh, có kinh nghiệm và công nghệ vượt trội.

Thứ ba, trong giai đoạn 2007 - 2010, cùng với việc Việt Nam thực hiện các cam kết về lộ trình cắt giảm thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại khu vực và quốc tế, cơ chế và các chính sách quản lý của Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu nội địa sẽ có những điều chỉnh và thay đổi căn bản.

Thứ tư, cùng với sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển; công cuộc cải cách và điều chỉnh kinh tế diễn ra ở hầu khắp các nước đang phải triển trong những năm vừa qua đã và đang bắt đầu mang lại kết quả tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của chính bản than các nước và kinh tế thế giới. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ

tiền tệ quốc tế (IMF), tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới những năm tới tiếp tục duy trì ổn định, năm 2006 mức tăng trưởng GDP toàn cầu dự báo từ 4.1 - 4.3 % tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Nam Á tăng từ 5,1% năm 2005 lên 5,4% năm 2006 và sẽ đạt tốc độ cao hơn trong năm 2007. Quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẻ ở các nước kéo theo nhu cầu dầu mỏ tiếp tục tăng mạnh, trong khi đó tình hình bất ổn chính trị tại khu vực Trung Đông, tình trạng thiếu các cơ sở chế biến dầu trên thế giới cộng với chiều hướng các nước OPEC không gia tăng sản lượng khai thác dầu tương ứng với mức tăng nhu cầu sử dụng sẽ làm cho giá dầu mỏ thế giới tiếp tục duy trì ở mức cao trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty xăng dầu quảng bình giai đoạn 2007 – 2010 goc (Trang 43 - 45)