Mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu 131 CÔNG tác GIÁM ĐỊNH, bồi THƯỜNG NGHIỆP vụ bảo (Trang 60 - 62)

- MIC là doanh nghiệp đã có bề dày trong lĩnh vực KDBH, với thêm nữa

3.1.Mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn tới.

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng cao và kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định. Trong bối cảnh đó, thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực bảo hiểm tiếp tục được hoàn thiện. Tính đến 31/12/2020, thị trường bảo hiểm có 66 doanh nghiệp KDBH (trong đó có 30 DNBH phi nhân thọ, 18 DNBH nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 16 DNMGBH) và 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài.Tổng tài sản năm 2020 ước đạt 454.379 tỷ đồng (tăng 15,03% so với năm 2019), trong đó, các DNBH phi nhân thọ ước đạt 89.447 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 364.932 tỷ đồng. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, ổn định, góp phần thực hiện mục tiêu chung của thị trường bảo hiểm Việt Nam xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2019

Với vị thế là doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam, MIC luôn không ngừng đổi mới để phù hợp hơn với tình hình kinh tế xã hội trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới về mọi mặt. Chính vì thế, mục tiêu hàng đầu của MIC trong những năm tới là đảm bảo tốc độ tăng trưởng bền vứng, đi đôi với việc cải thiện công tác giám định bồi thường, hạn chế tổn thất, đánh giá rủi ro tiếp tục giữ vững vị thế của mình trong những năm tới đây.

Nhận thức được những cơ hội cũng như thách thức của mình, ban lãnh đạo công ty đã kịp thời chỉ đạo, đưa ra chiến lược kinh doanh dài hạn nhằm

đối phó với những biến động tiêu cực của nền kinh tế thế giới cũng như sự cạnh tranh không lành mạnh ở thị trường bảo hiểm Việt Nam. Trong chiến lược xây dựng MIC vững mạnh, đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận; nâng cao hiệu quả, chất lượng của các lực lượng bán hàng, kênh phân phối, bán chéo sản phẩm để góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng nhằm duy trì và phát triển thị phần, trong giai đoạn tới, MIC tập trung thực hiện các nhóm giải pháp sau:

- Hoàn thiện mô hình quản trị doanh nghiệp: Bao gồm việc kiện toàn mô hình tổ chức tại tập đoàn và các công ty con theo hướng chuyên môn hóa và phát huy tính tự chủ; Nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác đánh giá và quản lý rủi ro nhằm tạo một cơ chế quản trị xuyên suốt trong toàn hệ thống.

- Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin: Hoàn thiện việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong các nghiệp vụ của công ty, phát triển các phần mềm, ứng dụng cơ sở dữ liệu của khách hàng phục vụ cho công tác quản trị khách hàng.

- Phát triển nguồn nhân lực: Chú trọng xây dựng môi trường làm việc theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả, khuyến khích cán bộ nỗ lực nâng cao năng suất, sáng tạo. MIC tiếp tục triển khai việc đào tạo cán bộ theo hướng nâng cao trình độ, năng lực, có chế độ đãi ngộ rõ ràng theo hiệu quả của công việc.

- Đẩy mạnh phát triển thương hiệu MIC: Xây dựng thương hiệu mạnh và thống nhất, gắn việc phát triển các giá trị thương hiệu với xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tăng cường công tác truyền thông và quan hệ báo chí, đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm nâng cao hình ảnh và uy tín của MIC.

- Tăng cường hợp tác đơn vị: Các đơn vị đang hướng tới xây dựng và đẩy mạnh khai thác cơ sở khách hàng thống nhất, nâng cao hiệu quả hợp tác trong kinh doanh và đầu tư phát triển giữa các đơn vị.

- Tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng: MIC liên tục cải tiến, chuẩn hóa và chuyên nghiệp hóa dịch vụ khách hàng tới từng đại lý, chi nhánh đồng thời triển khai, vận hành call - center tại tất cả các đơn vị thành viên nhằm hướng tới dịch vụ khách hàng tối ưu.

Một phần của tài liệu 131 CÔNG tác GIÁM ĐỊNH, bồi THƯỜNG NGHIỆP vụ bảo (Trang 60 - 62)