VỀ ĐỐI TƯỢNG THẾ CHẤP

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Trang 74 - 75)

3.2.1. Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu

Pháp luật hiện hành mặc dù tiến bộ hơn Bộ luật Dân sự năm 1995 là

đã mở rộng quyền thế chấp cho cả người thứ ba. Tuy vậy, với quy định bên thế chấp phải là chủ sở hữu tài sản là hoàn toàn chính đáng. Nhưng những

những quy định pháp luật hiện hành về sở hữu như sở hữu chung, sở hữu phải có đăng ký sở hữu chưa thực sự hoàn chỉnh như đã phân tích phần thực trạng. Do đó, biện pháp khả thi hiện nay là hoàn thiện pháp luật về sở hữu trong đó đặc biệt chú trọng đến sở hữu hộ gia đình. Trong trường hợp còn để lại hình thức sở hữu của hộ gia đình, nên có những biện pháp quy định rõ hộ gia đình gồm những ai. Ví dụ, hộ gia đình gồm những người có tên trong sổ hộ khẩu. Hoặc phải có cơ quan quản lý chủ thể là hộ gia đình.

Đối với quyền sử dụng đất, chủ thể sở hữu phải đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên pháp luật về đất đai hiện hành vẫn chưa giải quyết được vấn đề giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, như đã trình bày ở phần hiện trạng. Do đó, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai, để người dân, dù là chủ sở hữu của quyền sử dụng đất một ngày cũng phải được pháp luật công nhận quyền sở hữu đó. Đây là một việc làm không dễ, không đơn giản, cần có những nghiên cứu cụ thể bên ngành luật đất đai,

không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, do đó, trong đề tài này, chỉ được đề cập đến như một phương hướng được chỉ ra để góp phần bảo đảm các quyền năng của chủ thể sử dụng đất.

3.2.2. Cần có sự dự liệu cho trường hợp quyền sử dụng đất bị thay đổi

Quyền sử dụng đất có thể bị thay đổi trong rất nhiều các trường hợp, thậm chí chủ thể có thể bị thu hồi quyền sử dụng đất theo các quy hoạch,

quyết định của các cơ quan nhà nước thẩm quyền. Hiện nay có rất nhiều trường hợp quyền sử dụng đất bị thay đổi như trong trường hợp làm đường, nhiều hộ gia đình bị giải tỏa mất một phần diện tích đất sử dụng, hay như trong các dự án cần có đất, các nhà đầu tư sẽ bồi thường các thửa đất theo các quy định của nhà nước, và các chủ sử dụng đất phải bồi thường hay như trong các trường hợp thu hồi quyền sử dụng đất, trưng thu, trưng dụng quyền sử dụng đất vì các mục đích quốc phòng, an ninh, kinh tế của Nhà nước mà không có yếu tố lỗi hoặc yếu tố chủ quan của bên thế chấp trong việc bị thay đổi quyền sử dụng đất. Tất cả những trường hợp trên đều ảnh hưởng đến tài sản bảo đảm trong quan hệ bảo đảm, có nghĩa là bên nhận thế chấp sẽ bị ảnh hưởng về quyền lợi của mình khi giá trị tài sản bảo đảm bị giảm xuống không phải do yếu tố chủ quan của bên thế chấp.

Những nội dung vừa được nói trên chưa được quy định cụ thể, hoặc nếu có quy định cũng chỉ rải rác, viện dẫn các quy định khác, gây khó khăn, cản trở cho các chủ thể trong quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất. Vì vậy, đề nghị nên có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn về những trường hợp thay đổi quyền sử dụng đất thế chấp mà không có yếu tố chủ quan của bên thế chấp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)