7. Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty
3.3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công
định kết quả kinh doanh tại công ty
Căn cứ vào các hạn chế còn tồn tại trong công tác tổ chức kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng của công ty Thăng Long, em xin đề xuất một số ý kiến cá nhân nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty như sau:
Thứ nhất, công ty Thăng Long kinh doanh thương mại nhiều loại mặt hàng
khác nhau nhưng chưa có TK chi tiết theo từng đối tượng mặt hàng. Việc mở TK chi tiết theo từng đối tượng mặt hàng giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt mặt hàng nào bán chạy và mặt hàng nào bán chậm hơn để từ đó đưa ra được phương pháp, chiến lược kinh doanh thương mại phù hợp, hiệu quả.
Thứ hai, thay đổi cơ chế lương thưởng cho nhân viên bán hàng
Ngoài khoản lương và phụ cấp cố định hàng tháng, công ty nên trả thêm cho nhân viên bán hàng phần trăm hoa hồng trên tổng doanh thu hàng hóa mà nhân viên
Điều này sẽ khiến nhân viên bán hàng có động lực hơn trong việc nâng cao chất lượng bán hàng từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng của công ty.
Vì phần mềm Fast Accounting phần hành “Tiền lương” chưa có tính năng chấm công theo sản phẩm, hoặc chấm công theo doanh thu mà chỉ có chấm công theo thời gian. Do đó, để tính toán số tiền hoa hồng được hưởng thêm của nhân viên bán hàng kế toán có thể thực hiện trên Excel bằng cách lập bảng tính như sau:
Giả định, mức chỉ tiêu doanh thu trong tháng 12 của mỗi nhân viên bán hàng là 250 triệu, nếu doanh thu bán từ 250-300 triệu sẽ được hưởng 0.2 %, doanh thu bán từ 300-350 triệu sẽ được hưởng 0,5%, từ 400 triệu trở lên sẽ được hưởng 1%, …
BẢNG THANH TOÁN TIỀN HOA HỒNG BÁN HÀNG Tháng 12 năm 2020
Đơn vị tính: đồng
STT Nhân viên bán hàng Doanh thu hàng hóa bán được trong kỳ
Phần trăm Tổng tiền
(1) (2) (3) (4) (5)=(3)*(4)
1 Phạm Thanh Duy 325.000.000 0,5% 1.625.000
2 Hoàng Tuấn Kiên 150.600.000 0% 0
3 Vũ Hải Minh 572.500.000 1% 5.725.000
Tổng cộng 7.350.000
Toàn bộ số tiền hoa hồng thưởng thêm được hạch toán vào TK 6421- chi phí bán hàng. Vì việc tính toán hoa hồng được hưởng không được thực hiện trên phần mềm thông qua phần hành Tiền Lương, do đó để dễ dàng trong việc hạch toán, công ty thanh toán cho nhân viên bằng tiền mặt và lập phiếu chi, căn cứ vào phiếu chi.
Định khoản như sau: Nợ TK 6421: 7.350.000 Có TK 1111: 7.350.000
Để hạch toán vào phần mềm, vào phần “Tổng hợp” -> “Chứng từ nghiệp vụ khác” để hạch toán.
Việc thanh toán thêm hoa hồng cho Nhân viên bán hàng sẽ làm gia tăng chi phí bán hàng cho doanh nghiệp, do đó, công ty có thể xem xét giảm bớt tiền lương cố định hàng tháng của nhân viên bán hàng để chi phí bán hàng đảm bảo được sự ổn định, hợp lý
Thứ ba, Về chính sách chiết khấu bán hàng: Công ty nên đưa ra chính sách
chiết khấu thanh toán hợp lí, hấp dẫn cho khách hàng khi khách hàng thanh toán sớm tiền hàng. Để từ đó khuyến khích khách hàng nhanh chóng thanh toán nợ, rút ngắn thời gian luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Công ty có thể áp dụng một trong các hình thức chiết khấu thanh toán, lựa chọn cho phù hợp với điệu kiện tại đơn vị: Chiết khấu tỷ lệ % nhất định trên tổng giá trị người mua phải thanh toán hoặc chiết khấu một số tiền nhất định cho tất cả đơn hàng.
Ví dụ: Công ty có thế xem xét áp dụng thời hạn nợ đối với khách hàng là 20
ngày, nhưng nếu khách hàng thanh toán sớm từ 5-10 ngày thì công ty sẽ cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán 0.5% trên tổng số tiền thanh toán, thanh toán sớm từ 11-20 ngày thì khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán 1% trên tổng số tiền thanh toán.
Công ty Long Thành mua hàng của công ty Hoàng Pôn ngày 19/12/2020 với tổng giá trị thanh toán là 75.790.000 đ. Hạn thanh toán là 31/12/2020. Nhưng đến 25/12/2020 công ty Long Thành đã chuyển khoản thanh toán toàn bộ tiền hàng. Như vậy, công ty Long Thành đã thanh toán sớm trước hạn 6 ngày. Chiết khấu thanh toán mà công ty Long Thành được hưởng là:
0.5% x 75.790.000 = 378.950 (đồng)
Số tiền công ty Long Thành còn phải thanh toán: 75.790.000 –378.950 = 75.411.050 (đồng)
Kế toán định khoản chiết khấu thanh toán như sau: Nợ TK 112: 75.411.050
Công ty Thăng Long có thể sử dụng TK 1562 mở chi tiết cho từng mặt hàng để theo dõi chi phí mua vào của hàng hóa để đảm bảo phản ánh đúng giá vốn hàng bán. Nội dung các khoản chi phí mua hàng tại công ty bao gồm: Chi phí vận chuyển hàng về kho, bốc xếp, chi phí lương của của nhân viên kinh doanh chuyên trách nguồn cung...
