Giải pháp cho chiến lược giá cả

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại nhà khách nghệ an (Trang 43 - 45)

- Việc nghiên cứ uý kiến, đánh giá của khách hàng về chủng loại, chất lượng của sản phẩm chưa chặt chẽ Do đó chưa thể phát hiện nhu cầu mới nảy

2.3.2.3 Giải pháp cho chiến lược giá cả

Trong nền kinh tế hiện nay, chiến lược giá cả là một chiến lược khá quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Với mỗi doanh nghiệp, để xây dựng cho mình một chính sách giá phù hợp là điều không dễ chút nào. Một đặc điểm của chính sách giá ở nhà khách Nghệ An là mềm dẻo linh hoạt đối với từng loại khách. Chính sách giá này đem lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh tế cao nhưng trước nhiều đối thủ cạnh tranh, để giữ cho mình được lợi thế đó nhà khách Nghệ An cần cố gắng nhiều hơn nữa. Sau đây là một số giải pháp về chiến lược giá của nhà khách Nghệ An:

Sử dụng mức giá trọn gói: Hiện nay, do hạn chế về mặt hàng và không gian nên nhà khách Nghệ An không thể cung cấp và tổ chức được các dịch vụ vui chơi giải trí so với các cơ sở cung cấp dịch vụ gần đó. Do vậy, mục đích thu hút nhiều khách và gắn họ với tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của nhà khách là điều nhà khách cần quan tâm. Nhà khách cần liên kết với cơ sở bên ngoài để đáp ứng những dịch vụ nhà khách không có theo yêu cầu của khách và đưa ra một mức giá trọn gói phù hợp. Việc quyết định mức giá trọn gói rất thuận tiện cho cả khách du lịch và nhà khách. Khách hàng không phải lo đến những khoản chi phí phát sinh mà nhà khách lại tiện lợi cho phục vụ đảm bảo được chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình.

Hoàn thiện mức giá để khuyến khích tiêu dùng sản phẩm dịch vụ trong sự thay đổi của mùa vụ: Như đã phân tích, nguồn khách đến với nhà khách rất đa dạng mang theo những nhu cầu thay đổi khác nhau. Lượng khách thường tăng, giảm theo mùa do đối tượng khách chủ yếu của nhà khách là khách công

vụ và khách du lịch. Do vậy, để thu hút đông khách vào những thời kỳ nhất định, khách sạn cần sử dụng chính sách giá đối với những trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn, vào những dịp năm mới, ngày lễ lớn của đất nước,... thì thường vắng khách. Nhà khách cần sử dụng chính sách giá sàn hợp lý, tạo được không khí thoải mái, ấm cúng như ở nhà cho khách. Khách sẽ giải toả được vấn đề tâm lý đè nặng và qua đó đưa ra những nhận định, đánh giá tốt cho sản phẩm dịch vụ của khách sạn. Điều này sẽ khiến nhà khách nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dịch vụ đối với đối thủ cạnh tranh.

Nâng cao mức giá dịch vụ đồng thời tăng thêm các dịch vụ bổ sung, dịch vụ hỗ trợ (mở dịch vụ vũ trường, liên hệ với nhà cung ứng, đối với bộ phận nhà hàng thì luôn thay đổi món ăn và có kế hoạch cụ thể về việc định giá sản phẩm...). Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý tới vấn đề lựa chọn nguồn nguyên liệu để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn tăng tính thẩm mỹ ở mỗi sản phẩm dịch vụ làm ra.

Nhà khách cần thiết lập cho mình mối quan hệ bạn hàng tốt với nhiều nguồn cung ứng nhất là đối với bộ phận nhà hàng. Có như thế mới đảm bảo việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách, đảm bảo về số lượng, chất lượng và thời gian cung cấp. Mặt khác, có nhiều mối quan hệ với nguồn hàng còn đảm bảo cho chính sách giá cả luôn ổn định.

Giá cả được cấu tạo từ chi phí cho nên nhà khách cần có cơ cấu chi phí hợp lý sao cho mức chi phí và tỷ suất chi phí giảm mà vẫn thu được lợi nhuận. Hiện nay, nhà khách đã đạt được hiệu quả về sử dụng chi phí nhưng để có thể đứng vững được trước sự biến biến động mạnh mẽ của thị trường thì cần phải thiết lập một cơ cấu chi phí, cơ cấu vốn ổn định.

Sử dụng mức giá phân biệt: Vì có sự khác biệt giữa các khách du lịch nên nhà khách cần sử dụng mức giá phân biệt. Khi xác định giá phân biệt, nhà khách bán dịch vụ theo hai hay nhiều giá khác nhau, không để ý đến những

khác biệt về chi phí. Chẳng hạn, nhà khách có thể quan tâm ưu đãi đối với những người tàn tật hay có chính sách giảm giá hay sử dụng miễn phí một số tiện nghi và dịch vụ trong nhà khách đối với những khách đặt phòng sớm, những đối tượng khách ở lâu dài. Việc phát triển giải pháp này giúp cho lượng khách luôn đầy đủ, mục đích là tăng hệ số sử dụng buồng phòng, phát huy được hết những khả năng sẵn có của nhà khách.

Luôn chú ý theo dõi, phân tích chu kỳ sống của các sản phẩm dịch vụ để có chính sách linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn của sản phẩm, qua đó đảm bảo hiệu quả kinh doanh và lợi thế cạnh tranh cho khách sạn.

Bên cạnh những giải pháp trên, để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và tối đa hoá lợi nhuận, nhà khách còn có thể sử dụng những biện pháp tuỳ thuộc từng trường hợp cụ thể như sau:

Nhà khách có thể giảm giá dịch vụ cơ bản, tăng giá dịch vụ bổ sung để đảm bảo lợi nhuận không giảm mà trong con mắt khách hàng giá đưa ra vẫn thấp, có sự khuyến mại. Giá phòng của nhà khách có thể giảm đôi chút nhưng giá dịch vụ (giặt là, ăn uống…) có thể tăng lên với mức phù hợp.

Nếu như đối thủ cạnh tranh giảm giá để thu hút khách hàng thì nhà khách có thể vẫn giữ nguyên giá nhưng tăng thêm dịch vụ bổ sung miễn phí cho khách hay cũng có thể định giá một số dịch vụ thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh để giành được lợi thế về giá trên từng phân đoạn thị trường.

Trong từng quá trình xây dựng chiến lược giá, nhà khách cần có sự kết hợp với các sản phẩm du lịch, chiến lược phân phối, xúc tiến quảng cáo. Cần có sự quản lý để không gây lãng phí ở các bộ phận song phải biết rằng tiết kiệm đúng nơi, đúng lúc, tiết kiệm nhưng không gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm dịch vụ, văn minh phục vụ, văn hoá doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại nhà khách nghệ an (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w