- MIC là doanh nghiệp đã có bề dày trong lĩnh vực KDBH, với thêm nữa
3.3.2. Đối với công tác bồi thường.
3.3.2.1.Tránh tồn đọng hồ sơ bồi thường.
Bồi thường là khâu cuối cùng trong một sản phẩm bảo hiểm, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của khách hàng và cả công ty. Việc đánh giá công tác bồi thường không chỉ dựa vào việc tính toán chính xác và hợp lý những tổn thất xảy ra mà còn đòi hỏi phải xử lý nhanh chóng, kịp thời. Đối với khách hàng, khi mua bảo hiểm, họ luôn kỳ vọng vào lợi ích của nó đem lại cho bản thân mình. Do đó nếu không may có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì họ luôn mong muốn được bồi thường mọt cách nhanh chóng nhất. Vì vậy, các
hồ sơ bồi thường phải được giải quyết một cách kịp thời nhất, tránh tồn đọng gây ra những ức chế không cần thiết, ảnh hưởng tới hình ảnh của công ty. Việc đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ bồi thường có thể được cải thiện qua những giải pháp sau:
+ Kết hợp chặt chẽ với công tác giám định, hướng dẫn chi tiết cụ thể từng bước trong quá trình thu thập hồ sơ, chứng từ có liên quan đến vụ tai nạn để đảm bảo giải quyết bồi thường nhanh chóng. Việc nghiên cứu hồ sơ để xác định có đủ thủ tục và cơ sở pháp lý xét trả tiền bồi thường hay không phải được tiến hành ngay khi nhận hồ sơ từ bộ phận giám định. Nếu có sự thiếu sót, cán bộ bồi thường phải thông báo và hướng dẫn ngay cho khách hàng cung cấp thêm, tốt nhất là bổ sung, hoàn chỉnh ngay trong ngày.
+ Với các vụ tai nạn ở xa, cần cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan, nhờ các đơn vị bạn giải quyết họ để việc chi trả bồi thường diễn ra theo đúng tiến độ.
+ Đảm bảo các khâu trong quy trình bồi thường được thông suốt và có sự liên hệ mật thiết với nhau, đây chính là cơ sở quan trọng cho việc giải quyết vấn đề tồn đọng hồ sơ bồi thường.
3.3.2.2.Áp dụng khoa học công nghệ, hiện đại hóa công tác xét duyệt bồi thường.
Nằm trong chiến lược phát triển hiện đại hóa của công ty, công tác bồi thường luôn được chú trọng để cải thiện, công nghệ hóa trong những năm gần đây. Do đó, cần có một hệ thống đồng bộ việc tạo hồ sơ điện tử và hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất toàn công ty. Nhưng để việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác bồi thường thực sự hiệu quả, thì công ty cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Công tác tập huấn cán bộ bồi thường sử dụng phần mềm tin học được diễn ra thường xuyên, triệt để, không chỉ ở tổng công ty mà còn tiến hành đồng bộ trên phạm vi các phòng khu vực trực thuộc.
- Cần trang bị, hiện đại hóa các thiết bị công nghệ để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của cán bộ, cũng như việc đảm bảo thông tin liên lạc giữa các bộ phận, các phòng ban, ban lãnh đạo được diễn ra thông suốt.
- Thường xuyên đôn đốc, kiếm tra và đánh giá việc áp dụng phần mềm tin học mới vào trong công tác bồi thường, tránh tình trạng sử dụng không thông thạo dẫn đến nhiều sai sót trong việc giải quyết hồ sơ bồi thường hoặ kéo dài thời gian xét duyệt bồi thường.
3.3.2.3.Phối hợp với các bên trong việc giải quyết hồ sơ bồi thường.
Tương tự như đối với công tác giám định, công tác giải quyết bồi thường cũng liên quan đến nhiều bộ phận trong và ngoài công ty, để hoàn thành tốt công tác này cần có sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các bên:
- Việc khắc phục thiệt hại đối với xe tham gia bảo hiểm tại công ty phổ biến vẫn là thông qua sửa chữa và thay thế các bộ phận xe tại xưởng sửa chữa. Vì vậy, cần tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp đối với các xưởng sửa chữa cũng như lựa chọn các xưởng sửa chữa có uy tín cao để đảm bảo chất lượng cũng như giám sát được chi phí sửa chữa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định và chi trả bồi thường.
- Đối với các bộ phân liên quan khác trong công ty, sự liên hệ nhanh chóng giữa các phòng ban tiến hành bồi thường trở nên nhẹ nhàng, đơn giản hơn. Các cán bộ bồi thường cần linh hoạt trong cách xử lý các tình huống, đảm bảo việc bồi thường diễn ra một cách chính xác và nhanh gọn.
3.3.2.4.Thực hiện công tác truy đòi người thứ ba và thu hồi tài sản.
Khi phát sinh vụ tai nạn tổn thất của xe tham gia bảo hiểm vật chất tại công ty nhưng do lỗi của bên thứ ba. Về nguyên tắc, bồi thường vật chất trước
rồi mới đòi người thứ ba, tuy nhiên trên thực tế yêu cầu người gây tai nạn bồi thường trước hoặc xác nhận trách nhiệm trước khi bồi thường là có hiệu quả hơn, tránh được hành vi thoái thác trách nhiệm và không chấp nhận mức độ thiệt hại của bên thứ ba gây ra do viện cớ là không được tham gia giám sát quá trình khắc phục thiệt hại.
Ngay từ khi nhận được thông báo tổn thất, phải giải thích với chủ xe để họ hiểu được trách nhiệm và quyền lợi trong việc đòi người thứ ba, đặc biệt là trách nhiệm cùng công ty thực hiện quyền đòi người gây tai nạn bồi thường theo quy tắc bảo hiểm và văn bản pháp lý quy định. Trường hợp bên thứ ba cố tình trốn tránh trách nhiệm hoặc không thỏa thuận trách nhiệm bồi thường, các cán bộ bồi thường cần linh hoạt trong việc yêu cầu sự can thiệp, giúp đỡ của cơ quan chức năng. Bởi trên thực tế, khi giải quyết các cơ quan chức năng thường ít quan tâm đến quyền lợi của công ty bảo hiểm trong việc đòi người thứ ba hoặc là không nắm được quy định này.
Công tác thu hồi và xử lý tài sản bị hỏng cần được thực hiện triệt để. Khi thực hiện thu hồi tài sản cũng cần được sự giám sát của cán bộ bồi thường và sự chứng kiến, xác nhận của chủ xe. Sau khi thu hồi phải phối hợp với các phòng liên quan thực hiện ngay viêc định giá tài sản thu hồi để có biện pháp xử lý tránh để tồn kho lâu trong công ty làm giảm giá trị.