Cuối kì kế toán tháng, phải thực hiện phân bổ chi phí nhập hàng cho hàng hóa bán phát sinh trong kì cho từng mặt hàng; nếu chi phí mua phát sinh chung cho nhiều mặt hàng khác nhau có đơn giá bán khác nhau nhiều thì lấy tổng chi phí mua phát sinh trong kì phân bổ cho từng mặt hàng, nhóm hàng theo tiêu thức giá trị. Còn giữa các mặt hàng có đơn giá bán không chênh lệch nhau nhiều thì phân bổ chi phí mua phát sinh trong kì liên quan đến nhóm hàng đó cho từng mặt hàng theo tiêu thức khối lượng mua trong kì.
Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá đã bán trong kỳ
=
Chi phí thu mua hàng của hàng hoá tồn đầu kỳ
+
Chi phí thu mua hàng phát sinh trong kỳ × Trị giá hàng xuất bán trong kỳ Trị giá mua hàng còn đầu kỳ + Trị giá mua hàng nhập trong kỳ (3.1) Do đó: Tri giá vốn hàng xuất bán = Trị giá mua thực tế của hàng xuất bán +
Chi phí mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kì
KẾT LUẬN
Kế toán là một công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý nền kinh tế cả về mặt vi mô và vĩ mô – một công cụ không thể thiếu trong quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói công tác hạch toán kế toán là hết sức quan trọng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Việc hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, nó cung cấp số liệu kịp thời cho việc phân tích tình hình hoạt động tiêu thụ hàng hoá, phản ánh một cách chính xác đầy đủ kết quả cuối cùng của quá trình tiêu thụ, cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản lý để giúp doanh nghiệp có thể quản lý tốt hơn hoạt động tiêu thụ của mình, đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và nâng cao đời sống cán bộ, công nhân viên.
Với đề tài “Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thương mại Thăng Long” trong bài luận văn cuối khóa của mình, em đã hiểu rõ hơn những kiến thức được học tập nghiên cứu trên ghế nhà trường về tổ chức công tác kế toán, cách thức hạch toán ghi chép sổ sách kế toán và hiểu hơn những vấn đề này được vận dụng trong thực tế như thế nào cho phù hợp và linh hoạt. Qua đó em cũng nhận thấy được những ưu điểm, những tồn tại về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thương mại Thăng Long, từ đó mạnh dạn đề xuất những ý kiến của mình nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty để công ty có thể tham khảo.
Sau bốn năm học tập, rèn luyện và được sự dạy dỗ, truyền đạt kiến thức tận tình của các thầy cô giáo tại Học Viện Tài chính, đặc biệt dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của PGĐ – PGS.TS Trương Thị Thủy, các chị đang công tác tại Phòng Kế
toán Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thương mại Thăng Long, em đã có thể hoàn thành được Luận văn Tốt nghiệp của mình với đề tài “ Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thương mại Thăng Long”.
và không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo cũng như các cán bộ kế toán Phòng kế toán Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thương mại Thăng Long. Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn
PGĐ Học viện – PGS.TS Trương Thị Thủy, giảng viên khoa Kế toán, Học việnTài
chính, các anh chị trong phòng Kế toán Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thương mại Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM THẢO
1. GS. TS. NGND Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy (2010), “Giáo trình Kế
toán tài chính”, NXB Tài Chính.
2. GS. TS. NGND Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy (2010), “Giáo trình Kế
toán doanh nghiệp thương mại – dịch vụ”, NXB Tài Chính.
3. PGS. TS. Đoàn Xuân Tiên (2009), “Giáo trình Nguyên lý kế toán”, NXB Tài chính
3. Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Danh mục tài liệu đơn vị thực tập cung cấp
Báo cáo tài chính cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/12/2020 Bảng cân đối kế toán 2020
Báo cáo luân chuyển tiền tệ 2020 Các sổ kế toán, chứng từ liên quan.
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Họ và tên người hướng dẫn khoa học: Trương Thị Thủy
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên: Trần Thu Thủy Khóa: CQ55; Lớp: 21.03
Đề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Thương mại Thăng Long
Nội dung nhận xét:
1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên
2. Về chất lượng và nội dung của luận văn/đồ án
- Sự phự hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành. - Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu. …………..
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20...
- Điểm – Bằng số
- Điểm – Bằng chữ Người nhận xét
Họ và tên người phản biện:
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên: Trần Thu Thủy Khóa: CQ55; Lớp: 21.03
Đề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Thương mại Thăng Long
Nội dung nhận xét:
- Sự phự hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành. - Đối tượng và mục đích nghiên cứu
- Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu. - Nội dung khoa học
- Điểm – Bằng số
- Điểm – Bằng chữ Người nhận xét