Thẩm định dự án đầu tư vay vốn

Một phần của tài liệu 135 CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn tại NGÂN HÀNG TMCP bưu điện LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH hải PHÒNG (Trang 38 - 43)

a. Thẩm định phương diện pháp lý của Dự án đầu tư

- Đánh giá sự phù hợp của ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của dự án so với: - Đăng kí kinh doanh/giấy phép hoạt động/giấy chứng nhận đầu tư • Quy hoạch ngành và quy hoạch theo địa lý:

• Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, các quy định, chế độ khuyến khích ưu đãi hoặc hạn chế đối với việc xây dựng, chuẩn bị đầu vào, tiêu thụ đầu ra của dự án.

• Các tiêu chuẩn, quy phạm và các định mức trong từng lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật cụ thể; Quy phạm về sử dụng đất đai trong các khu đô thị, khu công nghiệp; Quy phạm về tĩnh không với các công trình cầu cống, hàng không; Tiêu chuẩn về môi trường; Tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật riêng của từng ngành.

• Các quy ước, thông lệ quốc tế. - Hồ sơ pháp lý

• Ngoài xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ, cán bộ thẩm định cần lưu ý một số điểm sau:

• Việc phê duyệt DAĐT, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, phê duyệt tổng dự toán theo đúng cấp có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ của công ty.

• Về mặt pháp lý, dự án còn thiếu những hồ sơ nào? Việc thiếu những hồ sơ đó ảnh hưởng như thế nào đến việc thẩm định dự án?

• Việc giao chủ đầu tư dự án được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật?

b. Thẩm định về phương diện thị trường của dự án

- Sơ bộ đặc tính, tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm dự án

• Đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường và so với yêu cầu của thị trường mục tiêu:

• Các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm • Đặc điểm của sản phẩm

- Cân đối cung – cầu sản phẩm dự án hiện tại và trong tương lai trên thị trường tổng thể và thị trường mục tiêu của dự án:

Tùy vào sản phẩm đầu ra mà việc thẩm định cung – cầu cần được đánh giá theo phạm vi, khu vực địa lý của thị trường; để đánh giá tính hợp lý về quy mô, công suất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án cần xác định chính xác khoảng trống thị trường tổng thể và thị trường mục tiêu.

Mức cầu về sản phẩm, dịch vụ đầu ra: Dự báo mức cầu trong tương lai trên cơ sở ước tính: Nhu cầu hiện tại, mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu của sản phẩm dự án.

Mức cung về sản phẩm, dịch vụ đầu ra: Xác định mức cung tại thời điểm thẩm định và dự tính khả năng cung ứng trong tương lai.

• Xác định năng lực sản xuất và cung ứng sản phẩm của các nhà sản xuất trong nước, công suất của các dự án sản xuất sản phẩm tương tự đang đầu tư.

• Mức độ gia tăng tổng cung sản phẩm trong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có tính năng tương tự.

• Khối lượng và/hoặc tỷ lệ nhập khẩu sản phẩm hàng năm so với mức cung của toàn thị trường trong nước hiện tại và dự kiến khả năng nhập khẩu sản phẩm trong thời gian tới.

- Thị trường mục tiêu, khả năng cạnh tranh, chất lượng, giá cả của sản phẩm dự án

Đánh giá sự hợp lý của thị trường mục tiêu dự kiến của chủ đầu tư.

Đánh giá mức độ cạnh tranh và năng lực của các đối thủ lớn trên thị trường mục tiêu.

Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án trên thị trường.

• Đối với sản phẩm tiêu thụ tại thị trường nội địa: về hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, phù hợp với thị hiếu và xu hướng tiêu dùng hay không, giá cả sản phẩm có phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ hay không,…

• Đối với sản phẩm tiêu thụ tại thị trường nước ngoài: Ưu thế/hạn chế về hình thức, mẫu mã, chất lượng, mức độ đa dạng, cách bảo quản, vận chuyển… của sản phẩm dự án trên thị trường xuất khẩu.

- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

Xác định phương thức tiêu thụ sản phẩm dự án, có cần mạng lưới phân phối hay không, phương thức bán hàng là trả ngay hay trả chậm,…

- Dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm dự án

Đưa ra dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm khi dự án đi vào hoạt động theo các tiêu chí sau:

• Sự phù hợp của việc đầu tư dự án trong giai đoạn hiện nay về quy mô dự án, cơ cấu sản phẩm so với nhu cầu, tiến độ triển khai dự án đầu tư.

• Tính hợp lý của thị trường mục tiêu dự kiến so với cân đối cung – cầu từng vùng, miền.

• Khả năng điều chỉnh giá bán, chủng loại, cơ cấu sản phẩm, thị trường mục tiêu, nhóm khách hàng mục tiêu để đáp ứng nhu cầu và sự biến động của thị trường.

c. Thẩm định phương diện kỹ thuật – công nghệ của dự án

Quy trình công nghệ ở mức độ nào, tiên tiến hay hiện đại so với thế giới, có phù hợp với trình độ của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ đó, phương thức chuyển giao công nghệ,…

Xem xét đánh giá số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị, kiểm tra tính đồng bộ của dây chuyền, khi cần thay đổi sản phẩm thì thiết bị có đáp ứng được hay không.

Giá cả thiết bị, phương thức thanh toán, uy tín nhà cung cấp, thời gian giao nhận hàng và lắp đặt thiết bị.

d. Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của dự án

Đánh giá chất lượng nguyên nhiên vật liệu so với yêu cầu kỹ thuật sản phẩm của dự án.

Tính phù hợp về mặt số lượng nguyên nhiên vật liệu đầu vào cần sử dụng cho dự án theo từng năm và khả năng đảm bảo về mặt số lượng của nguồn cung cấp trong hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai.

Đánh giá tính phù hợp về mặt giá cả của từng loại nguyên nhiên vật liệu, xu hướng biến động giá cả của từng loại nguyên nhiên liệu.

Làm rõ hình thức tổ chức, quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện dự án. Đánh giá khả năng đáp ứng của mô hình tổ chức quản lý về mục tiêu của dự án, thống nhất về chức năng, tính chịu trách nhiệm của cá nhân và phân tách công việc rõ ràng.

Đánh giá sự phù hợp của mô hình tổ chức quản lý với tính chất, quy mô, thời gian, địa điểm thực hiện, công nghệ sử dụng, nguồn lực/chi phí dự án, số lượng dự án thực thi cùng thời kỳ.

Xem xét năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư hoặc đơn vị khác có chức năng trong việc triển khai thực hiện dự án.

Xem xét nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động, tay nghề, trình độ chuyên môn, trình độ quản lý và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.

f. Thẩm định tài chính của dự án đầu tư

Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư nhằm tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay cố định), chi phí sửa chữa TSCĐ, khấu hao TSCĐ trích hàng năm, nợ phải trả.

Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ của sản phẩm nhằm tính toán mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.

Đánh giá khả năng cung ứng vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.

Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.

Một dự án đầu tư từ khâu chuẩn bị đến thực hiện đầu tư đều phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau. Sau đây là một số loại rủi ro thường gặp: • Rủi ro kỹ thuật và vận hành

• Rủi ro liên quan đến yếu tố đầu vào

• Rủi ro liên quan đến thi công, xây dựng dự án • Rủi ro liên quan đến thị trường đầu ra

• Rủi ro môi trường và xã hội • Rủi ro cơ chế chính sách

• Rủi ro về năng lực quản trị, thực hiện dự án của chủ đầu tư • Rủi ro về tài chính phát sinh

• Rủi ro về tiến độ thực hiện

Tùy vào từng loại rủi ro, cần đề xuất các biện pháp giảm thiểu phù hợp.

Một phần của tài liệu 135 CÔNG tác THẨM ĐỊNH dự án đầu tư VAY vốn tại NGÂN HÀNG TMCP bưu điện LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH hải PHÒNG (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w