3. Phát triển sản
4.4.1.4. Xúc tiến hỗn hợp
Marketing hiện đại đòi hỏi rất nhiều thứ chứ không chỉ tạo ra hàng hóa tốt, giá hấp dẫn và đảm bảo cho người tiêu dùng có thể tiếp cận được hàng hóa. Mục tiêu của chính sách xúc tiến bán hàng là sự cụ thể hóa mục tiêu marketing, thông qua hoạt động xúc tiến bán hàng, khách hàng được thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp từ đó tạo niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm xăng dầu Petrolimex cả trước mắt và
lâu dài. Chính sách xúc tiến bán hàng được hiểu theo nghĩa thương trường hiện đại là hoạt động chiêu thị marketing; hoạt động chiêu thị được sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả phải căn cứ vào mục tiêu của công ty, vào đối tượng cần truyền thông cho khách hàng mục tiêu, vào đặc điểm của khách hàng và bản chất của phương tiện truyền thông. Những công việc cơ bản cần xúc tiến hổn hợp trong hoạt động marketing là:
* Quảng cáo
Mục tiêu quảng cáo của công ty cần xác định như sau:
- Giới thiệu được cho khách hàng biết rõ thêm về tiềm năng và xu thế vận động của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam và của Công ty trước mắt và lâu dài, tạo niềm tin vững chắc của khách hàng với Tổng công ty và Công ty.
- Thông tin về hình ảnh, uy tín Công ty và của thương hiệu Petrololimex
- Nhắc nhở và tư vấn cho các nhóm khách hàng về sản phẩm và cách thức đảm bảo an toàn trong khi sử dụng và bảo quản xăng dầu mà họ có thể cần trong thời gian tới
* Khuyến mãi bán hàng: Công ty cần tăng cường hỗ trợ miễn phí biển quảng cáo, hộp đèn... cần quan tâm đầu tư cho các đại lý, tạo điều kiện để các đại lý vừa quãng cáo bán hàng cho chính bản thân họ; mặt khác khách trương thương hiệu Petrolimex trên phạm vi rộng hơn, nhân rông uy tín của Tổng công ty và của Công ty trong lòng công chúng. Đối với các tổ chức có nhu cầu mua hàng trực tiếp tại Công ty, cần nghiên cứu chính sách khuyến mãi thích hợp theo số lượng mua hàng hay áp dụng mức “hoa hồng” hấp dẫn theo sản lượng mua hàng làm đòn bẩy kích thích khách hàng tiêu dùng sản phẩm của công ty.
* Triển khai chương trình chào hàng cá nhân
Để gia tăng sản lượng bán hàng trực tiếp, việc cần làm ngay là tổ chức lại bộ phận bán hàng trực tiếp tại các khu vực thị trường mục tiêu. Nhân viên phụ trách thị trường sẽ là người trực tiếp tìm kiếm khách hàng, giao dịch, thương lượng và phổ biến về chính sách bán hàng của Công ty, tính ưu việt khi sử dụng sản phẩm xăng dầu Công ty đến trực tiếp khách hàng. Cần tuyển dụng và lựa chọn nhân viên thị trường có năng lực, kiến thức về marketing. Chú trọng đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, nghệ thuật bán hàng cho lực lượng này.
Tuy nhiên sẽ hiệu quả nhất nếu công tác bán hàng trực tiếp của công ty luôn gắn lợi ích của người thực hiện với kết quả bán hàng; bởi thế, Công ty nên có chính sách khen thưởng gắn với tiền lương theo năng suất lao động và công tác thi đua khen thưởng nhằm khích lệ và tạo động lực để nhân viên đề cao trách nhiệm đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ bán hàng đạt kết quả cao.
4.4.2. Công tác tài chính
Để thực hiện được phương hướng và mục tiêu chiến lược kinh doanh, công tác tài chính phải giải quyết cho được nhiệm vụ cơ bản là tiếp nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty và tổ chức thực hiện các biện pháp vốn một cách có hiệu quả, Công ty cần thực hiện các vấn đề trọng tâm sau đây:
- Thiết lập bộ máy quản lý tài chính vững mạnh, đội ngũ lãnh đạo và chuyên viên tài chính có trình độ chuyên ngành cao và có trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp tài chính kế toán. Mô hình tổ chức hạch toán phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của Công ty, khoa học và chặt chẽ.
- Thiết lập đầy đủ hệ thống các quy chế, quy định về các hoạt động kinh tế và kỹ thuật, kinh doanh thuộc các lĩnh vực hoạt động của Công ty; Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra hướng dẩn và chấn chỉnh kịp thời các trường hợp vi phạm trong đơn vị. Lập và ban hành hệ thống định mức khoán nội bộ Công ty chặt chẽ, khoa học và tạo điều kiện cho các hoạt động của Công ty phát triển.
- Thường xuyên theo dõi hàng tồn kho, khai thác sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin để đạt mức tồn kho hợp lý.
- Tăng cường công tác theo dõi, thu hồi công nợ. Thường xuyên kiểm tra và tích cực nâng cao trình độ của bộ phận công nợ. Khai thác sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để quản lý công nợ của khách hàng.